Nhận thức của Đảng về bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số trước năm 1996

Một phần của tài liệu Chủ trương của đảng về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa các tộc người thiểu số ở tây nguyên từ 1996 2006 (Trang 23 - 33)

Chương 1. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CÁC TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN TỪ NĂM

1.1. Vùng thể chế Tây Nguyên và chính sách văn hóa tộc người ở Tây Nguyên của Đảng trước năm 1996

1.1.2. Nhận thức của Đảng về bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số trước năm 1996

Ngay sau Cách mạng Tháng Tám 1945, ngày 23-11-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 65 quy định nhiệm vụ của Đông Phương Bác Cổ Học viện với "nhiệm vụ bảo tồn tất cả cổ tích trong toàn cõi Việt Nam".

Tháng 8-1952, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang ở giai đoạn quyết liệt, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết về chính sách dân tộc thiểu số của Đảng, trong đó có nhấn mạnh vấn đề: Tôn trọng tín ngưỡng, phong tục, tập quán của các dân tộc. Giúp đỡ các dân tộc thiểu số phát triển những phần tốt đẹp trong phong tục, tập quán cũ và giúp họ tự giác bỏ dần những cái có hại;

cần phát triển những hình thức văn nghệ như thơ ca, nhạc, nhảy múa của các dân tộc. Trong công tác tuyên truyền cũng như tổ chức phải biết lợi dụng những hình thức cũ mà đưa nội dung mới vào cho phù hợp với tâm lý và trình độ của nhân dân thiểu số. Tổ chức việc trao đổi văn hoá giữa các dân tộc để tăng cường đoàn kết… Việc vận động cải cách phong tục, tập quán của đồng bào thiểu số không nên làm hấp tấp vội vàng; tuyệt đối không được dùng mệnh lệnh bắt buộc. Phải hết sức thận trọng và tiến hành từng bước một [9, tr.275-276].

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 114/CT-TW ngày 6-12-1965 "Về tăng cường công tác lãnh đạo văn hoá, văn nghệ trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước hiện nay", trong đó có nhấn mạnh: Coi trọng việc sưu tầm, giữ gìn và phát huy vốn tốt đẹp trong nền văn hoá, văn nghệ của các dân tộc thiểu số. Có biện pháp tiếp tục khai thác, phát huy các vốn văn hoá, văn nghệ quý báu ấy để làm vốn xây dựng nền văn hoá, văn nghệ mới của các dân tộc với một nội dung xã hội chủ nghĩa và tính dân tộc. Hết sức giữ gìn đặc tính của nền văn hoá, văn nghệ

dân tộc, nhưng khuyến khích việc giao lưu văn hoá, văn nghệ giữa các dân tộc để làm giàu cho nhau và làm cho nền văn hóa chung của cả nước. Tôn trọng tiếng nói, chữ viết, nền nghệ thuật các dân tộc, đồng thời khuyến khích các dân tộc học tiếng nói và chữ phổ thông, tiếp thu những tinh hoa trong nền văn hoá, văn nghệ người Kinh [18, tr.470]. Sau ngày miền Nam được giải phóng, Chỉ thị số 40-HĐBT ngày 4-5-1983 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng

"Về tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Nguyên"

cũng đã nhấn mạnh đến nhiệm vụ tôn trọng, giữ gìn văn hoá các dân tộc.

