Chương 2 CÁC CHIỀU KÍCH CẤU TRÚC XÃ HỘI
2.2. Cơ cấu tổ chức theo giáo xứ
2.2.1. Cơ cấu tổ chức sinh hoạt theo giáo xứ
Sau khi di cư từ miền Bắc vào miền Nam năm 1954, những tín đồ Công giáo di cư có điểm tựa tinh thần rất vững chắc, đó là thủ tướng Ngô Đình Diệm, người đồng đạo của họ. Cho nên, bước đầu nơi xứ lạ, các linh mục đã bắt tay với chính quyền nhanh chóng ổn định cuộc sống cho hàng trăm ngàn người, với nguồn tiền trợ giúp khổng lồ của Hoa Kỳ. Việc ưu tiên hàng đầu của các linh mục và tín đồ Công giáo trong giai đoạn đầu định cư là xây dựng, phục hồi lại các xứ đạo theo mô hình các giáo xứ Công giáo miền Bắc ngay sau khi định cư, với việc
xây dựng nhà thờ, nhà nguyện, trường học, thành lập cơ cấu tổ chức nhân sự để điều hành giáo xứ…
Có thể thấy, quá trình định cư tại vùng đất mới, người ta đã phải chọn lựa những yếu tố cốt lõi nhất để gìn giữ truyền thống, yếu tố nào không phù hợp thì loại bỏ hoặc hòa vào các yếu tố Công giáo để tồn tại. Cơ cấu tổ chức Hội đồng giáo xứ được mô phỏng theo cơ cấu làng xã truyền thống của người Việt là Hội đồng kỳ mục, cùng với các nhóm, phe, hội được được vận hành trong các nhóm hội đoàn Công giáo như: các giới, hội đoàn... Mô hình hoạt động các giáo xứ được vận hành theo mô hình tự quản cộng đồng bao gồm: Hội đồng Mục vụ, Ban điều hành các giáo khu, Ban trị sự các giới. Thực tế tính sáng tạo trong việc vay mượn những thiết chế làng xã cổ truyền vào mô hình tổ chức giáo xứ xuất phát từ các nhà truyền giáo phương Tây với chiến lược thích nghi với phong tục tập quán người Việt khi thiết lập các thiết chế cộng đồng trong họ đạo, giáo xứ.
Hiện nay, tổ chức tự quản những người giáo dân tại các xứ đạo hầu hết đều được gọi là Hội đồng Mục vụ hay Ban hành giáo, do ảnh hưởng của điều 536 trong bộ giáo luật, năm 1983. Tuy nhiên, hội đồng này đã có rất nhiều tên gọi khác nhau gắn liền với lịch sử truyền giáo tại Việt Nam, tuỳ từng miền: Ban chức việc, Ban trùm họ, Ban quới chức, Hội đồng giáo xứ…[62, 2008: 41-46]. Đây chính là một điểm đặc biệt phong phú trong quá trình hình thành và phát triển của giáo hội Công giáo Việt Nam. Khoảng thế kỷ thứ 17, tại Việt Nam, Ban trùm họ hay Ban quới chức là một tổ chức được các linh mục thừa sai thiết lập nhằm trợ giúp cho các vị trong việc truyền giáo. Các ban này được chính thức công nhận tại công nghị Phố Hải (Hội An) năm 1672, dưới sự chủ toạ của đức cha Lambert de la Motte. Trong khoản 4 của công nghị này có nói như sau: “Nơi nào có nhiều bổn đạo, mà không có Linh Mục hoặc Thầy Giảng, Kẻ Giảng thì phải chọn một người khôn ngoan, đức hạnh để viếng thăm kẻ liệt, rửa tội cho trẻ thơ hoặc những người gần sinh thì, và phải gửi tên người đó về cho Giám mục hoặc Bề trên địa phận.” [177].
Lúc mới được thành lập, tại mỗi xứ đạo chỉ có một người được chọn vào chức vụ này. Lúc ấy người ta dùng danh xưng “Ông Trùm” để gọi những người giữ chức vụ trên. Về sau, trong một số xứ đạo bổ sung thêm nhiều người và được gọi là Ban chức việc. Đến thế kỷ 19, hầu như xứ đạo nào cũng có ban này, và được gọi bằng nhiều tên khác nhau, tùy từng vùng, miền. Lúc đó ban này là trung gian giữa linh mục và các tín đồ, đồng thời đóng vai trò hội đồng giáo dân để góp ý kiến với linh mục và phân chia trách nhiệm trong giáo xứ.
