Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 2001 đến năm 2005

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện quỳnh phụ (tỉnh thái bình) lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 31 - 37)

1.2. Đ ảNG Bộ HUYệN Q UỳNH P Hụ LÃNH ĐạO CHUYểN DịCH CƠ CấU KINH Tế Từ NĂM

1.2.2. Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 2001 đến năm 2005

Bước vào thế kỷ XXI, cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiêp, xây dựng cơ bản - thương mại, dịch vụ của huyện Quỳnh Phụ đã hình thành, sản xuất hàng hoá đạt mức tăng trưởng khá, cơ sở kết cấu hạ tầng có những tiến bộ.

Chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, hỗ trợ vốn xây dựng được vận dụng. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho huyện tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tuy nhiên, vốn là một huyện thuần nông nên khi bước vào thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, các cơ sở sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp manh mún mang tính tự cung tự cấp là chính, sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Trong điều kiện đó, Huyện uỷ đã chỉ đạo các Đảng bộ cơ sở, các cấp chính quyền, các ban ngành, đoàn thể trong huyện tổ chức thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, CDCCKT ở địa phương.

Hội đồng nhân dân huyện, xã, thị trấn đã phát huy vai trò cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, bám sát những chủ trương của các cấp uỷ và nghị quyết của HĐND, UBND các cấp đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ CDCCKT. Bên cạnh đó các hoạt động của MTTQ và các cấp, các ngành, đoàn thể không ngừng được đổi mới và tích cực tuyên truyền vận động

29

nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chủ trương của Tỉnh uỷ và Huyện uỷ về CDCCKT, CNH,HĐH nông thôn.

Các cấp uỷ và chính quyền xã, thị trấn quán triệt đầy đủ chủ trương của Huyện uỷ để từ đó xây dựng đề án sản xuất phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương mình. Đặc biệt, đối với những ngành trọng tâm Huyện uỷ đã ra Nghị quyết chỉ đạo thực hiện cụ thể cho phù hợp.

Trong sản xuất nông nghiệp, Huyện ủy xác định phải tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện, với nhịp độ tăng trưởng bình quân 4%/năm, bền vững theo hướng CNH,HĐH, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá thị trường. Để thực hiện nhiệm vụ đó, Huyện uỷ đã quán triệt tới các cấp uỷ Đảng, chính quyền các xã, các ngành, các đơn vị, tổ chức, đảng viên và nhân dân về định hướng CDCCKT, trong đó chú trọng CDCCKT nông nghiệp.

Ngày 18- 4- 2002, Uỷ ban nhân dân huyện ban hành Chỉ thị 05/CT để thực hiện Chỉ thị 07/CT của Tỉnh uỷ và Quyết định số 18-QĐ của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về dồn điền đổi thửa; Ngày 21- 6- 2002, Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện xây dựng đề án số 04, triển khai thực hiện Nghị quyết 5 ngày 18-3- 2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Đề án số 29 của Tỉnh uỷ về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Huyện uỷ chỉ rõ phải củng cố và phát triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp hiện có, nâng cao hiệu quả dịch vụ, mở rộng các thành viên kể cả cho các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân tham gia trên cơ sở liên kết bốn nhà: nhà nông, nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp để tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển.

Năm 2003, huyện xây dựng Đề án số 15 thực hiện Nghị quyết 8 của Tỉnh uỷ và Đề án số 7 ngày 15-4- 2003 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về xây dựng cánh đồng đạt 100% diện tích lúa ngắn ngày. Ngay sau khi ban hành các chủ trương đó, Ban chấp hành Đảng bộ và Ủy ban nhân dân Huyện đã nhanh chóng chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo CDCCKT nông nghiệp ở các xã.

30

Trước mắt là tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp, tiến hành đổi mới cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên diện rộng, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng gắn với cơ cấu mùa vụ đồng thời phối hợp với các HTX nông nghiệp, đầu tư có trọng tâm trọng điểm đối với các khâu cơ bản trong quá trình sản xuất. Sắp xếp lịch cấy lúa, gieo trồng màu, áp dụng các biện pháp thâm canh, công tác phòng trừ sâu bệnh, diệt trừ cỏ dại, diệt chuột… bằng các biện pháp sinh học.

