Trải qua 20 năm tiến hành đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nền kinh tế nước ta tăng trưởng khá, đời sống nhân dân được cải thiện, chính trị xã hội ổn định, quốc phòng an ninh giữ vững, vị thế nước ta được nâng lên rõ rệt. Bên cạnh những thành tựu to lớn đó, nền kinh tế nước ta cũng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, trong đó có nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới … Trong bối cảnh đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (4-2006) đã đề ra chủ trương phát triển mạnh các ngành và các sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức; kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại. Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát triển của đất nước, ở từng vùng, từng địa phương và trong từng dự án kinh tế - xã hội. Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý theo ngành, theo lĩnh vực và lãnh thổ.
Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động của tất cả các ngành, lĩnh vực, nhất là các ngành, lĩnh vực có sức cạnh tranh cao.
Đại hội đã nêu lên mục tiêu và phương hướng phát triển đất nước 5 năm 2006 - 2010: “ Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, giữ
51
vững ổn định chính trị - xã hội; sớm đưa nước ta ra khái tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.” [38, tr. 76]
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế đất nước 5 năm 2006 - 2010, Đại hội đã xác định những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu là: Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh CNH,HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ. Tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
Đại hội X của Đảng nêu lên quan điểm về định hướng chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế là:
-Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, chuyển mạnh sang sản xuất các loại sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao; đẩy mạnh thâm canh các loại cây trồng trên cơ sở áp dụng các quy trình sản xuất đồng bộ và tiên tiến; phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng quy mô lớn, an toàn dịch bệnh và bền vững về môi trường; xây dựng các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung gắn với việc chuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến và bảo quản; đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ, nhất là giống và kỹ thuật sản xuất; chú trọng phát triển kinh tế trang trại, các loại hình kinh tế hợp tác…. Trong đó Đảng xác định rõ: “phải phát triển toàn diện nông nghiệp, chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, đưa nhanh tiến bộ khoa học- kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa phương…” [38, tr. 29]
52
- Phát triển nhanh hơn công nghiệp và xây dựng theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và hiện đại hoá. Trong việc phát triển ngành công nghiệp, Đảng nhấn mạnh: “chúng ta khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp, công nghệ cao, công nghiệp chế tác, công nghiệp phần mềm và công nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động; phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế, nâng cao hiệu quả của các khu công nghiệp, khu chế xuất. Khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển mạnh các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu…” [38, tr .30]
- Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội theo hướng hiện đại, nhà nước ưu tiên ngân sách và huy động các nguồn lực khác để đẩy nhanh việc xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng trong từng vùng và trên cả nước; chú trọng các công trình quan trọng, thiết yếu, phát huy nhanh tác dụng; khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí, kém chất lượng, ưu tiên đầu tư vôn xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, bưu chính viễn thông [38, tr. 30]
-Tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ, “Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng lớn và sức cạnh tranh cao, tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống như:vận tải, thương mại, du lịch, tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông. Phát triển mạnh các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống nông thôn. Mở rộng các dịch vụ mới, nhất là những dịch vụ cao cấp, dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Phát triển nhanh hơn dịch vụ vận tải đa phương thức và dịch vụ hỗ trợ các phương thức vận tải. Tiếp tục phát triển mạnh thương mại trong nước trên tất cả các vùng và gia tăng nhanh xuất khẩu. Khuyến khích đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động du lịch…” [38, tr. 202].
53
Để cụ thể hoá nội dung của Nghị quyết Đại hội X và để tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế trong những năm tiếp theo, ngày 5/8/2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp và ban hành Nghị quyết số 26- NQ/TƯ “về nông nghiệp, nông thôn và nông dân”
Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCHTW khoá X đã nêu lên một số quan điểm, mục tiêu của Đảng về vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
“- Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững...
- Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh CNH,HĐH. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình CNH,HĐH đất nước. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt.” [40, tr. 3-4]
Đường lối phát triển kinh tế trong đó có chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế do Nghị quyết Đại hội X và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khoá X của Đảng đề ra đã định hướng cho sự phát triển kinh tế các địa phương và là cơ sở lý luận quan trọng để Đảng bộ tỉnh Thái Bình và Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ vận dụng vào điều kiện thực tiễn của địa phương.
Đảng bộ tỉnh Thái Bình cùng nhân dân trong tỉnh ra sức thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương và các mục tiêu kinh tế- xã hội được đề ra tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVI năm 2001, đến năm 2005 về cơ bản đã hoàn thành các chỉ tiêu Đại hội đề ra. Những kết quả đó đã tạo điều kiện cho
54
Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh tiếp tục phát huy trong thời gian tới. Trong bối cảnh đó, ngày 6- 12- 2005, Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVII được tiến hành với chủ đề là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, khai thác mọi nguồn lực, đổi mới toàn diện, đẩy mạnh CNH- HĐH, sớm đưa Thái Bình thoát khỏi tỉnh nghèo và chậm phát triển” [56, tr. 3].
