Chương 1 NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ HAI CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO DI CƢ NĂM 1954 TẠI NAM BỘ 1.1. Những vấn đề lý thuyết và tổng quan về tình hình nghiên cứu
1.1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài
Có thể nói cộng đồng làng-xã Việt Nam là một trong những đối tượng nghiên cứu chính của ngành khoa học xã hội ở Việt Nam. Từ hàng trăm năm qua, lĩnh vực này đã được rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm.
Từ cuối thế kỷ XIX, khi người Pháp xâm chiếm và biến Việt Nam thành thuộc địa của họ, các nhà nghiên cứu người Pháp đã bắt tay ngay vào tìm hiểu làng xã Việt Nam. Theo Nguyễn Văn Phong qua công trình “La société Vietnamienne de 1882 à 1902 d’aprốs les ộcrits des auteurs franỗais” (Xó hội Việt Nam từ năm 1882 đến năm 1902 qua những công trình nghiên cứu của các
tác giả người Pháp) xuất bản năm 1971 cho biết từ năm 1882 đến năm 1902 có 11 người Pháp viết về làng xã Việt Nam.
Một trong những tác giả người Pháp nghiên cứu về làng xã Việt Nam cần nhắc đến là Pierre Gourou với quyển Người Nông dân châu thổ Bắc kỳ. Công trình này đã được dịch giả Đào Hùng và các cộng sự viên chuyển ngữ và xuất bản năm 2003. Công trình nghiên cứu được tiếp cận dưới góc độ địa lý nhân văn đã khái quát được đời sống văn hóa xã hội của người nông dân vùng châu thổ Bắc kỳ những năm đầu thế kỷ XX. Ngoài ra, chúng ta còn phải kể đến các công trình của các vị thừa sai người Pháp, họ cũng đã có những đóng góp đáng kể trong việc ghi chép lại các phong tục tập quán của người Việt lúc bấy giờ, tiêu biểu có tác giả Leopold Cadière với công trình Tôn giáo người Việt, trong Văn hóa, Tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam do dịch giả Đỗ Trinh Huệ biên khảo giới thiệu năm 2006.
Đến giai đoạn sau năm 1954, Việt Nam bị chia cắt bởi hiệp định Genève, việc nghiên cứu về xã thôn ở miền Nam, Việt Nam cũng được các học giả nước ngoài quan tâm nghiên cứu. Công trình nghiên cứu xã thôn được ghi nhận là một trong những công trình điển cứu làng-xã đầu tiên ở Nam bộ là công trình Nghiên cứu một cộng đồng thôn xã Việt Nam do học giả Gerald C.Hickey dẫn đầu phái đoàn cổ văn đại học đường Tiểu bang Michigan đến Việt Nam tiến hành nghiên cứu đời sống cư dân ở ấp Dinh, xã Khánh Hậu (CT: 2), ở vùng đồng bằng sông Cửu Long vào tháng Giêng năm 1960. Công trình nghiên cứu khảo tả tổng thể đời sống văn hóa làng xã cư dân Nam bộ bấy giờ với đầy đủ các thiết chế xã hội văn hóa, giáo dục, chính trị.v.v.
Ở Việt Nam, làng-xã được xem là một chủ đề được quan tâm nhiều trong giới khoa học xã hội khi viết về xã hội Việt Nam. Các nhà sử học, dân tộc học, văn hóa học thường xoay quanh các vấn đề chế độ ruộng đất ở làng xã, tiêu biểu cho thời kỳ này là công trình Vấn đề dân cày (1937) của Qua Ninh - Vân Đình.
