Cơ cấu sản xuất nông nghiệp có bước phát triển toàn diện, có bước chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện quỳnh phụ (tỉnh thái bình) lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 76 - 81)

2.3. N HữNG KếT QUả ĐạT ĐƢợC Về CDCCKT CủA HUYệN Q UỳNH P Hụ TRONG GIAI ĐOạN 2006 – 2010

2.3.2. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp có bước phát triển toàn diện, có bước chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá

Giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm, thuỷ sản tăng bình quân 5,5% / năm.

Bảng 3: cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện (Đơn vị: %)

Năm Trồng trọt Dịch vụ nông

nghiệp Chăn nuôi

2006 67,7 3,1 29,2

2007 61,2 3,1 35,7

2008 64,6 3,0 32,4

2009 61,8 2,9 35,3

2010 60 2,8 37,2

Nguồn: số liệu của Phòng Thống kê Huyện Quỳnh Phụ a) Ngành trồng trọt

74

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở huyện Quỳnh Phụ

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ và chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ vào sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh, cơ cấu giống lúa chuyển đổi theo hướng tích cực sang gieo cấy các giống lúa ngắn ngày, lúa chất lượng cao. Vùng lúa chất lượng cao như Quỳnh Minh, Quỳnh Sơn, Quỳnh Hải hình thành và phát triển. Diện tích lúa bình quân đạt 12000 ha, cơ cấu giống lúa chuyển đổi theo hướng tích cực: lúa ngắn ngày vụ xuân đạt trên 85%, lúa chất lượng cao chiếm 23% diện tích, năng suất lúa bình quân đạt 130,8 tạ/ha/năm; Diện tích cây rau màu hè thu đạt 1 100 ha, vụ

75

đông tiếp tục được đẩy mạnh, diện tích một số cây màu có hiệu quả kinh tế cao được mở rộng.

Bảng 4: Một số kết quả của ngành trồng trọt

Năm Diện tích canh tác ( đơn vị: ha)

Tổng sản lượng lương thực quy thóc

(đơn vị: tấn)

Giá trị trồng trọt (đơn vị: tỷ

đồng)

2006 31 363 169 566 447

2007 32 206 160 993 443

2008 31 839 173 829 468

2009 31 404 178 519 458

2010 32 052 189 547 470

Nguồn: số liệu của Phòng Thống kê Huyện Quỳnh Phụ

Diện tích gieo trồng tăng không đáng kể nhưng tổng sản lượng lương thực quy thóc tăng nhanh đưa giá trị sản xuất của ngành trồng trọt tăng mạnh.

Trong 5 năm (2005- 2010), toàn huyện đã thực hiện chuyển đổi 204,5 ha từ đất cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng các cây, con có giá trị cao và phần lớn các diện tích chuyển đổi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó có trên 40% diện tích đạt giá trị sản suất từ 90 triệu đồng/ha trở lên. Có được những kết quả to lớn đó là do chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng và mùa vụ đồng thời do công tác chỉ đạo các địa phương gieo trồng, chăm sóc và bảo vệ cây vụ đông đúng kỹ thuật. Trên địa bàn huyện đã xuất hiện một số vùng chuyên canh rau màu điển hình như: An Quý, An Ấp, Quỳnh Minh, Quỳnh Hải, Quỳnh Ngọc…Sản phẩm của ngành trồng trọt đã gắn với thị trường tiêu thụ và các công ty chế biến lương thực- thực phẩm.

b) Chăn nuôi

Ngành chăn nuôi của huyện trong 5 năm 2006- 2010 phát triển nhanh theo hướng sản xuất tập trung, trong đó các giống vật nuôi có năng suất, chất lượng cao được đưa nhanh vào sản xuất.