Đại hội cũng đề ra mục tiêu tổng quát là: “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, khai thác mọi nguồn lực, đổi mới toàn diện, đẩy mạnh CNH- HĐH, CDCCKT theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp; tăng cường tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, sớm đưa Thái Bình thoát khỏi tỉnh nghèo và chậm phát triển” [56, tr. 40]
Để thực hiện thành công những mục tiêu đó, Đại hội cũng nêu lên một số giải pháp quan trọng, trong đó có các giải pháp nhằm tập trung khai thác và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để đẩy mạnh phát triển kinh tế của tỉnh trong những năm tiếp theo là:
1- Tập trung phát triển toàn diện nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH, chuyển mạnh nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá.
2- Phát triển mạnh mẽ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, vừa phát triển công nghiệp tập trung, vừa đẩy mạnh phát triển nghề, làng nghề.
3- Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống
4- Đẩy mạnh các hoạt động tài chính, ngân hàng, tập trung khai thác các nguồn vốn cho đầu tư phát triển
5- Tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng
…
55
Sau 5 năm (2001- 2005) thực hiện chủ trương CDCCKT, mặc dù có nhiều khó khăn, phức tạp song với quyết tâm và sự nỗ lực cố gắng của Đảng bộ và nhân dân huyện Quỳnh Phụ cơ cấu kinh tế huyện trong 5 năm 2001- 2010 đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp- TTCN và ngành dịch vụ - thương mại, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện. Nền kinh tế tăng trưởng khá đã tác động làm cho tình hình văn hoá- xã hội trong huyện cũng không ngừng được nâng lên, đời sống vật chất- tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới. Những thành quả đó đã tạo tiền đề vô cùng quan trọng để Đảng bộ và nhân dân trong huyện tin tưởng và cố gắng hơn nữa để thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế- xã hội trong những năm tiếp theo, cùng nhân dân cả nước đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Trong bối cảnh đó, ngày 15 tháng 9 năm 2005, Đại hội Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ lần thứ XIII trên cơ sở phân tích tình hình, đánh giá những thuận lợi và khó khăn của địa phương, đã đề ra chủ trương phát triển kinh tế- xã hội cho giai đoạn 2006-2010 là:
“Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, tiếp tục giữ vững an ninh chính trị, tập trung khai thác và huy động mọi nguồn lực để phát triển toàn diện, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tích cực vận động và có chính sách thu hút các dự án đầu tư để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại, du lịch; đẩy mạnh sản xuất hàng nông sản xuất khẩu; tiếp tục đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật, xây dựng nông thôn mới… ”. [3, tr.
15]
Đại hội đã xác định một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2010 là:
56
“Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đến năm 2010 (giá cố định năm 1994) là 2.412 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm từ 13% trở lên. Trong đó giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thuỷ sản tăng 5,68%, công nghiệp xây dựng tăng 23,16% (CN,TTCN tăng 26,25%; XDCB tăng 15%), dịch vụ thương mại du lịch tăng 15,5% trở. Cơ cấu kinh tế năm 2010 (giá thực tế) là:
giá trị sản xuất nông nghiệp: 39%; công nghiệp, xây dựng cơ bản: 32%; dịch vụ thương mại, du lịch: 29%. Năng suất lúa hàng năm 130 tạ/ ha trở lên. Hệ số sử dụng đất 2,67 lần. Bình quân giá trị sản xuất 1 ha canh tác (giá thực tế) đạt 45 triệu đồng trở lên. Giá trị sản xuất (giá thực tế) bình quân đầu người năm 2010 đạt 10,5 triệu đồng, xấp xỉ 700 USD”[ 3, tr. 15]
Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đó, Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ đã đưa ra hệ thống những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu thực hiện trên các lĩnh vực, trong đó có các giải pháp về kinh tế là: “tiếp tục thực hiện 4 chương trình kinh tế- xã hội trọng tâm của huyện, phấn đấu chuyển mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, TTCN và tỷ trọng giá trị dịch vụ thương mại, du lịch, giảm dần tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế. Mở rộng liên doanh, liên kết, hợp tác với các tỉnh và các huyện bạn; tích cực tiếp thu công nghệ mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế trong huyện. ”[3, tr. 16].
Một là, giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp toàn diện.