Sang thế kỷ 20, Ban trùm họ hay Ban quới chức được phổ biến tại giáo phận Tây Đàng Trong (năm 1924) và giáo phận Qui Nhơn (năm 1953). Trong đó, tại điều 3, Điều lệ Quới chức (tức Hội Đồng Mục Vụ) của giáo phận Vĩnh Long có qui định: “Ban Thường vụ Quới Chức là những Chức Việc được tuyển chọn để điều hành Họ đạo, dưới quyền điều khiển của Cha sở và thường xuyên giải quyết những vấn đề đã được quyết định sẵn. Ban Thường Vụ gồm có: ông Trùm, ông Câu, ông Biện Thư Ký, ông Biện Thủ Quỹ”. [177]. Những chức danh này, không được phổ biến trong các xứ đạo miền Bắc hay các giáo xứ của người Công giáo di cư. Tuy nhiên, ở những giáo xứ gốc miền Nam và miền Trung thì vẫn còn chức danh ông Câu như trường hợp ở vùng Công giáo di cư Đăkmil, tỉnh Đăk Nông hiện nay, vốn là dân gốc miền Trung, nên vẫn còn tồn tại chức vị ông Câu, với chức năng, nhiệm vụ tương tự như ông Trùm ở các giáo xứ gốc miền Bắc.
Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức hành chính, tự trị làng xã cổ truyền và sơ đồ tổ chức các xứ đạo Công giáo di cư
(vẽ: tác giả)
Sơ đồ tổ chức làng xã
Chức sắc
Hội đồng kỳ mục Chức dịch
Sơ đồ tổ chức giáo xứ
Linh mục Các tu sĩ
Hội đồng giáo xứ
Ban hành giáo
Xóm Xóm
Xóm Giáo khu Giáo khu Giáo khu
Các giới
Hội đoàn
Giáp Phe, nhóm
Đến năm 1954, hiệp định Genève được ký kết, biến cố lịch sử dẫn đến việc nước Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc. Những tín đồ Công giáo miền Bắc dắt díu nhau vào miền Nam, nhưng họ cũng không quên thân phận mình vốn là người miền Bắc với lề lối suy nghĩ về truyền thống ngàn đời bám lấy nơi chôn nhau cắt rốn, không bỏ mồ mả tổ tiên, không xa ngôi nhà thừa tự.
Nhưng vì tin Chúa, tin cha (linh mục) mà họ phải bỏ nơi chôn nhau cắt rốn để làm chuyến hành phương Nam đầy bất trắc. Tha phương cầu thực là cái nhục của kẻ bất đắc dĩ phải bỏ xứ. Cho nên, khi định cư trên vùng đất mới họ vừa phải nhanh chóng thích nghi với điều kiện sinh sống nơi vùng đất mới, vừa củng cố, thiết lập lại cấu trúc làng-xã cổ truyền nhằm bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống nơi quê nhà, hầu mong xoa dịu được nỗi đau xa quê, cùng nhau gắn bó, nâng đỡ nhau trong thân phận người ngụ cư.
Chính vì vậy, trong giai đoạn đầu định cư, các giáo xứ Công giáo di cư năm 1954 được tổ chức một cách chặt chẽ vừa theo những qui định của giáo hội Công giáo Việt Nam vừa gần gũi với mô hình tổ chức làng-xã cổ truyền Bắc bộ, như sau:
- Linh mục: vị lãnh đạo tinh thần của giáo xứ.
- Hội đồng giáo xứ: gồm những vị đại diện giáo xứ do dân trong xứ bầu lên, làm việc cạnh linh mục, thành phần gồm: một chủ tịch (chánh trương); một phó Chủ tịch (phó trương); một thư ký và các ủy viên truyền bá Phúc âm, phụng vụ, giáo dục, công lý và hòa bình, kinh tế, tài chánh, các hội đoàn Công giáo tiến hành.
