Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện và những vấn đề đặt ra 37 TIểU KếT CHƯƠNG1

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện quỳnh phụ (tỉnh thái bình) lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 37 - 53)

1.2. Đ ảNG Bộ HUYệN Q UỳNH P Hụ LÃNH ĐạO CHUYểN DịCH CƠ CấU KINH Tế Từ NĂM

1.2.3 Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện và những vấn đề đặt ra 37 TIểU KếT CHƯƠNG1

1.2.3.1. Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện

Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII, huyện Quỳnh Phụ đã có bước phát triển quan trọng, là tiền đề thuận lợi để khai thác và phát huy tối đa những tiềm năng, lợi thế của địa phương. Nhìn chung, kinh tế phát triển nhanh, tăng trưởng ở mức khá, văn hoá - xã hội có tiến bộ rõ rệt, đời sống của nhân dân được cải thiện.

Quỳnh Phụ trở thành một trong những huyện phát triển về công nghiệp của

35

tỉnh, mở rộng giao lưu kinh tế, tạo cơ sở vững chắc cho phát triển toàn diện, ổn định và hiệu quả. Đặc biệt, cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch theo chiều hướng tiến bộ.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm là 9,12%, vượt 2,12% so với mục tiêu Đại hội XII Đảng bộ huyện đề ra, trong đó: Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 4,05% (vượt 0,05%). Công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng bình quân 20,46% (vượt 7,46%). Dịch vụ thương mại tăng bình quân 15,19% (vượt 2,76%). Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng cơ bản trong cơ cấu kinh tế từ 16% năm 2000 lên 23,9% năm 2005; dịch vụ thương mại từ 20,6%

lên 24,2%, tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 63,4% xuống 51,9%.

Bảng 2: Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá cố định phân theo ngành kinh tế các năm

(đơn vị: triệu đồng) Năm Tổng số Nông,lâm,

thuỷ sản

Công nghiệp,

xây dựng Dịch vụ

2000 846 895 580 056 121 625 145 214

2001 884 112 587 983 145 562 150 267

2002 950 865 614 077 167 400 169 388

2003 1 051 208 613 758 217 992 219 458 2004 1 208 963 681 200 264 848 262 915 2005 1 246 705 693 688 288 898 264 119

Bảng 3: Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn huyện năm 2000 và 2005 (đơn vị: %)

Năm Tổng Nông,lâm,

thuỷ sản

Công nghiệp, xây

dựng

Dịch vụ

36

2000 100% 62,2 16,1 21,7

2005 100% 53,2 25,5 21,3

Sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện cả về trồng trọt và chăn nuôi, từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá.

Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội XII Đảng bộ huyện và các các đề án về CDCCKT nông nghiệp giai đoạn 2001- 2005, Đảng bộ đã tập trung chỉ đạo hướng vào nhiệm vụ trọng tâm là chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, cơ cấu giống lúa, chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng cây, con có giá trị kinh tế cao hơn, chú trọng phát triển chăn nuôi và nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị đất canh tác.

Bảng 4: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp các năm trên địa bàn (tính theo giá thực tế)

(Đơn vị tính: %) Năm Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông

nghiệp

2000 67,1 30,6 2,3

2005 66,8 30 3,2

Về trồng trọt: mặc dù 2 năm (2003 – 2004) gặp mưa úng lớn trên diện rộng, gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp nhưng năng suất lúa bình quân 5 năm (2001- 2005) vẫn đạt 124,8 tạ/ha/năm, tăng 10,65 tạ/ha so với năm 2000. Sản xuất vụ đông tiếp tục được duy trì và mở rộng, góp phần tăng hệ số sử dụng đất từ 2,15 lần năm 2000 lên 2,45 lần năm 2005. Tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 2005 đạt 171.892 tấn, tăng 22.846 tấn so với năm 2000, lương thực bình quân đầu người đạt 696,4 kg/ người. Giá trị sản xuất 1 ha canh tác (giá thực tế) đạt 41,7 triệu đồng, tăng 4,7 triệu đồng so với

