Một là: Nắm vững và vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chủ trương Nghị quyết của Tỉnh ủy Thái Bình về chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Từ năm 1986 đến nay dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân ta đã tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực đạt được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện…Những thành tựu đó đã góp phần mở ra một giai đoạn mới cho sự phát triển đi lên của đất nước Việt Nam, tạo đà vững chắc cho nước ta tiến lên trong thời kì mới. Toàn bộ chủ trương, đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng đã trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động của các địa phương trong cả nước trên con đường xây dựng và phát triển, trong đó có Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thái Bình.
104
Quỳnh Phụ là huyện có vị trí chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Thái Bình, vì vậy trong quá trình CDCCKT, Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ đã sớm nhận thức đầy đủ những tiềm năng, lợi thế cũng như những khó khăn, yếu kém của huyện để từ đó vận dụng và thực hiện đúng đắn chủ trương chỉ đạo CDCCKT của Đảng và Đảng bộ tỉnh trong từng thời kỳ. Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ ngay từ khi bắt tay vào lãnh đạo phát triển kinh tế đã coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, tập trung trí tuệ, phát huy sức mạnh của tổng hợp của Đảng bộ và nhân dân trong huyện để phát triển kinh tế- xã hội. Đảng luôn chủ động, kịp thời đề ra những chủ trương, giải pháp đúng đắn cho từng ngành cụ thể để CCKT của huyện chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản và dịch vụ thương mại, giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong toàn bộ cơ cấu kinh tế của huyện. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, huyện uỷ đã tập trung lãnh đạo nhiệm vụ kinh tế với những bước đi thích hợp, kiên quyết khắc phục những tư tưởng trông chờ ỷ lại hoặc giáo điều máy móc xót lại từ thời bao cấp. Huyện đã nắm bắt đầy đủ chủ trương chỉ đạo của cấp trên như: chủ trương khoán, dồn điền đổi thửa quy hoạch lại ruộng đồng, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đầu tư khoa học công nghệ…
Trong mỗi kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của huyện, Đảng bộ huyện đã nghiên cứu rất kỹ thực trạng phát triển kinh tế- xã hội của địa phương mình, từ đó đề ra các mục tiêu phát triển kinh tế vừa mang tính tiên tiến, khoa học vừa phù hợp với điều kiện của địa phương và xu thế phát triển chung của đất nước. Trong từng thời kỳ phát triển, huyện uỷ đã tập trung chỉ đạo các ngành, các địa phương phát huy nội lực khai thác tiềm năng thế mạnh trong từng lĩnh vực, hơn nữa huyện còn làm tốt công tác mở rộng hợp tác đầu tư với bên ngoài nhằm tranh thủ tối đa nguồn vốn, khoa học công nghệ, thị
105
trường và kinh nghiệm quản lý của đối tác giúp cho việc CDCCKT diễn ra nhanh hơn.
Trên cơ sở nhận thức đầy đủ đường lối đổi mới, chủ trương CDCCKT của Đảng và của tỉnh Thái Bình, xác định rõ lợi thế của huyện, Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ đã xác định đúng mũi nhọn đột phá trong phát triển kinh tế là vừa tập trung phát triển công nghiệp với tốc độ cao, vừa đẩy mạnh phát triển thương mại dịch vụ, vừa phát triển toàn diện nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện tốt cho phát triển kinh tế nhiều thành phần, tăng nhanh tổng sản phẩm xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Chủ động triển khai xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án phát triển kinh tế xã hội.
Huyện còn tập trung làm tốt công tác tổng kết tình hình kinh tế- xã hội hàng năm và rút kinh nghiệm từ những thành công và thất bại trong quá trình lãnh đạo để đề ra những mục tiêu mới cho phù hợp. Huyện đã nghiên cứu kỹ thực tế địa phương và đề ra một số đề án phát triển thực hiện thí điểm ở một số xã, sau khi thực hiện huyện đã tổng kết nhân rộng điển hình tiên tiến trên địa bàn huyện.
Những chủ trương đúng đắn, biện pháp phù hợp, sát với thực tiễn địa phương đã được nhân dân đồng tình hưởng ứng, hăng hái thực hiện dồn điền đổi thửa, triển khai và ứng dụng các giống vật nuôi cây trồng mới vào sản xuất, tích cực tạo điều kiện thuận lợi để các dự án nhanh chóng được thực hiện, mạnh dạn trong việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất, duy trì và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống cùng với việc mở thêm các ngành nghề mà thị trường đang cần, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.
106
Hai là: khai thác tối đa các nguồn lực phục vụ cho sự phát triển, đồng thời chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, xác định những khâu then chốt, lựa chọn giải pháp phù hợp đem lại hiệu quả.