- Đoàn thể và hiệp hội: dưới Hội đồng giáo xứ là các đoàn thể và hiệp hội. Các đoàn thể gồm: đoàn thể thiếu nhi; đoàn thể thanh niên; Liên minh Thánh Tâm. Trong đó, thành phần chỉ huy mỗi đoàn gồm đoàn trưởng, đoàn phó, thư ký, thủ quỹ. Các hiệp hội gồm: Hiệp hội Thánh mẫu; Hiệp hội Hùng Tâm Dũng Trí;
Hiệp hội Hướng đạo sinh. Sau cùng là các đội, mỗi đội gồm nhiều ban chuyên môn như: ban văn nghệ; ban cứu thương và ban thể thao. Đây cũng là bộ khung
chính yếu của cơ cấu tổ chức các giáo xứ Công giáo di cư năm 1954 hiện nay tại Nam bộ.
Tuy nhiên, như chúng tôi đã trình bày trong chương một, do điều kiện cư trú của hai cộng đồng Hố Nai và Cái Sắn có những khác biệt tương đối về đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội, cho nên cơ cấu tổ chức giáo xứ ở khu vực Hố Nai và khu vực Cái Sắn hiện nay cũng có vài điểm khác biệt.
Theo qui chế "Hội đồng giáo xứ" của Tòa giám mục Long Xuyên, xuất bản năm 1971, lời mở đầu có ghi: "Trong hiện tình, địa phận Long Xuyên gồm nhiều giáo hạt, mỗi giáo hạt gồm nhiều giáo xứ, mỗi giáo xứ gồm nhiều họ, mỗi họ có thể chia ra làm nhiều khu. Họ có linh mục ở thường xuyên gọi là họ chánh, các họ khác gọi là họ nhánh, đặt dưới quyền lãnh đạo của cùng một linh mục chính xứ như một đại gia đình” [100, 1971: trang đầu, không số], [44, 2000:52]. Với cách thức tổ chức như vậy, vùng Cái Sắn đã tạo dựng các giáo xứ gần giống với mô hình các giáo xứ ở miền Bắc trước năm 1954 hơn so với vùng Hố Nai. Nghĩa là dưới cấp giáo xứ, có các giáo họ và mỗi giáo họ đều có các thiết chế như nhà thờ, nhà xứ riêng và thông thường có một linh mục phó xứ phụ trách họ nhánh.
Khi số lượng giáo dân đông lên thì họ nhánh có thể hình thành giáo xứ riêng, độc lập với họ nhà xứ. Trong khi đó tại khu vực Hố Nai, do mật độ dân số đông, đất đai hạn hẹp, mỗi giáo xứ được chia ra thành nhiều giáo khu, chứ không có các họ nhánh như ở khu vực Cái Sắn.
Nguyên do của vấn đề này có lẽ xuất phát từ không gian định cư của hai cộng đồng trong giai đoạn đầu định cư năm 1954. Nếu như những ngày đầu di cư từ miền Bắc vào miền Nam, cộng đoàn giáo dân Hố Nai đã nhanh chóng thiết lập các giáo xứ theo mô hình làng-xã cổ truyền, cư trú theo hình “ốc đảo”, với việc các hộ dân cư trú khép kín xung quanh nhà thờ thì mãi đến năm 1956 chính quyền Việt Nam Cộng hòa mới bố trí một lượng lớn giáo dân từ Biên Hòa, Sài Gòn về định cư tại khu vực dinh điền Cái Sắn rộng lớn. Dân chúng được bố trí cư trú phân tán dọc theo các kênh, rạch. Chính điều kiện đất đai rộng lớn, cư trú phân tán, cộng với “chính sách” của Tòa giám mục giáo phận Long Xuyên khi thành
lập vào những năm 1960 của thế kỷ trước là chủ trương thành lập các giáo xứ bao gồm các giáo họ nhánh với đầy đủ thiết chế như nhà thờ, nhà xứ tương đối hoàn chỉnh. Chính cách thức này tạo điều kiện hình thành các giáo xứ mới từ các họ nhánh cho các giai đoạn sau này. Điều này tương tự như các giáo xứ gốc miền Bắc, mà chúng tôi có dịp quan sát trong chuyến điền dã năm 2007, phạm vi của một giáo xứ nằm trên địa bàn địa lý rộng, với nhiều họ nhánh, số giáo dân ít và khi số giáo dân tăng lên, đủ điều kiện thành lập một giáo xứ thì tách thành giáo xứ riêng.
