3.1. M ộT Số NHậN XÉT
3.1.1 Quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng- Nhà nước, nội
Những chủ trương, định hướng về CDCCKT của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã nhanh chóng được Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ quán triệt một cách nghiêm túc, vận dụng sáng tạo phù hợp với điều kiện cụ thế của địa phương. Vì vậy, sau 10 năm (2001- 2010) thực hiện mục tiêu tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân; khai thác mọi nguồn lực; đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội huyện Quỳnh Phụ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng nông thôn mới với tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo, Đảng bộ và nhân dân trong huyện Quỳnh Phụ đã đạt được những kết quả quan trọng và tương đối toàn diện.
Kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng theo hướng CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn. Cơ cấu kinh tế huyện có sự dịch chuyển theo hướng tiến bộ: tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm, tỷ trọng ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp- xây dựng cơ bản và ngành dịch vụ - thương mại liên tục tăng qua các năm. Năng suất lúa, rau màu và sản lượng lương thực đạt cao, không những giải quyết tốt nhu cầu lương thực của huyện mà còn trở thành huyện dẫn đầu tỉnh về việc xuất khẩu gạo. Năm 2010, tổng giá trị sản xuất của huyện đạt 3.116 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 41, 92%, trong đó nông nghiệp, thuỷ sản tăng 5,94%; công nghiệp- xây dựng cơ bản tăng 80,53%; thương mại dịch vụ tăng 17,3%; cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực.
93
Qua 10 năm cơ cấu kinh tế của huyện có sự dịch chuyển lớn, tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm mạnh từ chỗ chiếm 66,2% năm 2000 đến năm 2010 chỉ còn chiếm 26,5% trong cơ cấu kinh tế huyện, trong khi đó ngành công nghiệp, TTCN và XDCB của huyện tăng mạnh, từ 16,1% năm 2000 lên 56,2% năm 2010, ngành dịch vụ thương mại huyện nhìn chung tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng chậm và chưa ổn định. Sự dịch chuyển đó phù hợp với xu thế chung của đất nước và cho thấy nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân huyện Quỳnh Phụ trong việc thực hiện chủ trương, nghị quyết của Trung ương Đảng và của Tỉnh ủy Thái Bình vào điều kiện cụ thể của huyện.
Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ biết phát huy tiềm năng, thế mạnh về tự nhiên và con người, xác định đúng ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế nên sớm đưa huyện thoát khỏi đói nghèo và vươn lên thành một trong những huyện phát triển kinh tế nhanh của tỉnh, nhất là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Nhìn chung, Đảng bộ và nhân dân Quỳnh Phụ luôn năng động, sáng tạo và mạnh dạn áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, không ngừng đổi mới các hoạt động kinh tế để có được hiệu quả cao nhất.
Trong ngành nông nghiệp, mặc dù do tốc độ phát triển công nghiệp và tốc độ đô thị hoá nhanh làm giảm diện tích đất nông nghiệp của huyện, nhưng nhờ một số chính sách đúng đắn trong việc chỉ đạo phát triển nông nghiệp như: phấn đấu đưa vụ đông thành vụ chính, đưa một số giống lúa mới năng suất cao vào gieo cấy, chuyển một số diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi thuỷ sản, hình thành một số vùng chuyên canh sản xuất rau, cây cảnh, lúa, và chăn nuôi cá, lợn, gia cầm theo hình thức công nghiệp và bán công nghiệp hướng xuất khẩu,… làm cho sản lượng và năng suất cây trồng vật nuôi không ngừng tăng. Từ năm 2001 đến năm 2010, toàn huyện đã thực hiện các Nghị quyết của Trung ương và 4 chương trình kinh tế- xã hội trọng tâm của
94
huyện, các địa phương trong huyện đã tích cực đưa những giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, góp phần thúc đẩy việc đưa năng suất, sản lượng các ngành trồng trọt và chăn nuôi trên địa bàn huyện không ngừng tăng qua các năm, nhất là trong 2 năm 2009 và năm 2010, tổng sản lượng của ngành nông nghiệp nói chung đạt cao và ổn định (riêng năm 2010 tổng giá trị sản xuất nông nghiệp- thuỷ sản đạt 805 tỷ đồng, so với năm 2009 tăng 5,94%, trong khi đó tổng giá trị sản xuất nông nghiệp trong 5 năm 2001- 2005 mới chỉ đạt 607,839 tỷ đồng/ năm, năng suất lúa đạt cao nhất từ trước đến nay là 136 tạ/ ha, diện tích vụ đông đạt 6 064 ha, huyện đã đưa nhiều cây có giá trị kinh tế cao vào sản xuất). Như vậy, trong 10 năm (2001- 2010), sản xuất nông nghiệp liên tục phát triển, đặc biệt diện tích cây vụ đông tăng nhanh và trở thành vụ chính trong ngành trồng trọt, góp phần đưa sản lượng lương thực của huyện không ngừng tăng đáp ứng nhu cầu trong huyện và xuất khẩu.
