Nguyên nhân của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và những vấn đề thực tiễn đặt ra

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện quỳnh phụ (tỉnh thái bình) lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 89 - 95)

2.3. N HữNG KếT QUả ĐạT ĐƢợC Về CDCCKT CủA HUYệN Q UỳNH P Hụ TRONG GIAI ĐOạN 2006 – 2010

2.3.6. Nguyên nhân của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và những vấn đề thực tiễn đặt ra

Từ năm 2006 đến năm 2010, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, song với tinh thần quyết tâm cao, đoàn kết thống nhất, Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã nỗ lực phấn đấu đạt được những kết quả to lớn, toàn diện:

kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực: giai đoạn trước, cơ cấu kinh tế của huyện được xác định là: nông, lâm, ngư nghiệp- công nghiệp, thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản- thương mại dịch vụ, trong đó

87

ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn (khoảng trên 50%), ngành công nghiệp chiếm khoảng 25%, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng khoảng 20%; thì đến năm 2010 cơ cấu kinh tế trong huyện được xác định là công nghiệp, xây dựng cơ bản- nông, lâm, ngư nghiệp- dịch vụ thương mại, trong đó ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản chiếm 56,2% năm 2010, ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm mạnh chỉ còn khoảng 26%, ngành dịch vụ thương mại cũng giảm về tỷ trọng chỉ chiếm 17% trong cơ cấu kinh tế huyện. Qua đó cho thấy, cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch mạnh theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản, tuy 2 ngành còn lại tỷ trọng giảm nhưng tổng giá trị sản xuất qua các năm không ngừng tăng. Trong nội bộ từng ngành cũng có sự chuyển dịch mạnh, ngành chăn nuôi từ chỗ chỉ chiếm 29%

năm 2006, đến năm 2010 tăng lên đến 37% trong cơ cấu ngành nông nghiệp;

việc chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nhất là cơ cấu giống lúa ngắn ngày trà xuân muộn, chuyển đổi con vật nuôi đạt được những kết quả quan trọng.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đã tác động đến sự phát triển của các lĩnh vực văn hoá, xã hội. Quy mô giáo dục trên địa bàn huyện tiếp tục được mở rộng, chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, hoạt động khoa học công nghệ có bước phát triển; Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân; công tác dân số kế hoạch hoá gia đình luôn được quan tâm chỉ đạo, chất lượng khám chữa bệnh ở các tuyến y tế được nâng lên; sự nghiệp văn hoá, thể thao, thông tin, phát thanh, truyền thanh có nhiều tiến bộ,một số mặt có bước phát triển khá mạnh; Đặc biệt huyện đã làm tốt công tác giải quyết việc làm cho người lao động, hàng năm tạo việc làm mới cho trên 5 000 lao động, trong đó tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đến năm 2010 đạt 43%, tỷ lệ hộ nghèo còn 10,2%, giảm 5,45% so với năm 2005.

88

Nguyên nhân của những thành công đó là do có sự vận dụng đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng, pháp luật, cơ chế, chính sách của Nhà nước, của Huyện ủy, UBND huyện. Sự lãnh đạo, chỉ đạo giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời, có hiệu quả của Trung ương, của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp của các sở, ban, ngành của tỉnh. Hơn nữa huyện còn thu hút được sự đầu tư ngày càng lớn của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh góp phần thúc đẩy CDCCKT trong huyện. Bên cạnh đó, Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã kế thừa những kết quả đạt được, kinh nghiệm của thời kỳ trước; không ngừng phát huy nội lực, khai thác tốt hơn tiềm năng để tập trung cho phát triển kinh tế- xã hội. Các cấp uỷ đảng, chính quyền và nhân dân luôn đoàn kết, quyết tâm khắc phục khó khăn để thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, trong huyện vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém như kinh tế tăng trưởng khá nhưng chưa vững chắc, trong đó sản xuất nông nghiệp chưa chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá, chưa xây dựng được nhiều vùng sản xuất hàng hoá lớn, tập trung, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn phân tán, nhỏ lẻ; nuôi trồng thuỷ sản thâm canh, bán canh tăng chậm, hiệu quả chưa cao. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn bị xuống cấp, hiệu quả hoạt động của một số hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất. Công tác giải quyết tồn tại về đất đai, tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm, việc lấn chiếm, sử dụng đất đai sai mục đích vẫn còn xảy ra.

Công nghiệp, TTCN vẫn chủ yếu là gia công, giá trị sản xuất thấp, năng xuất lao động tăng chậm; chưa xây dựng được thương hiệu các sản phẩm hàng hoá làng nghề, sức cạnh tranh của sản phẩm chưa cao; một số dự án đăng ký đầu tư, nhận thuê đất nhưng chậm triển khai thực hiện. Sản xuất nghề và làng nghề còn gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp trong làng nghề phát triển chậm, tiến độ triển khai xây dựng một số công trình XDCB còn chậm.