37

mục tiêu Đại hội VII đề ra. Tỷ trọng trồng trọt đạt 66,8%, dịch vụ nông nghiệp đạt 3,2% trong giá trị sản xuất nông nghiệp. Các loại rau màu và cây nông sản cũng tăng nhanh cả về diện tích và sản lượng. Các loại cây ăn quả cũng phát triển thông qua việc cải tạo vườn tạp và chuyển những diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao: năm 2001 có 21,5 ha chuyển đổi sang trồng nhãn,vải, cam, đến năm 2005 tăng lên 26,2 ha.

Về chăn nuôi:

HTX DVNN Quỳnh Nguyên (Quỳnh Phụ) Đồng hành cùng nông dân

Trong thời gian 5 năm (2001- 2005), ngành chăn nuôi phát triển khá nhanh, tổng đàn gia súc, gia cầm tăng nhanh. Tổng đàn lợn năm 2005 đạt 154.000 con, tăng gần 60.000 con; tổng đàn gia cầm đạt trên 1008 con, tăng 251.000 con so với năm 2000. Đàn lợn nái ngoại đạt gần 1300 con, nuôi trồng thuỷ sản có bước phát triển khá, diện tích nuôi trồng năm 2005 đạt 1040 ha, tăng 270 ha so với năm 2000, sản lượng thu hoạch đạt 1980 tấn. Đến tháng 6

38

năm 2005, toàn huyện có 164 trang trại và trên 1000 gia trại chăn nuôi. Tổng giá trị sản xuất trong ngành chăn nuôi năm 2005 tăng 34,63% so với năm 2000, chiếm 30% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp( tăng 9,4% so với năm 2000), vượt 5% so với mục tiêu Đại hội XII đề ra. Nhìn chung, ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm tăng khá, phát triển theo hướng mô hình trang trại.

Nhiều hộ gia đình đã tập trung đầu tư vốn, kỹ thuật cho chăn nuôi lợn hướng lạc, vịt siêu trứng đem lại hiệu quả kinh tế cao và góp phần cung cấp thực phẩm tiêu dùng cho xã hội.

Điểm nổi bật trong sản xuất nông nghiệp của thời kỳ này là toàn huyện đã thực hiện và làm tốt công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng được nhiều “Cánh đồng 50 triệu” và làm vụ đông phát triển nhanh ở nhiều địa phương trong huyện. Tính đến năm 2005, toàn huyện đã có 37 xã đăng ký xây dựng 270 cánh đồng với diện tích 2257 ha đạt giá trị sản xuất từ 50 triệu đồng 1 ha trở lên, đáng lưu ý có xã Quỳnh Hải là địa phương đi đầu trong công tác này đã xây dựng được 6 cánh đồng, chiếm 77,59 % diện tích canh tác xã, đạt bình quân 76,46 triệu đồng/ ha/ năm. Bên cạnh đó diện tích cây vụ đông cũng tăng mạnh, Quỳnh Phụ là huyện có diện tích trồng cây vụ đông cao nhất tỉnh. Năm 2004 đạt 5200 ha, chiếm 42,6% diện tích canh tác, tăng 53,25% so với năm 2000, năm 2005, toàn huyện có 66,58% diện tích lúa xuân được cấy bằng giống ngắn ngày, tăng 22,70% so với vụ xuân 2004, trong đó giống lúa chất lượng cao chiếm 20% và một số giống lúa ngắn ngày có năng suất và chất lượng cao. Đã xuất hiện một số mô hình sản xuất, chăn nuôi có hiệu quả và giá trị kinh tế cao như: các mô hình sản xuất rau xuất khẩu, dưa chuột bao tử, dưa chuột muối xuất khẩu, sa lát, thanh hao hoa vàng ở Quỳnh Thọ, An Cầu, An Ninh, Quỳnh Bảo, Quỳnh Mỹ, Quỳnh Giao; các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản ở Quỳnh Sơn, Quỳnh Châu,