Bảng 5: cơ cấu ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện

76 Năm

Tổng giá trị chăn nuôi (đơn vị: tỷ)

Tổng đàn trâu bò (con )

Tổng đàn lợn (con)

Tổng đàn gia cầm

Giá trị ngành thuỷ sản (tỷ

đồng)

2006 201 11 722 152 313 1 207 000 19

2007 209 12 302 152 456 1 265 000 25

2008 235 11 525 147 691 1 262 000 27

2009 261 11 490 158 812 1 352 000 30

2010 290 9 850 161 000 1 492 000 33

Nguồn: số liệu của Phòng Thống kê Huyện Quỳnh Phụ

Đã xuất hiện một số mô hình sản xuất, chăn nuôi có giá trị kinh tế cao như các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản và những mô hình sản xuất lợn nái ngoại đang được nhân rộng đạt hiệu quả cao. Tính đến năm 2010, toàn huyện đã có 574 trang trại, 1 840 gia trại chăn nuôi, đưa giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng bình quân 11,7%/ năm. Công tác tiêm phòng vacxin cho gia súc, gia cầm được duy trì thường xuyên, đúng kỹ thuật ở các địa phương. Chương trình “sind hoá” đàn bò, “nạc hoá” đàn lợn được duy trì, phát triển và đạt kết quả tốt. Nuôi trồng thuỷ sản được mở rộng nhờ chủ trương chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản, hơn nữa huyện được Tỉnh hỗ trợ vốn, kỹ thuật…nên tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2010 đạt 1 020 ha, giá trị sản xuất ngành thuỷ sản tăng bình quân 11,7%/ năm.

Ngành chăn nuôi của huyện tăng khá, phát triển theo hướng mô hình trang trại; tiếp thu nhiều giống gia súc, gia cầm mới cho năng suất và chất lượng cao, hơn nữa huyện lại hỗ trợ về vốn, khoa học công nghệ, nên nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi lớn

77

gắn với thị trường tiêu thụ, tiêu biểu ở một số xã Quỳnh Giao, Quỳnh Sơn, An Quý, An Ninh…

Kinh tế nông thôn và phân công lao động trong khu vực nông thôn chuyển biến đáng kể sang phát triển nghề, dịch vụ, góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống của cư dân nông thôn.

Như vậy, ngành nông nghiệp huyện trong 5 năm 2006- 2010 đã có nhiều tiến bộ, năng suất và sản lượng các ngành cả trồng trọt và chăn nuôi không ngừng tăng, trong đó ngành chăn nuôi tăng nhanh do huyện có chủ trương khuyến khích chăn nuôi phát triển thông qua việc đầu tư vốn, kỹ thuật và tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định nên người dân yên tâm đầu tư phát triển chăn nuôi. Chính vì vậy, tỷ trọng ngành chăn nuôi trong ngành nông nghiệp tăng nhanh từ 29,2% năm 2006 lên 37,2% năm 2010, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện theo hướng tích cực. Công tác quản lý Nhà nước về giống vật nuôi cây trồng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, công tác dự tính, dự báo, hướng dẫn phòng, trừ dịch bệnh ở cây trồng vật nuôi và công tác phòng chống lụt bão được thực hiện tốt, góp phần quan trọng duy trì, phát triển sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên, ngành sản xuất nông nghiệp huyện vẫn còn một số hạn chế như tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá vẫn chậm, chưa đồng đều giữa các xã, việc chấp hành ý kiến chỉ đạo của huyện về thời vụ, chuyển đổi cơ cấu giống lúa ở một số xã chưa nghiêm, diện tích gieo cấy lúa xuân dài ngày còn nhiều, năng suất chưa cao, việc đưa giống cây trồng và vật nuôi có giá trị thương phẩm cao đưa vào sản xuất còn hạn chế. Mặc dù ngành chăn nuôi phát triển khá nhanh nhưng quy mô còn nhỏ lẻ, lại xen kẽ với khu dân cư, vấn đề ô nhiễm môi trường chưa được chú trọng giải quyết, vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm vẫn bấp bênh nên người dân còn chưa yên tâm đầu tư sản xuất lớn.

78

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện quỳnh phụ (tỉnh thái bình) lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)