1.2. Đ ảNG Bộ HUYệN Q UỳNH P Hụ LÃNH ĐạO CHUYểN DịCH CƠ CấU KINH Tế Từ NĂM
1.2.1. Chủ trương của Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế cuả huyện từ năm 2001 đến năm 2005
Bước vào thế kỷ XXI, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề đặt ra đối với nước ta là tập trung mọi mặt cho phát triển nền kinh tế, đi đôi với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, xây dựng Việt Nam trở thành một nước XHCN dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Đứng trước những biến đổi to lớn của thực tiễn và bối cảnh phức tạp của tình hình quốc tế, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (tháng 4- 2001) đã xác định Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2001- 2010 và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001- 2005, phấn đấu đến năm 2020 xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, trong đó nông nghiệp phải tập trung đẩy mạnh CNH,HĐH nông nghiệp nông thôn. Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2001- 2010 nêu rõ định hướng phát triển cho các ngành và các vùng là: “Phát triển và CDCCKT theo hướng CNH,HĐH. Nâng cao chất lượng và hiệu quả phát triển kinh tế, tăng sức cạnh tranh CDCCKT, cơ cấu đầu tư dựa trên cơ sở phát huy
23
các thế mạnh và các lợi thế so sánh của đất nước, gắn với nhu cầu thị trường trong nước và ngoài nước, nhu cầu đời sống nhân dân và quốc phòng- an ninh, tạo thêm sức mua của thị trường trong nước và mở rộng thị trường ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu.” [37, tr. 26]
Để cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành trung ương khoá IX (tháng 3 - 2002) đã chỉ rõ nội dung tổng quát CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn bao gồm 2 nội dung lớn:
Một là: “CNH, HĐH nông nghiệp là quá trình CDCCKT nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá trên thị trường”.
Hai là: “CNH, HĐH nông thôn là quá trình CDCCKT nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng, kinh tế- xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái, tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp;
xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân ở nông thôn”. [38, tr. 42-43]
Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX khẳng định 5 quan điểm chính về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn tới:
“- CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của CNH, HĐH đất nước. Phát triển công nghiệp, dịch vụ phải gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ đắc lực và phục vụ có hiệu quả cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
24
- Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất chú trọng phát huy nguồn lực con người, ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học, công nghệ; thúc đẩy CDCCKT theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng gắn với thị trường để sản xuất hàng hoá quy mô lớn với chất lượng và hiệu quả cao, bảo vệ môi trường, phòng chống, hạn chế, giảm nhẹ thiên tai, phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững.
- Dựa vào nội lực là chính, đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc, phát triển mạnh mẽ kinh tế hộ sản xuất hàng hoá các loại hình doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn.
- Kết hợp chặt chẽ các vấn đề kinh tế và xã hội trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn nhằm giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội và phát triển kinh tế.
- Kết hợp chặt chẽ CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn với xây dựng tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân.” [38, tr 43-44]
Như vậy, trong những năm đầu của thế kỷ XXI, tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của Đảng ta là tập trung thực hiện nhiệm vụ kinh tế trọng tâm là CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Những chủ trương này là cơ sở lý luận quan trọng để Đảng bộ tỉnh Thái Bình và Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ tiếp nhận và vận dụng vào điều kiện thực tiễn của địa phương.
Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, toàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đặc biệt nền kinh tế có sự tăng trưởng khá, CCKT bước đầu có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Trong hoàn cảnh đó, ngày 5 tháng 1 năm 2001, Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVI được tiến hành với chủ đề là: “Phát huy nội lực, tăng cường hợp tác đầu tư, tiếp tục đổi mới đẩy mạnh CNH, HĐH, giữ vững ổn
25
định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội toàn diện vững chắc”.
Đại hội đã đề ra mục tiêu tổng quát là: “ Phát huy nội lực, tăng cường hợp tác đầu tư, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh CNH- HĐH, phấn đấu tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao và bền vững, phát triển lực lượng sản xuất gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng XHCN, tích cực CDCCKT, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, gắn với thị trường. Phát triển khoa học công nghệ, giáo dục- đào tạo, coi trọng và phát huy nhân tố con người, chăm lo giải quyết tốt các vấn đề bức xúc của xã hội, giải quyết việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế xã hội với quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân trong sạch, vững mạnh, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh” [59, tr. 41]
Để thực hiện thắng lợi những mục tiêu đó, Đại hội cũng nêu lên hệ thống giải pháp, trong đó có những giải pháp chủ yếu để CDCCKT là:
1- Phát triển toàn diện kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu đưa kinh tế biển thành ngành kinh tế mũi nhọn.