Sau Cách mạng tháng tám năm 1945, việc nghiên cứu làng xã Việt Nam ở miền Bắc càng được coi trọng hơn cùng với một lực lượng các nhà nghiên cứu đông đảo đứng trên lập trường nghiên cứu Marxist. Các tác giả tiêu biểu là
Nguyễn Hồng Phong (1959) với Xã thôn Việt Nam. Giữa những năm 1970, Viện sử học Việt Nam mở hai cuộc hội thảo và cho xuất bản hai tập kỷ yếu Nông thôn Việt Nam trong lịch sử [Nxb KHXH, Hà Nội, 1978]. Trong khi đó, ở miền Nam, có những nhà nghiên cứu lại xuất bản các công trình nghiên cứu về phong tục tập quán Việt Nam tiêu biểu như Toan Ánh với Hội hè đình đám (1969), Long Giang với Tín ngưỡng Việt Nam (1967)…
Sau ngày thống nhất đất nước (1975) hàng loạt các công trình nghiên cứu được thực hiện như: Chế độ ruộng đất ở Việt Nam (tập I – II, năm 1982 – 1983) của giáo sư Trương Hữu Quýnh; Lệ làng phép nước (1985) của Bùi Xuân Đính.v.v. Nhìn chung các công trình này đã khái quát về xã hội nông thôn truyền thống của Việt Nam thông qua cơ cấu tổ chức, tính dân chủ làng xã và đời sống văn hóa tinh thần của nông dân Việt Nam.
Đặc biệt, chúng tôi còn tiếp xúc được các tác phẩm của tác giả Nguyễn Từ Chi (Trần Từ) với quyển Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc bộ (1984) và quyển sách tập hợp những bài viết xuất sắc của ông do các học trò sưu tầm được Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người do Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc ấn hành năm 2003. Trong đó, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến các cách phân loại tổng thể cơ cấu xã hội ở làng - xã cổ truyền được tạo thành những hình thức tập hợp người sau: Tập hợp người theo địa vực; Tập hợp người theo huyết thống - họ; Tập hợp người theo lớp tuổi; Tập hợp người trong bộ máy chính quyền ở cấp xã; Tập hợp người trong những tổ chức dựa trên lòng tự nguyện tham gia của từng cá nhân - phe, hội, phường. Ông được xem là một trong những người đầu tiên hệ thống hóa các đặc điểm cơ cấu làng xã cổ truyền Việt Nam. Đó cũng là nền tảng cơ bản cho các nhà nghiên cứu làng-xã Việt Nam kế thừa từ sự hệ thống hóa này. Thật ra, chính cách phân chia các đặc điểm cấu trúc làng-xã cổ truyền của người Việt, ông đã thể hiện nền tảng lý thuyết cấu trúc luận phương Tây, dù rằng chính bản thân ông không khẳng định điều này. Nhìn dưới góc độ này, chúng ta có thể dễ dàng nhận biết mô hình xã hội cổ truyền của người Việt
với các bộ phận xã hội hợp thành nhưng lại khó khăn trong việc tìm hiểu những động thái biến đổi cấu trúc cộng đồng đang diễn ra trong bối cảnh đương đại.
Chính vì vậy, chúng ta cần có cách tiếp cận rộng hơn ở nhiều góc độ như giữa vai trò cá nhân và cộng đồng, xoay quanh các vấn đề: tâm lý làng xã, kinh tế chính trị và sự tương tác giữa các cá nhân trong cộng đồng. Cho nên, chúng tôi cũng quan tâm đến công trình nghiên cứu Tâm lý cộng đồng làng và di sản (1993) của hai tác giả Đỗ Long và Trần Hiệp. Đây là công trình nghiên cứu tâm lý cộng đồng làng xã Việt Nam dưới góc độ tâm lý học. Công trình đã khái quát được đặc tính người nông dân Việt Nam đặt trong bối cảnh làng xã; những ưu, khuyết điểm được các tác giả phân tích và rút ra quy luật về đặc tính của người Việt và những di sản của nó với sự phát triển đất nước. Mặc dù đối tượng nghiên cứu của những tác giả này không trùng với đối tượng chúng tôi tìm hiểu nhưng qua những dữ liệu, ý kiến nhận định của các tác giả này, chúng tôi đã tham khảo được nhiều ý kiến xác đáng giúp chúng tôi đưa ra những quan điểm nghiên cứu của mình.