Huyện chỉ đạo thực hiện cơ cấu giống lúa mới, loại bỏ dần các loại lúa dài ngày năng suất thấp, tăng các giống lúa ngắn ngày chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Quy trình gieo cấy mạ non, mạ ngạch trê…gieo cấy đúng lịch, tưới tiêu nước khoa học, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh được chỉ đạo và quán triệt chặt chẽ trên toàn huyện. Ở những diện tích đất màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng cây rau màu có năng suất và chất lượng cao, huyện chỉ đạo chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây rau màu đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Trong đó có một số cây đem lại giá trị kinh tế cao như: xu hào, bắp cải, bí đao, cây khoai tây, cây ớt, cây lạc, ngô, đậu tương…đều là các giống mới năng suất cao. Đại bộ phận cây rau màu được trồng trong vụ đông. Để hỗ trợ bà con xã viên làm tốt công tác trồng cây vụ đông, huyện đã hỗ trợ hàng trăm triệu đồng để mua giống mới, tiền điện bơm nước, khuyến khích mở rộng diện tích gieo trồng. Trong quá trình đó đã hình thành và phát triển một số vùng chuyên canh cây hàng hoá như: xã Quỳnh Hải chuyên trồng và cung cấp các mặt hàng rau màu cho xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng ở thành phố; xã Quỳnh Hồng chuyên sản xuất cây cảnh và hoa tươi cho các huyện. Những cánh đồng 50 triệu đồng/ha ngày càng nhiều, điển hình là thôn An Phú xã Quỳnh Hải có 6 cánh đồng rộng 94 ha, đạt giá trị 80 triệu đồng/ha. Cánh đồng 50 triệu đồng/ha là một mô hình sản xuất chuyển

31

đổi cây trồng theo hướng CNH,HĐH nhanh chóng được các hộ nông dân nhân thành diện rộng. Các giống cây ăn quả cũng phát triển thông qua việc cải tạo vườn tạp và chuyển những diện tích lúa ven làng kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.

Ngành chăn nuôi tiếp tục được phát triển theo hướng công nghiệp, tiếp thu các giống mới có chất lượng cao, sử dụng thức ăn tổng hợp, đẩy mạnh chăn nuôi gia trại, trang trại, kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm với nuôi trồng thuỷ sản, tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, từng bước đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính gắn với thị trường tiêu thụ. Huyện xác định chăn nuôi lợn là trọng tâm nên đã tạo điều kiện cho các gia trại, trang trại vay vốn từ 20 đến 50 triệu đồng hỗ trợ lãi xuất 1 năm đồng thời tập huấn cho hộ xã viên cách chăn nuôi mới. Nghề nuôi trồng thuỷ hải sản phát triển mạnh do xuất phát từ nhu cầu thị trường tăng mạnh. Trong 5 năm 2001- 2005 toàn huyện đã có 14 trang trại chuyên nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu. Năm 2004, huyện xây dựng đề án quy vùng nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu tập trung ở một số xã: An Mỹ, An Thanh, An Bài, Quỳnh Hội, Quỳnh Hoàng, Quỳnh Khê…Để hỗ trợ cho các gia trại, trang trại phát triển, huyện đã chỉ đạo thành lập các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp có nhiệm vụ thực hiện tốt các khâu dịch vụ cho hộ nông dân, trong đó có 4 khâu cơ bản là:

dịch vụ nước, bảo vệ thực vật, chuyển giao khoa học kỹ thuật và thú y. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi của huyện vẫn đứng trước nhiều khó khăn cần giải quyết: quy mô nhỏ lẻ, phân tán, hầu như chưa có sản phẩm hàng hoá chất lượng cao, thiếu vốn và kinh nghiệm chăn nuôi, cơ sở vật chất phục vụ vẫn còn lạc hậu chưa áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ cao vào sản xuất. Khắc phục tình trạng đó, tháng 6-2002, Huyện ủy chỉ đạo thực hiện Đề án số 04 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

32

Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng nhanh tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế, tạo việc làm tăng thu nhập cho lao động là chủ trương lớn của Đảng bộ huyện trong giai đoạn này.

Đầu năm 2001, huyện xây dựng chương trình phát triển nghề, làng nghề và xây dựng cơ sở công nghiệp cụ thể hoá Nghị quyết 12 của Đảng bộ huyện.

Năm 2002, Phòng Công thương xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp - thủ công nghiệp giai đoạn 2110- 2010 để cụ thể hoá chương trình nêu trên của huyện. Tiếp đó tháng 6 năm 2002, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện thông qua đề án 06 thực hiện Nghị quyết 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Đề án 30 của Tỉnh uỷ về tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, trong đó quy hoạch khu công nghiệp Cầu Nghìn, cụm công nghiệp thị trấn Quỳnh Côi, các cơ sở công nghiệp ven quốc lộ 10. Hướng phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp được xác định là nghề, làng nghề, các doanh nghiệp sản xuất tập trung. Huyện tạo hành lang pháp lý, có chính sách hỗ trợ về đất đai, thuế, đào tạo về nhân lực, xây dựng kết cấu hạ tầng, cho vay vốn, tìm thị trường, xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm.