Muốn CDCCKT nhanh và hiệu quả đòi hỏi phải khai thác, phát huy các tiềm năng, thế mạnh và huy động tất cả các nguồn lực, chủ động trong mọi tình huống, tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp thúc đẩy kinh tế phát triển. Quỳnh Phụ là một huyện có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế, nhất là phát triển nông nghiệp đa dạng. Số dân trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao lại có truyền thống canh tác tốt từ bao đời, hơn nữa huyện lại được thiên nhiên ưu đãi có đất đai màu mỡ, mạng lưới sông ngòi dày đặc, khí hậu thuận lợi tạo điều kiện cho huyện có thể phát triển một nền nông nghiệp đa dạng gắn với kinh tế hàng hoá.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó, người dân Quỳnh Phụ vẫn quen lối sản xuất nhỏ, tác phong công nghiệp chậm chạp, tính kỷ luật lao động chưa cao, chưa mạnh dạn đầu tư phát triển các ngành nghề mới và tập trung, công nghệ sản xuất còn lạc hậu, mặt khác tác động mặt trái của cơ chế thị trường cũng gây khó khăn cho quản lý kinh tế - xã hội. Quá trình CDCCKT đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện phải biết huy động và phát huy tốt lợi thế của vùng, đồng thời vươn lên khắc phục khó khăn. Trong 10 năm (2001-2010), Đảng bộ huyện đã chỉ đạo các Đảng bộ cơ sở, các ngân hàng, quỹ tín dụng địa phương huy động vốn đầu tư mở rộng vốn sản xuất. Có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất, tạo vật tư, đổi mới trang thiết bị, đưa nhanh các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất và quản lý xã hội, chú trọng đầu tư vào những ngành mũi nhọn, sản xuất các sản phẩm có lợi thế của huyện, nhằm tạo sức cạnh tranh của sản phẩm. Trong lĩnh vực nông nghiệp, huyện đã chỉ đạo làm tốt công tác cơ giới hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá tạo điều kiện cho nền nông nghiệp phát
107
triển. Trong ngành công nghiệp - TTCN, huyện chú trọng việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, tiếp nhận nghề mới, khôi phục các làng nghề truyền thống, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Huyện cũng tăng cường hợp tác bằng hình thức liên doanh, liên kết, làm ăn buôn bán với các huyện, các tỉnh bạn, đẩy mạnh quảng bá giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, đa dạng hoá các hình thức kinh doanh dịch vụ. Đặc biệt huyện ủy tiếp tục chỉ đạo đổi mới công tác quản lý kinh tế - xã hội, nhất là quản lý đất đai, môi trường, xây dựng chính sách thu hút vốn đầu tư, tận dụng tối đa nguồn lực về văn hoá- du lịch của huyện bằng việc đầu tư tu bổ, sửa sang những công trình văn hoá nhằm thu hút khách đến thăm quan.
Ba là: CDCCKT phải gắn liền với giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển bền vững trong quá trình CDCCKT đó.
Môi trường tự nhiên và sự đa dạng sinh học là môi trường sống và hoạt động kinh tế của con người. Bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học chính là bảo vệ điều kiện sống của con người và cũng là nội dung của sự phát triển bền vững. Nhận thức rõ vai trò của môi trường sinh thái đối với cuộc sống của con người, Đảng bộ huyện đã chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường góp phần quan trọng đẩy mạnh quá trình CDCCKT của huyện.
Trong quá trình CDCCKT ở huyện Quỳnh Phụ, bên cạnh những chuyển biến tích cực về kinh tế còn nhiều vấn đề mới nảy sinh, trong đó có những vấn đề xã hội đòi hỏi Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ phải nhận thức đầy đủ và có những giải pháp cụ thể để chỉ đạo thực hiện nhằm hạn chế tiêu cực, tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân.
Muốn đẩy mạnh CDCCKT, phát triển kinh tế nhanh phải đi đôi với giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Trong giai đoạn mới cần chú ý tới việc nâng
108
cao trình độ dân trí cho nhân dân, đáp ứng các nhu cầu văn hoá xã hội để tạo lòng tin trong nhân dân với Đảng, tích cực sản xuất, thúc đẩy nhanh quá trình CDCCKT, chuyển dần lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp và dịch vụ. Vì vậy huyện rất quan tâm phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, nhằm tạo ra nguồn lực có trình độ đáp ứng sự nghiệp CNH, HĐH. Huyện ủy chỉ đạo các ban, ngành trong huyện mở lớp tập huấn kỹ thuật, các lớp dạy nghề như: lớp tập huấn nuôi cá, trồng cây cảnh, trồng rau giống mới, dạy làm nghề thủ công mỹ nghệ, may mặc. Chính quá trình đó đã tạo ra một đội ngũ lao động có trình độ tay nghề đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp của huyện.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của khoa học công nghệ trong xu thế phát triển hiện nay, Huyện ủy đã tích cực chỉ đạo công tác ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với điều kiện của địa phương.