Đến đầu những năm 1990, khi Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới kinh tế thị trường, với việc điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô của Đảng và Nhà nước Việt Nam, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước cũng bắt đầu quan tâm đến đề tài làng xã nhìn từ góc độ kinh tế chính trị, nhất là các công trình của các học giả nước ngoài như Lương Văn Hy, John Kleinen, Olivier Tessier, Alexander Soucy… Trong đó, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến quyển "Facing the future, reviving the past. A study of social change in a Northern Vietnamese village" của John Kleinen ra mắt lần đầu năm 1999, được tạp chí Xưa và Nay dịch và trình bày trong bản tiếng Việt, NXB Đà Nẵng xuất bản gần đây với nhan đề tiếng Việt là
"Đối diện tương lai, Hồi sinh quá khứ". Đây là kết quả của một công trình nghiên cứu thực địa hồi thập niên 1990 tại một làng nằm giữa Hà Tây và Hà Nội, dùng lễ hội trong làng làm hệ tọa độ tham chiếu cho các vấn đề mang tầm vĩ mô như hệ thống chính trị quốc gia.
John Kleinen cho rằng làng (village) không phải là "cộng đồng tự nhiên"
ổn định, mà là hệ thống cấu trúc đan xen với các khái niệm như địa phương
(locality) và cộng đồng (community), chịu sức ép cả từ bên trong lẫn bên ngoài, mà điểm cân bằng nằm giữa khả năng dàn xếp công việc nội bộ. Những nghiên cứu trước nay cho rằng đơn vị làng cũng là mục tiêu thực hiện các chính sách thuộc địa lẫn dân tộc, nhưng các nghiên cứu của ông cho thấy hệ thống hành chính làng-xã không phải là kết quả của các chính sách đó.
Thông qua nghiên cứu sự phát triển của các tục lệ và tín ngưỡng địa phương, John Kleinen cho rằng đây không chỉ đơn thuần là sự quay lại hay hồi phục của những hoạt động văn hóa bị cấm đoán sau 1945, mà là một tổ hợp tái cấu trúc lý thú trong xã hội Marxist. Một số lập luận cho thấy những lễ hội mang tính tôn giáo địa phương còn có thể được nhà nước xây dựng để củng cố quyền lực và tính chính danh, theo như định nghĩa về "truyền thống được tạo dựng" của Hobsbawn, là một trào lưu nổi bật hiện nay trong nghiên cứu lịch sử. Tuy nhiên, chính John Kleinen, cũng thừa nhận mình đã theo gương của giáo sư Hy V.
Lương trong việc tiếp cận các nghiên cứu làng xã này. Những nghiên cứu của giáo sư Hy V. Lương đặt trong bối cảnh công cuộc cải cách kinh tế của Việt Nam từ cuối thập niên 80 đến đầu thập niên 90 có tác động đáng kể đến đời sống kinh tế, xã hội và cả những giá trị truyền thống được hồi sinh. [145, 2002].
Một nguồn dữ liệu khác mà chúng tôi thực sự quan tâm đến là các tham luận tại cuộc Hội thảo Quốc tế Nhân học Việt Nam:“Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt Nam: Những cách tiếp cận nhân học” đã diễn ra ở Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) vào tháng 12-2007. Với nhóm nội dung nghiên cứu về cơ cấu xã hội và an sinh xã hội, các bản báo cáo đã trình bày về các chủ đề sau: Cơ cấu làng xã và hệ thống an sinh xã hội ở nông thôn Việt Nam (Ngô Văn Lệ, Lương Hồng Quang, Markus Vorpahl, Markus Schlecker, Erik Harms); Những vấn đề củng cố quan hệ xã hội và mạng xã hội trong hoạt động sống của người Việt Nam (Olivier Tessier, Hy Van Luong, Alexander Soucy); Các nhóm riêng biệt trong cơ cấu xã hội- nghề nghiệp tại đô thị (Ngô Thị Ngân Bình, Nguyễn Kim Hà, Nghiêm Liên Hương); Những vấn đề nam tính và nữ tính trong xã hội Việt Nam từ những trường hợp cụ thể (Ann Marie Leshkowich, David Wangsgard, Nir Avieli).
Các tác giả đã thống nhất rằng, từ khi đổi mới, nông thôn và thành thị Việt Nam đã thay đổi đáng kể. Các bài báo cáo đã phác họa những hình ảnh về thực trạng ở nông thôn Việt Nam, sử dụng lý thuyết và khung khái niệm nhân học, xã hội học, và kinh tế. Các công trình nghiên cứu này đã chỉ ra rằng nhiều sự thay đổi gắn với chính sách đổi mới, bắt nguồn từ nông thôn, và có tác động đến nông thôn.