39

Quỳnh Giao và những mô hình sản xuất lợn nái ngoại, cá rô phi đơn tính đang được nhân rộng và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Bên cạnh những kết quả to lớn ấy, ngành nông nghiệp của huyện vẫn còn những hạn chế nhất định: tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá còn chậm, chưa đều giữa các xã. Năng suất lúa chưa cao còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, các cây trồng vật nuôi chưa có giá trị thương phẩm cao đưa vào sản xuất còn hạn chế.Việc chuyển đổi đồng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản tiến độ tăng chậm, một số mô hình tiên tiến chưa được nhân rộng. Việc CDCCKT trong nông nghiệp còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của huyện.

Trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai cũng có nhiều tiến bộ. Việc điều chỉnh, giao bổ sung đất nông nghiệp ổn định lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân sau dồn điền đổi thửa đã cơ bản hoàn thành. Đặc biệt thực hiện Quyết định số 372/QĐ - UB của UBND tỉnh Thái Bình về sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, huyện đã chỉ đạo và tổ chức thực hiện công khai, dân chủ, đúng quy trình, sử dụng nguồn vốn đúng mục đích nên đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế- xã hội trong huyện.

Nghị quyết số 05 NQ/HU ngày 25- 3- 2005 của BCH Đảng bộ huyện về tăng cường lãnh đạo công tác quản lý và sử dụng đất đai trong thời gian tới và các văn bản thể chế hoá Nghị quyết của UBND huyện đã được triển khai, bước đầu tổ chức thực hiện đạt kết quả khá tốt, góp phần khắc phục những sai phạm về quản lý sử dụng đất đai ở cơ sở.

Cơ cấu sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản

40

Dây chuyền may của Xí nghiệp may xuất khẩu Hoàng Anh (Quỳnh Phụ)

Sản xuất công nghiệp, TTCN của huyện trong giai đoạn này được duy trì và có bước phát triển khá, trong đó có nhiều mặt đạt và vượt chỉ tiêu. Đầu năm 2001, huyện xây dựng chương trình phát triển nghề, làng nghề và xây dựng cơ sở công nghiệp. Huyện đã tập trung khôi phục nghề truyền thống và du nhập nghề mới, mở rộng quy mô sản xuất, tham gia giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Sản phẩm sản xuất ra đã tìm được thị trường tiêu thụ khá ổn định. Đáng lưu ý một số nghề truyền thống vẫn duy trì và phát triển tốt như: nghề dệt chiếu cói, nghề đúc đồng, chế biến lương thực, nghề xây dựng… một số nghề mới được du nhập và phát triển khá ổn định như mây tre đan, hàng tre cao cấp, hàng tín ngưỡng dân gian xuất khẩu, thêu tranh nghệ thuật, sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, may công nghiệp, móc hộp túi ni

41

lon, làm mi giả và lưỡi câu xuất khẩu. Nếu năm 2000 nhiều xã trắng nghề thì đến năm 2005 có 100% xã, thị trấn đều có nghề, trong đó có 21 làng nghề được tỉnh công nhận là làng nghề đạt tiêu chuẩn. Thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã tích cực chỉ đạo các ngành, các cấp trong huyện tìm hiểu nhiều biện pháp để thu hút đầu tư phát triển các cơ sở công nghiệp tập trung. Năm 2000 toàn huyện chưa có cơ sở sản xuất công nghiệp nào, đến đầu năm 2002 đã có 2 doanh nghiệp tư nhân đầu tư thực hiện dự án công nghiệp là Xí nghiệp may Hoàng Anh thuộc Tổng công ty dệt may Thăng Long đặt địa bàn trên thị trấn Quỳnh Côi, Công ty TNHH Trúc Mai đầu tư xây dựng phân xưởng thêu ren Bàn Tay Việt ở xã An Khê. Đến năm 2005, ngoài 2 dự án nêu trên, có thêm 8 dự án đầu tư xây dựng xong và đi vào sản xuất kinh doanh, ngoài ra có 7 dự án đầu tư xây dựng tổng vốn 127,4 tỷ, có thể giải quyết việc làm cho 3.430 lao động.