Ngành công nghiệp- TTCN và XDCB tăng mạnh, một số dự án đầu tư mang lại hiệu quả, thu hút nhiều lao động. Công tác quản lý tài chính chặt chẽ, điều hành linh hoạt phục vụ tốt cho nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, tổng giá trị sản xuất của ngành liên tục tăng qua các năm: từ 90.183 tỷ đồng năm 2001 lên 1 685,8 tỷ năm 2010, tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong 10 năm không ngừng tăng từ 603,7 tỷ đồng năm 2001- 2005 tăng lên 2105,4 tỷ đồng năm 2006- 2010, các làng nghề đạt tiêu chuẩn cũng được nâng lên, nếu như năm 2000 nhiều xã trắng nghề đến năm 2005 tất cả các xã thị trấn đều có nghề, đặc biệt xuất hiện nhiều làng nghề được tỉnh công nhận đủ tiêu chuẩn làng nghề. Trong hoạt động công nghiệp và xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện ngày càng nhận được sự quan tâm đầu tư phát triển, làm cho ngành công nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện.
95
Hoạt động dịch vụ thương mại tăng trưởng khá, tổng giá trị sản xuất dịch vụ thương mại năm 2001 đạt 150 267 triệu, năm 2005 đạt 264 119 triệu, đến năm 2010 đạt 468 tỷ đồng. Năm 2001, tổng mức bán lẻ trên thị trường đạt 132,95 tỷ đồng (giá thị trường), năm 2005 tăng lên 276,755 tỷ đồng, đến năm 2010 đạt 1 580 tỷ và giá trị xuất khẩu ước đạt 5 triệu USD (sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là thép sengly, giấy tiền Đài Loan, lợn sữa,… ) Việc xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, TTCN có nhiều khởi sắc. Hệ thống chợ nông thôn, và các trung tâm kinh doanh thương mại được tổ chức khai thác có hiệu quả, đặc biệt vấn đề quảng bá các di tích lịch sử - văn hoá, lễ hội của huyện được đẩy mạnh làm cho hoạt động du lịch của huyện vài năm gần đây trở nên sôi động, các dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.
Những kết quả đạt được đó là quan trọng và có ý nghĩa lớn trong việc củng cố niềm tin của quần chúng đối với Đảng bộ và chính quyền, góp phần đưa huyện thoát khỏi tình trạng kém phát triển, vươn lên là huyện có tốc độ phát triển kinh tế cao của tỉnh. Đồng thời những kết quả đó cũng chứng tỏ chủ trương của Đảng bộ huyện về phát triển kinh tế nói chung, CDCCKT nói riêng là đúng đắn, phù hợp với thực tế địa phương nên đã phát huy được tiềm năng, thế mạnh của huyện.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, cơ cấu kinh tế của huyện vẫn còn những hạn chế. Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng chưa vững chắc và không đồng đều ở các lĩnh vực, trong đó nông nghiệp và công nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế còn dịch vụ thương mại vẫn chiểm tỷ trọng khá khiêm tốn. Những kết quả đạt được là to lớn và có ý nghĩa đối với công tác lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng bộ huyện nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của vùng. Cơ cấu
96
ngành, sản phẩm ở một số lĩnh vực, nhất là trong công nghiệp còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, hiệu quả và sức cạnh tranh của nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế, kể cả những ngành truyền thống chưa cao.
Trong nội bộ từng ngành thì sự chuyển dịch cũng chưa đồng đều.