* Nghiên cứu về Công giáo
So với lịch sử làng-xã cổ truyền Việt Nam, cộng đồng cư dân Công giáo chỉ mới hình thành vài thế kỷ trở lại đây. Tuy thế, cho đến hiện nay có rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu về Công giáo dưới nhiều góc độ khác nhau. Họ là các linh mục, tu sĩ, trí thức Công giáo và cả những nhà nghiên cứu về Công giáo như: Cao Huy Thuần với công trình “Đạo Công giáo và Chủ nghĩa thực dân tại Vịêt Nam”, Phan Phát Huồn với “Việt Nam giáo sử”, linh mục Nguyễn Hồng, “Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam”, xuất bản năm 1959, linh mục Bùi Đức Sinh “Lịch sử giáo hội Công Giáo”, xuất bản năm 1972.
Đặc biệt, đáng chú ý nhất là công trình “Lịch sử đạo Thiên Chúa ở Việt Nam” của Hồng Lam, xuất bản năm 1944. Tập sách này nằm trong tủ sách Lịch sử xuất bản dưới quyền duyệt chính của cụ Ứng Hòe (E.F.E.O) và linh mục L.Cadière (B.A.V.H.). Đây có thể xem là một công trình nghiên cứu, chú giải lịch sử công phu về những giai đoạn lịch sử truyền giáo đạo Thiên Chúa ở Việt Nam ngay từ thế kỷ XVII (1615) do các nhà truyền giáo đến từ Bồ Đào Nha.
Ngoài ra, cần phải nhắc đến linh mục Trương Bá Cần, với các công trình
“Công giáo Đàng trong thời Giám mục Pigneau (1771 -1799)”, Tủ sách Đại Kết, năm 1992 và nhất là bộ sách “Lịch sử phát triển Công giáo ở Việt Nam”, tập I và tập II, Nxb Tôn giáo Hà Nội, 2008. Đây được xem là bộ sách lịch sử về quá trình hình thành và phát triển giáo hội Công giáo Việt Nam có giá trị khoa học lịch sử cao, với việc hệ thống hóa toàn bộ diễn trình lịch sử phát triển Công giáo ở Việt Nam dưới góc nhìn của một nhà sử học Công giáo. Chính vì vậy, bộ sách vừa có
giá trị về mặt sử liệu, vừa thể hiện cách nhìn của người trong cuộc về chuỗi lịch sử thăng trầm của Công giáo ở Việt Nam.
Nhìn chung, tất cả những công trình đó đã góp phần làm sáng tỏ những giai đoạn lịch sử Công giáo ở Việt Nam đầy biến động, gắn liền với các dấu mốc lịch sử Việt Nam cận, hiện đại. Có thể mỗi tác giả có phương pháp và cách tiếp cận riêng nhưng chính điều này đã góp phần làm sáng rõ từng thời kỳ lịch sử của giáo hội Công giáo Việt Nam.
Bên cạnh đó, cũng phải kể đến các tác giả chuyên nghiên cứu về văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo với các công trình có ý nghĩa khoa học sau năm 1975 như:
“Một số vấn đề về lịch sử Thiên Chúa giáo ở Việt Nam” của Đỗ Quang Hưng, xuất bản năm 1991. “Công Giáo” của Nguyễn Thanh Xuân, in trong Một số tôn giáo ở Việt Nam, năm 1993. Các tác giả đã khái quát quá trình hình thành và phát triển của đạo Công giáo, mô tả giáo lý, giáo luật và lễ nghi Công giáo, xu hướng canh tân, nhập thế của Công đồng Vatican II.