Sơ đồ 2.4: So sánh tương quan cơ cấu tổ chức giáo xứ tại vùng Cái Sắn và vùng Hố Nai
vùng Cái Sắn vùng Hố Nai
(vẽ: tác giả)
Về cơ cấu Hội đồng giáo xứ, các giáo xứ ở khu vực Hố Nai thường có cơ cấu tổ chức Hội đồng giáo xứ bao gồm: một chánh trương (chủ tịch) phụ trách công việc chung, một phó nội phụ trách các công việc phụng vụ, quản trị thiết bị của nhà thờ; một phó ngoại phụ trách các công việc ngoại giao với các giáo xứ khác hoặc với chính quyền địa phương khi có yêu cầu và một thư ký và một thủ quỹ, có những nơi thư ký, kiêm thủ quỹ.
Trong khi đó, cơ cấu tổ chức Hội đồng Mục vụ các giáo xứ thuộc khu vực Cái Sắn lại được tổ chức theo mô hình phân quyền hơn so với khu vực Hố Nai. Họ nhà xứ có một chủ tịch, một phó chủ tịch Hội đồng Mục vụ, các họ nhánh (hay còn gọi là họ lẻ) đều có thêm một phó chủ tịch, phụ trách chung công
Giáo xứ
Giáo khu Giáo khu Giáo khu
Giáo hạt Giáo Phận
Giáo xứ
Họ Nhánh Họ nhà xứ Họ Nhánh
Xóm Xóm Xóm Xóm Xóm Xóm
Giáo hạt Giáo Phận
việc của giáo họ. Tuy nhiên, chúng tôi quan sát thấy cũng có một vài trường hợp ở Cái Sắn, đặc biệt là các giáo xứ mới thành lập sau này như trường hợp giáo xứ Ngọc Thạch, thị trấn Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, Cần Thơ, trên cơ sở tách ra từ họ nhà xứ (hay còn gọi là họ chánh) thì có cơ cấu tổ chức tương đối giống với các giáo xứ tại khu vực Hố Nai, nghĩa là các giáo họ (họ nhánh) không còn nữa mà thay vào đó là các giáo khu, cơ cấu Hội đồng Mục vụ tập trung, không phân quyền ra cho các giáo khu.
Như vậy, có thể thấy xu hướng phát triển các giáo xứ ở khu vực Cái Sắn theo hướng cơ cấu tổ chức nhân sự Hội đồng Mục vụ sẽ giống khu vực Hố Nai, cũng như các vùng đô thị lân cận khi số lượng giáo dân phát triển, mật độ giáo dân tăng so với diện tích đất cư trú.
Sơ đồ 2.5
Cơ cấu tổ chức Hội đồng giáo xứ phổ biến ở khu vực Hố Nai
(vẽ: tác giả) Ban hành giáo
Thư ký Phó ngoại
Chủ tịch HĐMV - chánh trương
Phó nội Cha xứ Cha phó (nếu có)
Trùm khu
Trùm khu Trùm khu
Sơ đồ 2.6
Cơ cấu tổ chức Hội đồng giáo xứ phổ biến ở khu vực Cái Sắn
(vẽ: tác giả)
(vẽ: tác giả)
Về chức năng và nhiệm vụ của các thành viên trong Hội đồng Mục vụ (hay còn gọi là Ban hành giáo) ở cả hai khu vực Hố Nai và Cái Sắn tương đối giống nhau. Mỗi thành viên đảm nhận một công việc khác nhau, mang tính chất đặc trưng như: chánh trương đảm nhận công việc chung, phó nội phụ trách phụng vụ thánh lễ, các giờ kinh trong nhà thờ, ngoài ra còn quản lý thêm hệ thống âm thanh, ánh sáng của nhà thờ; phó ngoại chịu trách nhiệm ngoại giao với các giáo xứ khác, tôn giáo bạn và chính quyền; hai chức vụ còn lại là thư ký (những công việc liên quan đến sổ sách) và thủ quỹ. Tùy vào đặc trưng của giáo xứ mà mỗi thành viên trong Hội đồng Mục vụ được phân công thêm một số công việc đặc trách, chẳng hạn như: ở giáo xứ Ngọc Thạch, vùng Cái Sắn có nhà máy sản xuất nước sạch đóng chai, nên ông phó ngoại được giao thêm một công việc là chịu trách nhiệm coi sóc nhà máy sản xuất nước. Ở mỗi vùng có một cách gọi khác nhau, mặc dù trên “giấy tờ” thì “chánh trương” được gọi là “chủ tịch” nhưng trong giao tiếp hằng ngày, người ta vẫn quen gọi là “chánh trương”, “ông trùm”
theo cách giao tiếp của người miền Bắc.