Trên địa bàn huyện, tính đến năm 2005 có 54 cơ sở sản xuất thủ công đăng ký lập doanh nghiệp, tổng số lao động công nghiệp, thủ công nghiệp và xây dựng toàn huyện là 27.819 lao động. Tính đến năm 2005, trên địa bàn huyện đã có 20 doanh nghiệp, xí nghiệp đầu tư sản xuất trên các lĩnh vực may mặc xuất khẩu, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, thêu tranh nghệ thuật, chế biến nông sản thực phẩm.

Với sự cố gắng không ngừng của Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã thúc đẩy giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2005 đạt 212 tỷ 248 triệu đồng (tăng 210,27% so với năm 2000). Nhịp độ tăng trưởng công nghiệp, TTCN bình quân 5 năm tăng 24,68%.

Bảng 5: Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện

(đơn vị tính: tỷ đồng)

42

Năm Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

2001 90 183

2003 136 695

2005 211 583

Bảng 6: cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp các năm phân theo thành phần kinh tế

(đơn vị : %)

Năm Doanh nghiệp

nhà nước

Doanh nghiệp tƣ

nhân Thủ công cá thể

2001 - 0,7 99,3

2003 1,73 2,65 95,62

2005 2,59 7,77 89,64

Nguồn: Lịch sử Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ 1975- 2005

Có được những kết quả trên là do huyện uỷ đã chỉ đạo thực hiện thành công chủ trương khôi phục và xây dựng các làng nghề, xí nghiệp. Bên cạnh đó còn có sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp, doanh nhân đã không ngừng mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất. Công nghiệp- TTCN phát triển đã góp phần tích cực vào thành tựu phát triển kinh tế- xã hội chung của huyện.

Tuy vậy, công nghiệp- TTCN phát triển chưa ổn định, công nghệ còn lạc hậu, mặt bằng chật hẹp, chất lượng hàng hoá chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường. Nhiều cơ sở sản xuất chưa giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường, và tình trạng xây dựng không có giấy phép hoặc không tuân thủ các quy định của Nhà nước vẫn tồn tại, thêm vào đó tiến độ triển khai các dự án công nghiệp còn chậm…

Xây dựng cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng

43

Năm năm 2001- 2005, huyện đã khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của Tỉnh, của Trung ương kết hợp với nguồn vốn của địa phương để tập trung sửa chữa, xây dựng mới các công trình hạ tầng kinh tế trong huyện phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội và làm cho bộ mặt nông thôn trong huyện thay đổi nhanh chóng. Hệ thống đường giao thông liên xã được tu sửa và nâng cấp, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng của nhân dân.

Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản 5 năm (2001- 2005) là 603,7 tỷ đồng, tăng 34,5% so với giai đoạn trước. Tốc độ tăng bình quân hàng năm là 14,2%, cao hơn 1,2% so với chỉ tiêu đề ra. Trong đó: vốn đầu tư tập trung là 288,2 tỷ đồng, vốn đầu tư xây dựng nhà ở trong nhân dân là 315,5 tỷ đồng. Các công trình giao thông được đầu tư 76 885 tỷ đồng, các công trình thuỷ lợi được đầu tư 32,97 tỷ đồng, đầu tư xây dựng các trường học 55 507 tỷ đồng, đầu tư cho y tế 6 781 tỷ đồng, đầu tư xây dựng điện lưới quốc gia 6 tỷ đồng, đầu tư xây dựng hệ thồng bưu chính viễn thông 18,5 tỷ đồng.