Năm 1997, tác giả Nguyễn Hồng Dương đã xuất bản cuốn sách “Làng Công giáo Lưu Phương (Ninh Bình) từ năm 1829 đến năm 1945”. Năm 1999, tác giả Nguyễn Phú Lợi có bài nghiên cứu: “Cơ cấu tổ chức xã hội - Tôn giáo trong một số Làng Thiên Chúa giáo ở Kim Sơn - Ninh Bình nửa sau thế kỷ XIX đến nửa sau thế kỷ XX” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 2 (303). Hai tác giả này đã có hướng tiếp cận nghiên cứu về lịch sử cộng đồng Công giáo vùng Bắc bộ thông qua việc mô tả quá trình hình thành và phát triển về hai làng Công giáo ở vùng đồng bằng Bắc bộ, trên các lĩnh vực thiết chế chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, về mô hình giáo hội cơ sở và mối quan hệ giữa tổ chức giáo hội cơ sở với tổ chức quản lý làng xã truyền thống. Các tác giả đã mô tả và phân tích mối quan hệ giữa Công giáo với các tôn giáo và tín ngưỡng truyền thống trong làng Việt, góp phần nhận thức về mối quan hệ giữa Công giáo và dân tộc trên các bình diện chính trị, văn hoá.
Một nguồn dữ liệu khá phong phú khác là những luận văn tốt nghiệp của các sinh viên Học viện Quốc gia Hành chánh của chính quyền Việt Nam Cộng
Hòa trước năm 1975 như: “Công cuộc phát triển cộng đồng tại Hố Nai”, của Võ Tự Do, Ban đốc sự khóa XIX (1971- 1974). Đây có thể xem là một bản phúc trình khá chi tiết về công cuộc phát triển cộng đồng từ năm 1954 đến năm 1974.
Trong đó, tác giả dành một thời lượng đáng kể để mô tả đời sống cộng đồng và cách thức tổ chức cộng đồng ngay sau ngày định cư trên vùng đất Nam bộ của người Công giáo di cư năm 1954. Cho đến lúc này, chúng tôi cho rằng đây là một trong những sử liệu hiếm hoi và có giá trị khoa học về các trại định cư của người Công giáo di cư năm 1954 tại Hố Nai. Điểm nổi bật của bản luận văn tốt nghiệp của tác giả là hướng tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ phát triển cộng đồng nên những nhận định, đúc kết của tác giả mang tính khách quan và ít bị chi phối bởi những quan điểm chính trị đương thời.Tuy vậy, bản luận văn của tác giả chủ yếu thiên về mô tả hiện trạng đời sống dân cư mà chưa đi sâu phân tích việc tái sản xuất cấu trúc cộng đồng làng xã Bắc bộ nơi vùng đất Nam bộ. Đây cũng chính là vấn đề còn bỏ ngỏ để chúng tôi có cơ hội tiếp tục đào sâu nghiên cứu trong luận án của mình. Chúng tôi cũng đặc biệt quan tâm các công trình khác như: luận văn
“Công giáo và chính trị tại Việt Nam Cộng Hòa”, của Vũ Hoán, Ban đốc sự khóa XIX (1971-1974); luận văn “Công giáo Việt Nam và vấn đề tổ chức” của Vũ Tiến Trung, đốc sự khoá XVII, (1969 - 1972). Các tác giả này đã trình bày khá chi tiết hệ thống, cơ cấu tổ chức giáo hội Công giáo Việt Nam trong mối tương quan với vấn đề chính trị, nhà nước tại miền Nam Việt Nam. Một luận văn khác là: “Nghiên cứu một cộng đồng liên xã khu Cái Sắn” của Đoàn Đức Xuân, Đốc sự khóa XVIII (1970-1973). Tác giả luận văn đứng trên lập trường chế độ Việt Nam Cộng Hòa trình bày lịch sử hình thành trung tâm định cư Cái Sắn, mô tả sự tồn tại và phát triển của cộng đồng Cái Sắn trong cộng đồng quốc gia (dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa) trong nhiều lĩnh vực như sinh hoạt kinh tế, hành chánh, chính trị, an ninh, xã hội, y tế, giáo dục, với mục đích đưa ra những đề xuất tiếp tục phát triển vùng Cái Sắn nhằm phục vụ cho lợi ích của chế độ Sài Gòn. [44, 2000: 4-5].
Từ năm 1975 đến nay cũng có hàng loạt luận văn cao học, luận án tiến sĩ nghiên cứu về Công giáo Việt Nam như: “Niềm tin Kitô giáo trong lịch sử hiện