Chúng ta có thể lý giải cơ cấu tổ chức giáo xứ Công giáo Việt Nam thông qua mô hình bốn tiểu hệ thống AGIL của Talcott Parsons [97, 2006: 59 - 60]. Thứ nhất, đây là quá trình thích ứng (Adaptation) của giáo hội Công giáo với
Ban hành giáo Cha phó Họ nhánh
Cha phó Họ nhánh
Phó chủ tịch Phó chủ tịch
Chủ tịch HĐMV -chánh trương
Phó chủ tịch Cha xứ
nhà xứ
Trùm xóm Trùm xóm
Trùm xóm
những đặc trưng văn hóa truyền thống của người Việt, để tồn tại và phát triển trong điều kiện lịch sử, văn hóa xã hội Việt Nam. Thứ hai, sự sáng tạo trong việc vay mượn những thiết chế làng xã cổ truyền nhằm đạt được mục tiêu (Goalattainment) đảm bảo mục đích lãnh đạo của hệ thống cấu trúc cộng đồng với vai trò trung tâm là tính tôn giáo. Thứ ba là cơ cấu tổ chức của một giáo xứ Công giáo là thể hiện sự hợp nhất, tích hợp (Integration) các thành phần liên quan đến mô hình cấu trúc làng xã cổ truyền và mô hình tổ chức giáo xứ của giáo hội Công giáo thông qua các chuẩn mực, các thiết chế của cộng đồng có chức năng tăng cường trật tự xã hội. Cuối cùng, sự tích hợp mô hình làng xã truyền thống với cơ cấu tổ chức giáo xứ là quá trình gìn giữ những mô hình xã hội truyền thống, bên cạnh việc dàn xếp những căng thẳng, xung đột xã hội nảy sinh trong nội bộ cộng đồng (Latent pattern maintenance and tension management) thông qua việc tạo ra các giá trị văn hóa, duy trì tình đoàn kết trong mối tương quan gia đình và làng xã, thần quyền và thế quyền. Như thế ta có thể thấy tính đan xen giữa cấu trúc làng xã cổ truyền và cơ cấu tổ chức của một xứ đạo là khá rõ, tùy theo từng vùng, miền mà giáo hội Công giáo có tính thích nghi riêng với những tên gọi khác nhau. Ngày nay, trong tất cả các giáo xứ tại Việt Nam đều có một Hội đồng Mục vụ mà tiền thân của nó chính là những Ban trùm họ hay Ban chức việc trước kia. Để đi vào hoạt động có nề nếp và hiệu năng hơn, tại một số giáo phận hiện nay đang xây dựng qui chế riêng cho Hội đồng Mục vụ.
Đặc biệt, quá trình di cư vào Nam bộ năm 1954 đã tạo điều kiện cho nhóm cư dân này tái sản xuất cấu trúc cộng đồng làng xã theo mô hình Bắc bộ với những điều kiện mà không phải cuộc di cư nào cũng có. Chẳng hạn như: di cư cả dòng họ, cả cộng đồng; đến vùng đất vẫn còn hoang sơ, ít người sinh sống; việc định cư và xây dựng giáo xứ được phó mặc cho các linh mục quản xứ mà những linh mục này cũng là những người gốc Bắc bộ và là những người dẫn đầu các cuộc di cư vào Nam. Cho nên, khi vào vùng đất mới, nhóm người này không bị ảnh hưởng nhiều bởi cư dân tại chỗ mà họ tới tự lập cộng đồng, lập xã theo những tiêu chí của mình mang theo từ quê nhà. Đặc biệt, chính quyền từ trước đến nay cũng căn cứ vào các đơn vị cộng đồng làng xã này mà thiết lập đơn vị hành chính