Nhìn chung, các công trình xây dựng được tổ chức chỉ đạo, giám sát chặt chẽ, thực hiện đúng quy trình đấu thầu trong XDCB của huyện, đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ thi công, sớm đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả. Tập trung xây mới, tu sửa, nâng cấp đường trục xã và xây dựng lại Quốc lộ 10, bệnh viện trung tâm và nhiều trường học…Đến tháng 6 năm 2005, toàn huyện đã có hệ thống lưới điện bảo đảm cung cấp điện tương đối ổn định, 100% xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hoá xã và bưu cục. Trên các địa bàn dân cư, nhiều hộ gia đình và nhóm hộ đã hợp tác đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị, khoa học kỹ thuật, góp phần thúc đẩy sản xuất TTCN và nông nghiệp phát triển theo hướng CNH, HĐH, tăng năng suất lao động và từng bước hình thành phân công lao động, chuyên môn hoá sản xuất.

Cơ cấu thương mại- dịch vụ

44

UBND huyện Quỳnh Phụ hỗ trợ xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp tại xã Quỳnh Minh

Lĩnh vực dịch vụ và thương mại của huyện trong những năm 2001- 2005 phát triển đa dạng và sôi động, nhất là dịch vụ bán buôn, bán lẻ, dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông và dịch vụ xây dựng… Việc xúc tiến thương mại tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và TTCN đã được chú trọng. Hoạt động ở các chợ đầu mối, chợ nông thôn, các trung tâm kinh doanh thương mại được tổ chức và khai thác có hiệu quả. Việc kiểm tra giám sát thị trường, chống hàng giả, hàng kém chất lượng được chú trọng. Tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ trong cơ cấu tổng sản phẩm xã hội của huyện không ngừng được tăng lên. Năm 2001 đạt giá trị 150.567 tỷ đồng (giá năm 1994), chiếm tỷ trọng 17,3% trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp- công nghiệp xây dựng- thương mại dịch vụ, đến năm 2005 đạt 262.402 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 21,45%. Giá trị xuất khẩu năm 2001 đạt 2 087 triệu USD, năm 2005 tăng lên 4 612 triệu USD. Hàng hoá xuất khẩu chủ yếu

45

là lúa gạo và lợn sữa, ngoài ra là các sản phẩm ớt, khoai tây, mây tre đan, hàng thêu ren, quần áo may sẵn… Hàng hoá nhập chủ yếu phục vụ sản xuất, xây dựng và tiêu dùng. Năm 2001, tổng mức bán lẻ trên thị trường đạt 132,95 tỷ đồng (giá thị trường), năm 2005 tăng lên 276, 755 tỷ đồng. Năm 2000 có 2 745 người kinh doanh thương mại, dịch vụ ngân hàng, đến 2005 tăng lên 62.278 người

Bảng 7: giá trị sản xuất theo giá cố định của ngành thương mại dịch vụ (đơn vị: triệu đồng)

Năm Tổng số Thương mại Vận tải Dịch vụ

2000 176 214 22 741 8 569 144 904

2001 188 367 26 097 10 095 152 175

2002 192 388 26 297 10 753 155 338

2003 211 458 36 887 11081 163 490

2004 224 412 40 470 11 539 172 403

2005 249 119 32 150 12 114 204 885

Nguồn: Phòng thống kê huyện Quỳnh Phụ

Bảng số liệu trên cho thấy tổng giá trị sản xuất của ngành dịch vụ thương mại không ngừng tăng trong 5 năm, trong đó tăng nhanh nhất là lĩnh vực hoạt động thương mại, điều đó cho thấy hoạt động thương mại ở địa phương có sự phát triển mạnh và ngày càng mở rộng.

Dịch vụ du lịch, từ năm 2001 huyện đã chỉ đạo việc xây dựng quy hoạch tuyến du lịch và quảng bá các di tích lịch sử- văn hoá của huyện, hàng năm đã thu hút được hàng chục ngàn lượt khách về dự lễ hội du lịch Đền Đồng Bằng.

Giá trị của ngành dịch vụ thương mại, du lịch hàng năm có mức tăng trưởng khá, năm 2005 đạt 294 tỷ 465 triệu đồng, tăng hơn 2 lần so với năm 2000, (bình quân 5 năm tăng 15,19%).

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện quỳnh phụ (tỉnh thái bình) lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 37 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)