Ngành sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn còn một số hạn chế như tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá vẫn chậm, mô hình kinh tế tập trung, kinh tế trang trại trong sản xuất nông nghiệp chưa được nhân rộng, các dịch vụ về cung ứng giống, vật tư phân bón, tiến bộ kỹ thuật tuy được quan tâm đầu tư song chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều trại giống, vật nuôi, cây trồng phát triển chưa đồng đều giữa các xã, việc chấp hành ý kiến chỉ đạo của huyện về thời vụ, chuyển đổi cơ cấu giống lúa ở một số xã chưa nghiêm túc, diện tích gieo cấy lúa xuân dài ngày còn nhiều, năng suất chưa cao, việc đưa giống cây trồng và vật nuôi có giá trị thương phẩm cao đưa vào sản xuất còn hạn chế. Mặc dù ngành chăn nuôi phát triển khá nhanh nhưng quy mô còn nhỏ lẻ, lại xen kẽ với khu dân cư, vấn đề ô nhiễm môi trường chưa được chú trọng giải quyết, vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm vẫn bấp bênh nên người dân còn chưa yên tâm đầu tư sản xuất lớn.
Chăn nuôi vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành nông nghiệp, chất lượng sản phẩm nông nghiệp chưa cao, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi còn phân tán, nhỏ lẻ; nông nghiệp của huyện chưa chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá, chưa xây dựng được các vùng sản xuất hàng hoá lớn, tập trung. Công tác chỉ đạo tổ chức sản xuất và dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
Trong ngành công nghiệp, TTCN chủ yếu là hàng gia công, giá trị thấp, chưa xây dựng được thương hiệu các sản phẩm hàng hoá làng nghề, sức cạnh tranh của sản phẩm chưa cao, thiếu vốn và chưa áp dụng được những tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất. Công tác quản lý, xây dựng,
97
phát triển cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập so với yêu cầu. Việc nghiên cứu, ban hành các cơ chế chính sách trong lĩnh vực xây dựng chưa được quan tâm đúng mức, quy hoạch phát triển nông thôn thiếu đồng bộ. Trong quản lý và sử dụng đất đai còn thiếu sót, gây lãng phí, kém hiệu quả, ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân. Vấn đề xử lý rác thải, xử lý ô nhiễm môi trường ở gần khu công nghiệp còn nhiều hạn chế, công tác quản lý và bảo vệ môi trường chưa được quan tâm thường xuyên
Các loại hình dịch vụ thương mại chưa phong phú, đa dạng, chưa xây dựng được chợ đầu mối tiêu thụ sản phẩm của vùng. Chất lượng các sản phẩm xuất khẩu thấp, vì vậy ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Những tồn tại đó làm ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế- xã hội chung của huyện. Vì vậy, trong những năm tới, nhiệm vụ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân trong huyện cần nỗ lực hơn nữa để khắc phục khó khăn, thử thách đưa kinh tế huyện tiếp tục phát triển theo kịp tình hình chung của tỉnh.
Những hạn chế, yếu kém trên do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Trong quá trình tổ chức thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn thiếu sự chủ động tìm các giải pháp phát huy tiềm năng, lợi thế của huyện.
Chưa có những cơ chế, chính sách đủ mạnh, mang tính đột phá, tạo động lực cho việc CDCCK. Lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu đầu tư, cơ cấu kinh tế thiếu tập trung, kiên quyết.
Chưa kịp thời tranh thủ được sự quan tâm, giúp đỡ của các cơ quan Trung ương và tỉnh uỷ trong đề xuất chủ trương, cơ chế chính sách và trong việc cụ thể hoá thực hiện các Nghị quyết của Đảng. Chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm và đề ra các giải pháp phù hợp nhằm chủ động liên kết
98
chặt chẽ với các địa phương trong vùng để cùng chia sẻ, giải quyết khó khăn, phát huy lợi thế để cùng phát triển.
Công tác quy hoạch ngành, lĩnh vực còn chậm, chưa đồng bộ, chất lượng quy hoạch còn thấp, chưa có định hướng rõ nét trong CDCCKT của từng ngành, từng lĩnh vực. Cơ chế, chính sách để thực hiện CDCCKT còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa đảm bảo cân đối nguồn lực đáp ứng yêu cầu thực hiện.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, chất lượng đào tạo chưa cao, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn. Việc triển khai thực hiện các chương trình kinh tế- xã hội của huyện còn chậm, thiếu vốn và kinh nghiệm thực hiện.
Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan nêu trên, những hạn chế, yếu kém trong quá trình CDCCKT của huyện còn do tác động mặt trái của cơ chế thị trường, cùng nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh do sự phát triển quá nhanh đã tác động tiêu cực, trở thành nguyên nhân của nhiều vấn đề xã hội bức xúc, song lại chậm được các cơ quan chức năng nắm bắt và giải quyết đồng bộ.
Mặt khác, do tác động của tình hình lạm phát tăng cao và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu…tất cả đã tạo ra môi trường không thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của huyện trong thời gian qua.