2- Tập trung đầu tư phát triển mạnh mẽ công nghiệp, TTCN, hình thành một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tập trung có tính đột phá mở đường, ưu tiên phát triển nghề, làng nghề.
3- Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân 4- Khoa học công nghệ, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào từng khâu của quá trình sản xuất, giải phóng sức lao động và đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
26
5- Đổi mới hoạt động thương mại- dịch vụ, gắn sản xuất với thị trường, thị trường trong tỉnh với thị trường cả nước và thị trường nước ngoài, gắn hiệu quả kinh doanh với hiệu quả kinh tế - xã hội, giải quyết tốt cung - cầu.
… [59, tr. 57]
Những chủ trương và giải pháp về CDCCKT của Đảng và của Đảng bộ Thái Bình là cơ sở quan trọng để Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ hoạch định chủ trương, đề ra nhiệm vụ và giải pháp để CDCCKT của huyện.
Tháng 11 năm 2000, Đại hội XII Đảng bộ huyện đã xác định: “Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, tập trung mọi nguồn lực phát triển kinh tế toàn diện với nhịp độ tăng trưởng cao, bền vững. Tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và thương mại dịch vụ. Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng, nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của nền kinh tế huyện. Đẩy mạnh sự nghiệp văn hoá, y tế, giáo dục và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, tạo thêm việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.” [2, tr. 15]
Đại hội đã đề ra một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2005 là: Tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm từ 7% trở lên, trong đó nông nghiệp tăng 4%, công nghiệp- xây dựng tăng 13%, thương mại dịch vụ tăng 12,52%, cơ cấu kinh tế nông nghiệp- công nghiệp xây dựng – thương mại dịch vụ 52%, 20%, 28%. Tổng sản lượng lương thực từ 160.000 đến 170.000 tấn, giá trị sản xuất 1ha canh tác 37 triệu đồng trở lên. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên dưới 1%/năm; phấn đấu cơ bản số lao động có việc làm và giảm số hộ nghèo dưới 5%. [2, tr. 15- 16]
Để đạt được những chỉ tiêu kinh tế- xã hội trên, tháng 5 năm 2001, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã xây dựng 4 chương trình kinh tế- xã hội trọng tâm của huyện, bao gồm: Chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi,
27
nội dung chủ yếu là chuyển diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cây hoặc chăn nuôi có giá trị kinh tế cao, cấy lúa năng suất cao đảm bảo an ninh lương thực, cấy lúa chất lượng cao là sản phẩm hàng hoá xuất khẩu; Chương trình phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm, cá theo hướng gia trại, trang trại, bán công nghiệp và công nghiệp, tiếp thu các giống vật nuôi có năng suất chất lượng, hiệu quả kinh tế cao; Chương trình phát triển nghề và làng nghề, phát triển nghề truyền thống kết hợp với du nhập nghề mới sản xuất theo hộ gia đình, làng nghề và cơ sở tập trung có các trang thiết bị và công cụ lao động hiện đại; Chương trình giải quyết việc làm tại chỗ, giới thiệu đến các khu công nghiệp ngoài huyện, xuất khẩu lao động và vận động đi xây dựng kinh tế mới, phấn đấu đưa tỷ lệ lao động có việc làm từ 73,1 đến 75%.
Đầu năm 2002, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã xây dựng Đề án đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, nhằm cụ thể hoá Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX và Đề án công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn của Tỉnh ủy Thái Bình. Đề án của huyện ủy Quỳnh Phụ tiếp tục khẳng định công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, nhằm xây dựng huyện có cơ cấu kinh tế là nông nghiệp- công nghiệp- xây dựng cơ bản- thương mại dịch vụ phát triển theo hướng CNH, HĐH phù hợp với yêu cầu xã hội. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là phải phát triển nông nghiệp toàn diện, đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, sử dụng các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại trong nông nghiệp để tạo ra sản phẩm hàng hoá có hàm lượng khoa học công nghệ, số lượng lớn, chất lượng cao, vươn ra ngoài thị trường. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, chủ yếu là xây dựng nông thôn mới có các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên
28
tiến, đẩy nhanh giá trị sản xuất và sản phẩm hàng hoá thị trường có chất lượng cao, thu hút ngày càng nhiều lao động từ nông nghiệp, kết hợp xây dựng cơ sở kết cấu hạ tầng hiện đại, làng xã văn minh, gia đình văn hoá, xoá hộ nghèo tăng nhanh hộ giàu, thực hiện tốt chính sách xã hội và bảo vệ môi trường sống.