Chương 1 NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ HAI CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO DI CƢ NĂM 1954 TẠI NAM BỘ 1.1. Những vấn đề lý thuyết và tổng quan về tình hình nghiên cứu
1.3. Tổng quan về hai cộng đồng Công giáo di cƣ năm 1954
1.3.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên
1.3.1.1. Điều kiện địa chất, địa lý
Tìm hiểu về một cộng đồng cư dân nào cũng cần lưu tâm đến đặc điểm địa lý tự nhiên và điều kiện xã hội ở khu vực mà họ sinh sống, bởi đó chính là một trong những yếu tố tác động đến đời sống văn hóa tộc người. Đặc biệt, trong nghiên cứu này chúng tôi lựa chọn hướng nghiên cứu so sánh hai cộng đồng Công giáo di cư vào Nam bộ nhưng phân bố tại hai địa vực có đặc điểm sinh thái tương đối khác nhau. Đối với các nhà nghiên cứu về vùng văn hóa, người ta hay có xu hướng gộp chung nghiên cứu văn hóa vùng Nam bộ với đặc điểm địa lý trải dài từ tỉnh Bình Phước đến tỉnh Cà Mau. Phía Tây - Bắc giáp Quốc gia Campuchia, phía Đông – Bắc giáp khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung bộ, phía Tây - Nam giáp Vịnh Thái Lan, phía Đông - Nam là vùng bờ biển nam Việt Nam nhìn ra biển Đông. Hiện nay, Nam bộ có tổng diện tích khoảng 68.000 km2 bao gồm hai khu vực Đông Nam bộ và Tây Nam bộ.
Điều kiện tự nhiên của khu vực Nam bộ thể hiện qua một số mặt như đất đai, khí hậu, sông ngòi. Điều này có phần hợp lý khi nghiên cứu những đặc điểm sắc thái văn hóa chung vùng đất Nam bộ. Tuy nhiên, xu thế này cũng đang gặp sự phê phán của các học giả nhân học đương đại, vì hiện nay không có một khu vực nào
mang tính chất thuần nhất về đặc điểm văn hóa, xã hội mà nó có sự giao lưu tiếp biến văn hóa (acculturation), hoặc là có hiện tượng “lai văn hóa” (cultural hybrid) giữa các vùng miền.
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu hai trường hợp cụ thể là vùng Hố Nai và Cái Sắn tại hai khu vực Đông Nam bộ và Tây Nam bộ nên không thể không tìm hiểu những điểm tương đồng và khác biệt về điều kiện tự nhiên, đặc điểm xã hội tại hai khu vực này.
Khu vực Đông Nam bộ có diện tích là 27.920 km2, độ cao trung bình từ vài chục mét đến khoảng 200m so với mực nước biển [86, 2003:243]. Khu vực này bao gồm hai bộ phận là những vùng cao nguyên đất đỏ núi lửa và dãy đất xám nằm ở phía nam tiếp giáp với đồng bằng châu thổ vốn là một lớp phù sa cổ (CT:3), có nguồn gốc từ sông Cửu Long [86, 2003:243]. Hố Nai hiện nay thuộc vùng địa lý Đông Nam bộ. Nhìn tổng quan, vùng Hố Nai có nhiều đồi lượn sóng cao khoảng 50-80m. Chúng được cấu tạo bởi các hệ tầng trầm tích, bị laterit kết chặt. Các sườn dốc đều có độ dốc nhỏ, phổ biến là 3-100. Địa hình này đã tạo cho vùng Hố Nai một bề mặt mênh mông với những đồi lượn sóng nhấp nhô liên tục, các đỉnh đồi bằng, rộng và khả năng thoát nước cao. Cho nên nơi đây ít khi xảy ra lụt lội, rất thích hợp với các công trình cơ sở hạ tầng như khu đô thị, khu công nghiệp…
Theo sử sách cũ vào thời xa xưa, Hố Nai là vùng có nhiều thú rừng như:
hổ, báo, tê giác, voi, hươu, nai… với thảm thực vật phong phú, quý hiếm: dầu trái, nhựa tràm, gỗ sao, gỗ thuật, cẩm, lim và mây, tre, trúc… Vì thế nếu muốn tìm hiểu về hệ sinh thái của Hố Nai chúng ta có thể đến tìm hiểu ở vườn quốc gia Cát Tiên và Nam Cát Tiên. Hố Nai được xem là vùng trung du, nằm ở giữa vùng kiến tạo nên tạo ra thế chuyển tiếp giữa đồng bằng và cao nguyên, với bề mặt địa lý được bao phủ bởi một hệ sinh thái phong phú, đa dạng, có rất nhiều ưu thế cho việc phát triển kinh tế các ngành công, nông, lâm nghiệp.