Do đặc trưng riêng của huyện là một huyện có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, tính đến năm 2005, ngành nông nghiệp đã đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế chung của huyện. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp của huyện vẫn còn nhiều bất cập, đó là sản xuất chưa gắn với thị trường tiêu thụ, chưa có sản phẩm hàng hoá xuất khẩu chất lượng cao, khả năng cạnh tranh thấp, ít áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất…Vì vậy muốn phát triển ngành nông nghiệp toàn diện, vững chắc thì cần: phát triển cả
57
trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chuyển mạnh nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá gắn với chế biến và tiêu thụ. Phấn đấu đến năm 2010, giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản (giá cố định năm 1994) đạt 932,302 tỷ đồng. Tăng bình quân hàng năm đạt 5,68%/ năm, trong đó trồng trọt 1,5%, chăn nuôi 13%năm.
- Về trồng trọt: giữ vững và tiếp tục mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng, hiệu quả cây vụ đông, phấn đấu đạt 7000 ha vào năm 2010. Phấn đấu gieo cấy 100% diện tích vụ xuân bằng các giống lúa ngắn ngày có tiềm năng năng suất cao, trong đó mở rộng diện tích cấy lúa chất lượng cao, chất lượng gạo ngon để xuất khẩu. Tăng cường đầu tư thâm canh tăng vụ, phát triển một số cây công nghiệp và cây dược liệu theo vùng quy hoạch. Xây dựng 40%
diện tích đất canh tác đạt giá trị sản xuất từ 50 triệu đồng trở lên/ha/ năm.
Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, quy hoạch thành các vùng chuyên canh lớn gắn với việc kêu gọi, khuyến khích đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nông sản thực phẩm vừa và nhỏ ở các thị tứ, thị trấn, nâng hệ số sử dụng đất lên 2,67 lần.
- Về chăn nuôi: Đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính, phấn đấu đạt tỷ trọng giá trị chăn nuôi 42% giá trị sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo tinh thần Nghị quyêt 12- NQ/TU của Tỉnh uỷ (khoá XVI).
Giải pháp để đột phá trong chăn nuôi là khuyến khích chăn nuôi trang trại và gia trại và hình thành các vùng chuyên canh nuôi tập trung. Phấn đấu chuyển đổi khoảng 1500 ha diện tích vùng trũng cấy lúa kém hiệu quả ở Quỳnh Hải, Quỳnh Hoa, An Ninh, Quỳnh Hội và một số xã khác sang nuôi trồng thuỷ sản hoặc kết hợp lúa- cá. Hình thành 1-2 khu trang trại chăn nuôi quy mô lớn theo hình thức công nghiệp và bán công nghiệp. Đẩy mạnh tiếp thu tiến bộ khoa học, công nghệ vào chăn nuôi để sản xuất với khối lượng hàng hoá lớn, có chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường. Đẩy mạnh
58
phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng thâm canh và hình thành các vùng nuôi tập trung quy mô lớn ven sông Hoá và sông Luộc như An Bài, An Thanh, An Mỹ, An Ninh, Quỳnh Giao, Quỳnh Hoa.
Hai là, tập trung phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề theo hướng nâng cao hiệu quả và ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến. Huyện Quỳnh Phụ phải tiếp tục phát triển nhanh Công nghiệp - TTCN theo hướng hiện đại thích ứng và hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Huyện muốn giàu thì công nghiệp, dịch vụ phải phát triển mạnh. Vì vậy, giải pháp để phát triển CN, TTCN trong 5 năm tới được huyện xác định là: tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống và làng đa nghề; có cơ chế khuyến khích du nhập nghề mới; liên doanh liên kết các hộ cùng nghề hình thành các cụm làng nghề và xây dựng cụm công nghiệp làng nghề để gắn kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, huyện cần đẩy mạnh xúc tiến thu hút đầu tư vào khu công nghiệp Cầu Nghìn, tích cực tìm nguồn vốn đầu tư xây dựng cụm công nghiệp Thị trấn Quỳnh Côi và một số điểm công nghiệp, TTCN tập trung ven đường 10 từ Ngã ba Đọ đến cầu Vật, trước mắt là từ cầu Gừa đến ngã tư Kênh, một số điểm ven đường 217 và ven các trục đường liên xã khác.
Có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp ở ngoài huyện vào đầu tư sản xuất TTCN ở nông thôn, gắn việc dạy nghề cho người lao động với việc tổ chức sản xuất của doanh nghiệp nhằm khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ, góp phần tích cực giải quyết lao động nông nhàn trong nông thôn.
Ba là, đẩy mạnh hoạt động dịch vụ - thương mại, du lịch đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống. Giải pháp trọng tâm để đẩy mạnh dịch vụ thương mại là: quy hoạch và đầu tư xây dựng các chợ đầu mối gắn với công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm ở một số xã như Quỳnh Hải, Quỳnh Minh, An Đồng, An Mỹ, Quỳnh Ngọc…thành các trung tâm thương mại của cụm xã;