89

Ngành dịch vụ- thương mại vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nền kinh tế, chưa xây dựng được chợ đầu mối tiêu thụ sản phẩm của vùng. Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ chưa cao, chưa có trung tâm dịch vụ lớn trên địa bàn, chưa xây dựng được các ngành dịch vụ mũi nhọn và thương hiệu sản phẩm mang tính đặc trưng thế mạnh của địa phương.

Những hạn chế của mỗi ngành kinh tế trong huyện đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự CDCCKT trong huyện, làm cho tốc độ CDCCKT của huyện chậm so với mục tiêu, kế hoạch mà Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIII đã đề ra.

Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động còn bất cập, tỷ lệ giảm nghèo chưa vững chắc, số hộ cận nghèo còn nhiều. Việc bảo vệ quyền lợi về bảo hiểm xã hội cho người lao động ở các doanh nghiệp còn bị xem nhẹ Nguyên nhân của những hạn chế, khiếm khuyết trên là do điểm xuất phát của nền kinh tế của huyện thấp, thiếu vốn đầu tư phát triển kinh tế- xã hội, lại chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế thế giới và sự suy giảm của kinh tế trong nước, thời tiết dịch bệnh diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng lương thực của huyện; mặt trái của cơ chế thị trường tác động đến tư tưởng, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đội ngũ cán bộ chủ chốt của huyện và cơ sở thay đổi, luân chuyển nhiều. Cấp uỷ, chính quyền ở một số cơ sở chưa năng động, sáng tạo, đôi chỗ còn xảy ra tình trạng cục bộ, thiếu đoàn kết; ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân chưa nghiêm, trình độ năng lực của một bộ phận cán bộ công chức chưa đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới.

Thực tiễn đặt ra cho Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ nhiều vấn đề cần giải quyết trong giai đoạn tới về chuyển dịch cơ cấu kinh tế như: phát triển mạnh ngành thương mại dịch vụ cho chưa tương xứng với tiềm năng của huyện;

phát triển công nghiệp và xây dựng cơ bản theo chiều sâu; đẩy mạnh việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất một cách đồng bộ ở các cơ sở, làm cho

90

chất lượng sản phẩm được nâng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện.

Huyện cũng cần khắc phục tình trạng thiếu vốn sản xuất ở các cơ sở sản xuất để mở rộng kinh doanh; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, ổn định giá cả thị trường làm cho nhân dân yên tâm đầu tư sản xuất, khuyến khích các ngành kinh tế trong huyện tăng trưởng, đẩy mạnh quá trình CDCCKT của huyện.

Tiểu kết chương 2

Vượt qua nhiều khó khăn, thử thách với quyết tâm và sự nỗ lực cao, trong 5 năm (2006- 2010) dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm của Đảng bộ Thái Bình, Đảng bộ và nhân dân trong huyện Quỳnh Phụ đã đoàn kết xây dựng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển văn hóa xã hội, làm cho Quỳnh Phụ thoát khỏi đói nghèo vươn lên là một trong những huyện dẫn đầu tỉnh về sự phát triển kinh tế và cải thiện đáng kể mức sống của nhân dân.

Qua 5 năm triển khai thực hiện chủ trương CDCCKT của Đảng bộ huyện, cơ cấu kinh tế trong huyện đã có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng ngành nông nghiệp có xu hướng giảm trong khi tỷ trọng ngành công nghiêp - xây dựng cơ bản và ngành thương mại - dịch vụ đều tăng, tổng sản phẩm tất cả các ngành đều tăng mạnh, nhất là ngành công nghiệp - xây dựng, sản xuất hàng hoá đạt mức tăng trưởng khá, hầu hết các ngành sản xuất đều gắn với thị trường và có sự kết hợp khoa học kỹ thuật làm cho chất lượng sản phẩm không ngừng tăng, cơ sở kết cấu hạ tầng trên địa bàn huyện được xây dựng cơ bản để phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Huyện uỷ đã chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, tăng cường thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh vào phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời huyện cũng hỗ trợ vốn cho các cơ sở sản xuất phát triển. Kinh tế phát triển đã tác động làm cho đời sống nhân dân được cải thiện

91

rõ rệt, trình độ dân trí không ngừng tăng lên. Sự nghiệp CNH,HĐH đất nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế của huyện ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh những kết quả to lớn đó cũng còn tồn tại nhiều hạn chế mà nổi bật là tốc độ phát triển kinh tế chưa cao, chưa có các ngành sản xuất tạo ra các sản phẩm hàng hoá xuất khẩu có khối lượng lớn, chất lượng cao, đặc biệt là hàng hoá mũi nhọn; việc CDCCKT ở các địa phương diễn ra còn chậm chưa tạo ra bước chuyển biến lớn trong phát triển kinh tế, ngành dịch vụ thương mại vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ, chưa phát huy được tiềm năng thế mạnh hiện có của vùng. Điều đó đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân Quỳnh Phụ trong thời gian tới phải ra sức phát huy và tận dụng tiềm năng thế mạnh về tự nhiên và xã hội đồng thời khắc phục khó khăn, thử thách vươn lên hoàn thành mục tiêu xây dựng Quỳnh Phụ thành huyện vững mạnh của tỉnh.

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện quỳnh phụ (tỉnh thái bình) lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 89 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)