Trong khi đó, Tây Nam bộ là toàn bộ khu vực thuộc đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 39.568 km2 [87, 1998:513]. Khu vực này bao gồm cả địa hình
đồng bằng, một số ít đồi núi thấp (núi Ba Thê, Thất Sơn…) và duyên hải ven biển (các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang…), có cả miền rừng nước mặn, nước lợ.
Nhưng nhìn chung, đồng bằng sông Cửu Long là vùng châu thổ mới hình thành, quá trình thành tạo, bồi đắp, diện thái cảnh quan vẫn liên tục diễn ra, quá trình bồi tụ ở mũi Cà Mau vẫn còn… Có đến khoảng 60% đất đai bị nhiễm phèn, trong đó, khoảng 40% bị nhiễm phèn nặng. [52, 1981:32]. Cả vùng đồng bằng có nước lũ ra vào tự do theo chu kỳ năm. Cái Sắn là một cánh đồng rộng thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, nằm ôm lấy liên tỉnh lộ 8 (nay là quốc lộ 80) đoạn đường từ Lộ Tẻ đi Rạch Sỏi, có chiều dài 56 km, rộng 25 km. Diện tích chung khoảng 135.000 ha. Một phần thuộc tỉnh An Giang (nay thuộc tỉnh Cần Thơ), một phần của tỉnh Kiên Giang. Cánh đồng Cái Sắn hình thành do quá trình bồi lắng phù sa sông Cửu Long, với lớp phù sa dầy rất phì nhiêu, nhưng là vùng trũng, trước khi lập dinh điền, kênh đào ở đây còn ít nên đất nhiễm phèn. Trước khi thành lập dinh điền, Cái Sắn có ba con kênh lớn nằm tương đối song song với nhau và chảy ngang qua cánh đồng đó là kênh Rạch Giá - Long Xuyên; kênh này đưa nước ngọt và phù sa sông Hậu về vùng Cái Sắn rồi thông ra biển Rạch Giá. Cách kênh Rạch Giá-Long Xuyên khoảng 12 km về hướng Đông Nam là kênh Rạch Sỏi - Hậu Giang, hay còn gọi là kênh Cái Sắn, kênh này đưa nước ngọt sông Hậu chảy qua trung tâm cánh đồng và đổ ra biển ở cửa Rạch Sỏi. Cặp theo bờ phải của kênh Rạch Sỏi - Hậu Giang là liên tỉnh lộ 8 (nay là quốc lộ 80) nối liền Rạch Giá, Rạch Sỏi, đi Long Xuyên, Cần Thơ, và Sài Gòn. Đối xứng tương đối với kênh Rạch Giá - Long Xuyên là kênh Chương Bầu [44, 2000:13].
Theo tác giả Trần Hữu Hợp, vùng cư trú của đồng bào di cư được bố trí như sau: tại các kênh H, G, F, E, D, C, B ,A, 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, Ri-vơ-ra, Thầy Ký, đồng bào được sắp xếp ở hai bên bờ kênh. Ở 2 đầu các kênh chừa lại 600m không bố trí đồng bào di cư ở, là không gian cách ly với đồng bào địa phương. Các chủ đất cũ được dồn lại bố trí ở kênh 9 và kênh 10. [44, 2000:23].
- Kênh 9: Dành riêng cho chủ điền cũ, cách quy khu như sau : đất của chủ điền cũ, mỗi người có nhiều thửa nhỏ rải rác, nay được quy tụ dành cho mỗi người một sở đất duy nhất ở hai bên kênh 9...
- Kênh 10: Các đất nguyên là tư dụng quốc gia, công điền, công thổ của xã, những đất của chủ điền bị truất hữu theo dụ 57 được quy khu hai bên bờ kênh 10...” [44, 2000:23].
Việc bố trí dân cư như thế đã hình thành những xứ đạo Công Giáo toàn tòng, tách biệt với nhân dân địa phương. Toàn dinh điền Cái Sắn là một vùng Công Giáo toàn tòng rộng lớn, với 34 giáo xứ, và 56.750 giáo dân dưới sự coi sóc của 50 linh mục.