Bên cạnh đó, huyện uỷ đã chỉ đạo các ngành chức năng giúp đỡ các xã có dự án khả thi vay vốn nhằm khuyến khích phát triển, đồng thời tranh thủ các nguồn vốn của các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư vào các làng nghề, khu công nghiệp… Thêm vào đó, Huyện uỷ cũng tập trung nghiên cứu, đề ra các giải pháp mang tính khả thi như: tăng cường công tác quản lý nhà nước trong quy hoạch đầu tư xây dựng; tiếp tục cơ chế “ một cửa” taọ điều kiện cho các nhà đầu tư; rà soát đánh giá việc thực hiện các chính sách khuyến khích ưu đãi của tỉnh đã ban hành đồng thời tham mưu đề xuất với cấp trên những chính sách phù hợp; chỉ đạo khai thác triệt để các lợi thế và thế mạnh của địa phương; tiếp tục phát triển đồng bộ các khu công nghiệp và các làng nghề….

33

Với chủ trương nêu trên, đầu năm 2002 đã có 2 doanh nghiệp tư nhân đầu tư thực hiện dự án công nghiệp là Xí nghiệp may Hoàng Anh thuộc Tổng công ty dệt may Thăng Long đặt địa bàn trên thị trấn Quỳnh Côi; Công ty TNHH Trúc Mai đầu tư xây dựng phân xưởng thêu ren Bàn Tay Việt ở xã An Khê. Đến năm 2005, ngoài 2 dự án nêu trên, có thêm 8 dự án đầu tư xây dựng xong và đi vào sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, có 7 dự án đầu tư xây dựng tổng vốn 127,4 tỷ, có thể giải quyết việc làm cho 3.430 lao động.

Tính đến năm 2005, trên địa bàn huyện có 54 cơ sở sản xuất thủ công đăng ký lập doanh nghiệp, với tổng số lao động công nghiệp, thủ công nghiệp và xây dựng toàn huyện là 27.819 lao động.

Tuy nhiên, ở một số cụm công nghiệp hoạt động còn hạn chế; một số hạng mục công trình hạ tầng tiến độ xây dựng chậm; vấn đề ô nhiễm môi trường quanh các khu công nghiệp chưa được chú ý khắc phục; đối với các dự án đang triển khai thì rơi nào tình trạng thiếu vốn, tiến độ hoàn chỉnh công trình chậm… Những khó khăn đó đã được Huyện uỷ phối hợp với các cấp chính quyền, các ban ngành, nhất là Ban quản lý các khu công nghiệp tìm cách giải quyết, tháo gỡ.

Xây dựng cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng cũng được huyện tập trung chỉ đạo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành sản xuất các ngành nghề khác. Các công trình giao thông được đầu tư 76.885 tỷ đồng, chiếm 31,04%

tổng số vốn xây dựng, đã tập trung mở rộng, nâng cấp đường 17 (An Khê- An Đồng), đường 216 và tiến hành rải đá, láng nhựa 6 đường trục xã, đầu tư xây dựng một số cầu lớn trong đó có cầu Mỹ Hà. Công trình thuỷ lợi được đầu tư 32.97 tỷ đồng, chiếm 13,31% tổng vốn xây dựng, trong đó tập trung nâng cấp một số công trình lớn, tu bổ đê kè và hệ thống tưới tiêu. Đầu tư xây dựng các trường học và trạm y tế, xây dựng bổ sung Bệnh viện trung tâm, đầu tư xây dựng điện lưới quốc gia và hệ thống bưu chính viễn thông. Ngoài ra, huyện

34

còn đầu tư xây dựng một số công sở và bưu điện văn hoá xã. Các công cụ và phương tiện lao động cũng được hiện đại hoá.

Về thương mại dịch vụ

Để tăng tỷ trọng giá trị ngành thương mại dịch vụ của huyện trong tổng giá trị GDP, Huyện đã đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tham gia các hội trợ thương mại ở trong và ngoài tỉnh, xây dựng các trang website, phát triển 2 trung tâm thương mại là thị trấn Quỳnh Côi và An Bài, nâng cấp 16 trợ khu vực, chỉ đạo các xã xây dựng trung tâm thương mại xã, đáng lưu ý có xã Quỳnh Hải là xã đi đầu đã sử dụng trang website quảng bá sản phẩm. Huyện chỉ đạo tăng cường quản lý thị trường, chống gian lận thương mại, buôn lậu và buôn bán hàng giả. Huyện cũng huy động các ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân tạo mọi điều kiện thuận lợi, cung cấp đủ vốn cho các doanh nghiệp, nhân dân vay để sản xuất, kinh doanh; mở rộng đa dạng các hoạt động dịch vụ, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư; nâng cấp, tu sửa các di tích lịch sử văn hoá, cách mạng, lễ hội truyền thống và làng nghề để phát triển loại hình du lịch của địa phương.

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện quỳnh phụ (tỉnh thái bình) lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)