Bên cạnh đó, Đảng bộ, chính quyền các cấp trong huyện thường xuyên quan tâm chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII về xây dựng làng văn hoá, nếp sống văn hoá, phòng chống các tệ nạn xã hội, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng nếp sống văn minh ở nông thôn, chủ trương giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Cùng với việc quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội, Đảng bộ và chính quyền huyện Quỳnh Phụ cũng rất quan tâm tới công tác bảo vệ môi trường sinh thái bằng việc chú ý xử lý rác thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp, hạn chế sự ô nhiễm môi trường, đảm bảo các điều kiện tốt cho sinh hoạt và sản xuất.Việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội và môi trường sinh thái đã góp phần quan trọng vào việc CDCCKT của huyện trong những năm qua
109
Bốn là, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong huyện, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trong quá trình lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, nhất là đẩy mạnh CDCCKT, các mục tiêu, giải pháp Đảng bộ huyện đề ra trên cơ sở mở rộng và phát huy dân chủ đi liền với giữ vững kỷ cương, kỷ luật trong Đảng và phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương. Hội đồng nhân dân cấp huyện, xã đã có bước cải tiến phương pháp, lề lối làm việc, bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, phát huy dân chủ trong thảo luận. Công tác quản lý điều hành của Uỷ ban nhân dân các cấp đã kịp thời cụ thể hoá và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, nhất là các giải pháp phát triển kinh tế- xã hội.
Uỷ ban nhân dân huyện đã chủ động xây dựng, thực hiện kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế- xã hội; tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Tỉnh uỷ về CDCCKT. Chủ động tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách của tỉnh về khuyến khích thu hút đầu tư, hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng cụm, điểm công nghiệp tạo điều kiện cho các dự án công nghiệp triển khai trên địa bàn huyện. Tích cực chỉ đạo các ngành, các cấp nắm bắt, tiếp thu ý kiến, giải quyết vướng mắc, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và hộ sản xuất; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhất là các lĩnh vực tài chính, đất đai…
Huyện ủy chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, tổ chức chính trị xã hội trong huyện đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; tích cực củng cố, xây dựng, phát triển tổ chức.
Chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của nhân dân về chủ trương CDCCKT của huyện. Huyện tổ chức và mở các lớp tập huấn kỹ
110
thuật, dạy nghề, giới thiệu việc làm, bồi dưỡng kiến thức khoa học – kỹ thuật, khai thác nguồn vốn và cho nhân dân vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân.
UBND huyện, xã, thị trấn phải tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế, đẩy mạnh CDCCKT ở địa phương, chỉ đạo lập các đề án chuyển đổi CCKT trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp.
Huyện ủy chỉ đạo Mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội tổ chức cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, phong trào ủng hộ quỹ “ngày vì người nghèo ”, “Nạn nhân chất độc màu da cam”, “ Đồng bào bị thiên tai lũ lụt”, quỹ khuyến học, tài năng trẻ… Qua đó phát huy tính tiên phong gương mẫu của đảng viên và lôi cuốn sự tham gia tích cực của nhân dân.
Thực tiễn hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội trong huyện cho thấy, Mặt trận Tổ quốc huyện là tổ chức đi đầu trong việc thực hiện chủ trương của Huyện ủy, hướng dẫn và tổ chức cho nhân dân thực hiện đúng đường lối của Đảng và sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Huyện ủy. Trong thời gian tới, Huyện uỷ cần phát huy hơn nữa vai trò của MTTQ các cấp trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh và động viên cỏ vũ nhân dân thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Các tổ chức chính trị- xã hội khác như: Liên đoàn Lao động huyện, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội phụ nữ, Hội nông dân tập thể, hội người cao tuổi của huyện luôn phát huy vai trò của mình trong việc tổ chức chỉ đạo các đề án phát triển kinh tế của huyện, góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền phổ biến quan điểm của Đảng tới nhân dân, đồng thời động viên, khuyến khích nhân dân đẩy mạnh CDCCKT của huyện.
111
Năm là, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức cơ sở Đảng, phát huy tính tiên phong gương mẫu của đảng viên, xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất, uy tín.
Từ khi bắt tay vào lãnh đạo phát triển kinh tế- xã hội, huyện Quỳnh Phụ luôn quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, coi đó là nhiệm vụ then chốt.
Xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, làm cho các tổ chức cơ sở Đảng ngày càng vững mạnh, đủ sức lãnh đạo thực hiện CDCCKT nói riêng, xây dựng, phát triển kinh tế- xã hội của huyện nói chung.
Công tác chính trị, tư tưởng được coi trọng, các chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh uỷ Thái Bình được quán triệt nghiêm túc, kịp thời gắn với chương trình hoạt động của từng cấp, từng ngành. Việc tổ chức quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các chủ trương của cấp uỷ được duy trì nề nếp. Công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ đảng viên được triển khai tích cực đã góp phần nâng cao nhận thức về đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, năng lực lãnh đạo cúa đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng, củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của huyện.
Công tác xây dựng tổ chức Đảng và công tác đảng viên được xác định là nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng Đảng, vì vậy trong thập niên đầu của thế kỷ XXI Đảng bộ huyện luôn tập trung chỉ đạo, thực hiện nhiều biện pháp xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh; chú trọng củng cố, kiện toàn các Đảng bộ xã, thị trấn và các chi bộ. Đảng bộ đã triển khai thực hiện các quy định của Tỉnh uỷ về tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh đối với 6 loại hình tổ chức cơ sở đảng, cán bộ lãnh đạo, quản lý, đảng viên hàng năm. Năm 2009, toàn huyện có 44 tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch vững mạnh, đạt 57,8%.