Hiện nay, dưới áp lực của đô thị hóa đang diễn ra gay gắt tại đây không gian cư trú, sinh tồn của hai khu vực Hố Nai và Cái Sắn cũng ảnh hưởng ít nhiều và có sự phân hóa khác nhau tùy theo điều kiện và địa vực cư trú của mỗi cộng đồng. Khảo sát không gian cư trú của người dân tại hai giáo xứ Hố Nai và Cái Sắn, chúng tôi thấy có sự khác biệt về bố trí không gian sinh hoạt tại hai khu vực này. Ở Cái Sắn, với không gian sống là môi trường tự nhiên vượt trội, đất đai ruộng, vườn rộng lớn thuận lợi kinh tế nông nghiệp. Nhà cửa đa phần bán kiên cố và chức năng nó vừa mang tính cư trú, vừa mang tính sản xuất lao động (sân trước nhà để phơi nông sản, trong nhà làm vừa ở, vừa làm nhà kho chứa nông sản, sau nhà có chuồng nuôi trâu, bò, heo...).
Nhìn chung, không gian cư trú tại Cái Sắn rộng, thoáng, nhà ở có sân, vườn. Nhà cửa không làm hàng rào che chắn kiên cố, những người hàng xóm qua lại nhà nhau một cách dễ dàng. Trong khi ở Hố Nai, được xem là khu vực bán đô thị nên môi trường nhân tạo lấn lát môi trường tự nhiên. Đường giao thông trong cộng đồng được bê tông hóa đến tận các khu, xóm. Tài nguyên đất nông nghiệp bị thu hẹp. Nhà cửa đa phần kiên cố, và chỉ đơn thuần mang chức năng cư trú. Nhìn chung, không gian cư trú của người dân tại đây bị thu hẹp, không có sân, vườn.
Nhà cửa làm hàng rào che chắn kiên cố tương tự như nhà cửa ở thành phố Biên Hòa, thành phố Hồ Chí Minh.
Như thế có sự khác biệt rất lớn về không gian cư trú tại hai cộng đồng đặc trưng cho mô hình khép kín và mở tại các cộng đồng Công giáo di cư Nam bộ. Có thể nói, không gian cư trú của các cộng đồng phụ thuộc rất nhiều vào môi trường tự nhiên tại các nơi đến định cư, dù rằng, cả hai cộng đồng đều có chung một nguồn gốc xuất cư. Đối với khu vực Hố Nai, những tín đồ Công giáo sống chung quanh ngôi nhà thờ và dọc theo quốc lộ, họ tạo thành một vòng đai khép kín, tạo nên một “ốc đảo riêng biệt” giữa các xứ đạo với nhau. Trong quá trình định cư, xây dựng xứ đạo thực chất là quá trình tái hiện lại ngôi làng cố hương trong tâm thức của người di cư. Có thể nói họ tái hiện khá giống với cơ cấu cộng đồng Việt ở Bắc bộ, chỉ khác là ở đây thiếu luỹ tre cộng đồng và đời sống văn hoá tín ngưỡng là Công giáo. Đối với khu vực Cái Sắn, những tín đồ Công giáo lại nhanh chóng thích nghi với địa bàn cư trú cặp theo các con kênh. Cho nên, lối phân bố dân cư ở khu vực Cái Sắn đã tạo ra không gian cư trú mở giống các cộng đồng ấp, xóm ở Nam bộ.
1.3.1.2. Điều kiện khí hậu
Nam bộ nằm ở vĩ tuyến thấp (từ 110 vĩ độ bắc đến 80 30 vĩ độ bắc), một vị trí khá gần với đường xích đạo của trái đất nên Nam bộ thuộc về vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ và độ ẩm cao đều trong năm. Khu vực này có khí hậu nóng ấm quanh năm và không chia theo bốn mùa (xuân, hạ, thu, đông) rõ rệt mà lại chia theo hai mùa đặc trưng là mùa mưa và mùa khô. Mưa thường tập trung từ tháng 5 đến tháng 9. Mưa thường xảy ra dưới dạng mưa rào vào buổi chiều hoặc chập tối. Mưa ào ào từ khoảng 15 đến 30 phút thì tạnh ráo. Hạt mưa to, nặng, lại mưa tập trung nên có tác dụng xói mòn rất lớn đặc biệt là ở khu vực Đông Nam bộ. Do đồng bằng sông Cửu Long có ba mặt giáp biển, nhiều nơi có địa hình thấp, sông đổ ra biển bằng nhiều cửa… nên ảnh hưởng của nước biển dễ lấn sâu vào đất liền, nhất là vào mùa khô. [87, 1998:513].
Hố Nai thuộc vùng địa hình đồi thấp và thoải, cao độ thấp dần từ Bắc xuống Nam, đồng thời nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo với những đặc trưng vùng Đông Nam bộ chính như sau:
+ Nắng nhiều, trung bình khoảng 2.600 - 2.700 giờ/năm. Nhiệt độ cao đều trong năm, trung bình 25 - 260C, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 12 (210C), tháng có nhiệt độ cao nhất cũng chỉ trong khoảng từ 34-350C.
Tổng tích trung bình hằng năm khoảng 9.4900C, rất thuận lợi cho thâm canh tăng năng suất và tăng vụ.
+ Mưa tập trung theo mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm trên 85% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ cuối tháng 11 đến tháng 4, chỉ chiếm 15% tổng lượng mưa cả năm. Lượng bốc hơi trung bình 1.100 - 1.400mm/năm, nhưng mùa khô lượng bốc hơi thường chiếm 64 - 65% tổng lượng bốc hơi cả năm, gây nên tình trạng mất cân đối nghiêm trọng về chế độ ẩm vào mùa khô, nhất là vào các tháng cuối mùa. Trong điều kiện sản xuất nhờ nước trời thì chỉ có thể tiến hành trong mùa mưa, nhưng nếu có nước tưới thì sản xuất trong mùa khô thường cho hiệu quả cao và ổn định.
Trong khi đó, vùng Cái Sắn thuộc khí hậu của đồng bằng sông Cửu Long, cũng mang tính chất gió mùa cận xích đạo, nóng ấm quanh năm. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 270C, cao nhất không quá 360C, thấp nhất không dưới 180C. Tổng số giờ nắng trong năm cao, khoảng 2200 đến 2500 giờ. Lượng bức xạ dồi dào và dường như được trải đều quanh năm, cao nhất khoảng 450 calo/cm2/ngày, và thấp nhất khoảng 350 calo/cm2/ngày. [44, 2000:13].
Ảnh hưởng của các chế độ gió mùa khiến cho thời tiết ở đây chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa, với gió mùa Tây - Nam, từ tháng 05 đến tháng 11. Mùa khô, với gió mùa Đông - Bắc, từ tháng 12 đến tháng 04. Lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 1800 mm. Có đến 90 % lượng mưa hằng năm tập trung vào các tháng mùa mưa. Cái Sắn cũng như đồng bằng sông Cửu Long là vùng duy nhất của cả nước ít chịu tác động trực tiếp của bão. Do đặc điểm địa hình kết hợp với chế độ thủy văn, cánh đồng Cái Sắn bị ngập nước từ tháng 08 đến tháng 11, do nước sông Hậu tràn bờ mang theo phù sa và nguồn thủy sản khá phong phú. Mực nước lũ cao nhất vào tháng 10, mặt ruộng bị ngập sâu trung bình khoảng 1m. Vào mùa nắng, cánh đồng khô, đất nứt nẻ, mực nước sông cạn.
1.3.2. Nguồn gốc dân cƣ và quá trình hình thành cộng đồng
Tháng 07 năm 1954, Hiệp định Genève được kí kết. Việt Nam bị chia thành hai miền Nam - Bắc, với hai chế độ chính trị khác nhau. Sự chia cắt này đã dẫn đến một cuộc di cư lớn của tín đồ Công giáo từ miền Bắc vào miền Nam năm 1954. Cộng đoàn Công giáo đến định cư tại Hố Nai và Cái Sắn có chung một xuất phát điểm là giáo dân từ nhiều xứ đạo của các địa phận miền Bắc: Bùi Chu, Phát Diệm, Hải Phòng, Hà Nội, Thái Bình, Thanh Hoá... Họ di cư vào miền Nam theo sự hướng dẫn của các linh mục. Có thể nói, cuộc di cư này thực sự là sự lựa chọn đau đớn giữa niềm tin tôn giáo và quê hương, làng mạc.
Theo sổ chép tay của một người dân, ở ấp Lộ Đức, xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, Đồng Nai:
0 giờ ngày 20/7/1954: Hiệp định đình chiến được chính phủ Việt Nam và Pháp kí kết, chia đôi hai miền Nam Bắc. 13 giờ ngày 22/7/1954, đoàn người lũ lượt theo nhau, kẻ gồng gánh, người xách mang từ nhà xứ Lai Ổn sang Dục Linh. Sau ba cây số đường bộ, đoàn người ra bến đò An Thổ nghỉ lại đây một đêm. Ngày 23/4/1954, di chuyển bằng xe ra giáo xứ Xuân Sơn, Kiến An và nghỉ lại đây 25 ngày, chờ những người chưa kịp đi. Sau 25 ngày sang Hải Phòng tá túc lại một đêm ở trường học nhà dòng. Sáng hôm sau, dưới cơn mưa dầm, xe chở đoàn người ra bờ biển Đồ Sơn xuống tàu chuyển quân để ra ngoài khơi rồi lên tàu lớn loại 500 của Pháp. Sau bốn ngày lênh đênh trên biển, khi đến Vũng Tàu đoàn người xuống cano để được đưa vào bến cảng Bình Đông (thuộc quận 8 ngày nay) và ở đây 20 ngày chờ đi định cư. Sau khi được nghỉ ngơi, dân xứ được đưa đến cây số 09 Hố Nai (khu vực xứ Thánh Tâm ngày nay). Sau bốn ngày đêm dân xứ phải trả đất để giáo phận dành xây đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và nhà thương dòng thánh Gioan Thiên Chúa (còn gọi là bệnh viện di cư Hố Nai, nay là bệnh viện Thống Nhất - tỉnh Đồng Nai). Dân xứ lại chuyển đi cây số 10.
Tư liệu điền dã, tháng 3 năm 2002.
Đến ngày 18 tháng 5 năm 1955 giai đoạn di cư có thể gọi là chấm dứt.
Tổng cộng số đồng bào di cư vào Nam bộ đến 30 tháng 6 năm 1955 là 810.000 người, với các phương tiện di chuyển: bằng tàu thủy: 534.761; bằng tàu bay:
213.657 và bằng các phương tiện khác: 61.582, trong đó, có 154 người là binh sĩ và gia đình binh sĩ. Theo kết quả tổng kết của Phủ tổng ủy di cư tị nạn tình đến tháng 11 năm 1955 như sau:
Bảng 1.1: Tình hình định cư ở miền Nam
(Số liệu tính đến tháng 11 năm 1955)
STT Tình hình định cư Số người di cư
1. Đã định cư ở trại 586.129
2. Định cư chưa công nhận 24.400
3. Định cư lẻ tẻ chưa công nhận 140.039
4. Tạm cư 10.920
5. Binh sĩ và gia đình 125.393
Tổng cộng: 886.881
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia II, hồ sơ số 4042, Hồ sơ về hoạt động của Phủ tổng ủy di cư tị nạn năm 1955.
Bảng 1.2: Tình hình định cư ở miền Nam phân theo tôn giáo
(Số liệu tính đến tháng 11 năm 1955)
STT Tôn giáo Số người
1. Tin Lành 1.041
2. Phật giáo 209.132
3. Công giáo 676.348
Tổng cộng: 886.881
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia II, hồ sơ số 4042, Hồ sơ về hoạt động của Phủ tổng ủy di cư tị nạn năm 1955.
Bảng 1.3: Tình hình các làng định cư ở miền Nam phân theo tôn giáo
(Số liệu tính đến tháng 11 năm 1955)
STT Số làng định cƣ theo tôn giáo Số làng
1. Tin Lành 3
2. Phật giáo 18
3. Công giáo 265
Tổng cộng: 286
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia II, hồ sơ số 4042, Hồ sơ về hoạt động của Phủ tổng ủy di cư tị nạn năm 1955.
Đến ngày 31 tháng 12 năm 1955, dân số đồng bào di cư tiếp tục tăng lên đến mức 887.861 người. Trong đó, dân số định cư tại Biên Hòa là: 130.280 người. Đến cuối tháng 12 năm 1955 việc định cư đã tạm ổn với 600.177 người trong số 887.861 người (CT:4). Về phân loại các trại định cư thì có các trại như:
trại đồng bào thiểu số, trại ngư nghiệp, trại tiểu công nghệ (Hòa Bình, Thanh Hóa), còn các trại khác phần nhiều là trại nông nghiệp trừ một số ít trại hỗn hợp.
Theo tác giả Võ Tự Do, dân cư Hố Nai đa số là dân di cư từ miền Bắc vào Nam năm 1954 chủ yếu là dân thuộc các tỉnh: Thái Bình, Hải Hưng, Hà Nam,