Dưới tác động của các thể chế này, tình hình Tây Nguyên từng bước có chuyển biến quan trọng với việc phân bố lại dân cư, đẩy mạnh khai thác tài nguyên đất đai thông qua thành lập các nông - lâm trường, không ngừng phát triển kinh tế - xã hội, đấu tranh có hiệu quả với FULRO. Tuy vậy, những chính sách hình thành gắn với thể chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp chưa thật sự gắn kết giữa phát triển lãnh thổ với phát triển tộc người. Điều đó làm cho những đặc thù về văn hoá - xã hội của Tây Nguyên không được chú ý trong các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, thậm chí nhiều mặt còn bị xem là lạc hậu cần xoá bỏ trên con đường cải tạo xã hội chủ nghĩa và công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12-1986) đã có những nhận thức quan trọng về đặc thù của miền núi vùng dân tộc nói chung và Tây Nguyên nói riêng khi nêu lên: "Sự nghiệp đẩy mạnh ba cuộc cách mạng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số đòi hỏi tăng cường công tác nghiên cứu về dân tộc học và công tác điều tra xã hội học, hiểu biết đầy đủ những khác biệt cụ thể của từng vùng, từng dân tộc. Trên cơ sở đó, bổ sung, cụ thể hoá và thực hiện tốt hơn chính sách dân tộc, tránh những sai lầm rập khuôn hoặc chủ quan áp đặt những hình thức tổ chức không phù hợp trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở các vùng dân tộc" [10, tr.102]. Quan điểm trên đây có ý nghĩa rất quan trọng tạo khuôn khổ thể chế lãnh đạo cho những đổi

mới về công tác dân tộc nói chung và vấn đề bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số nói riêng. Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị (ngày 27- 11-1989) đã thẳng thắn chỉ ra một trong những nguyên nhân dẫn tới phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số còn yếu kém là do: Chưa nhận thức sâu sắc vị trí quan trọng cũng như những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của miền núi; chưa thật sự coi trọng sự nghiệp xây dựng miền núi là bộ phận hữu cơ trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, chưa gắn bó, liên kết chặt chẽ việc phát triển kinh tế ở miền núi với miền xuôi. Chưa tổ chức nghiên cứu một cách toàn diện, tổng thể các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh của miền núi gắn với vấn đề dân tộc trong việc xác định chủ trương, chính sách đối với miền núi" [8, tr.842]. Giải pháp đề ra của Nghị quyết 22, bên cạnh các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội đã chú trọng đến vấn đề bảo tồn và phát triển văn hoá các dân tộc: "Tăng cường các phương tiện thông tin đại chúng, kể cả các phương tiện hiện đại như máy thu thanh cát séc, máy thu hình, băng ghi hình, để cải tiến và nâng cao các chương trình phát thanh, truyền hình ở địa phương, phổ biến các văn hoá phẩm và tài liệu có nội dung thiết thực, phù hợp với yêu cầu và truyền thống của đồng bào các dân tộc. Chú trọng sử dụng ngôn ngữ dân tộc (và chữ viết nếu có) trong công tác thông tin tuyên truyền" [8, tr.858].

Quyết định số 72/HĐBT ngày 13-3-1990 của Hội đồng Bộ trưởng "Về một số chủ trương, chính sách cụ thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi" đã chỉ rõ: "Bộ Văn hoá, Bộ Thông tin soạn thảo sớm các chính sách văn hoá đối với các dân tộc thiểu số trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định... Nhà nước sẽ tăng kinh phí cho việc khai thác các hoạt động văn hoá cổ truyền của các dân tộc ít người, khôi phục và phát triển các đội văn nghệ nghiệp dư, đội chiếu bóng lưu động (từng bước trang bị video và băng ghi hình) có thuyết minh bằng tiếng dân tộc và tiếng phổ thông... Bộ Văn hóa phối hợp với tỉnh, huyện miền núi tổ chức sưu tầm, xuất bản các truyện dân gian vùng dân tộc, các

truyền thống đấu tranh cách mạng, bảo vệ các di tích lịch sử, di tích cách mạng, xây dựng các phòng hoặc nhà bảo tàng trong địa phương để giáo dục truyền thống cho nhân dân, nhất là thanh, thiếu nhi" [59, tr.556-557]. "Đối với đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên, Uỷ ban nhân dân huyện, xã phải gắn công tác vận động định canh, định cư với giao đất, giao rừng, xây dựng các công trình phục vụ sinh hoạt, hướng dẫn đồng bào sản xuất, cải thiện đời sống. Vận động đồng bào đang sinh sống trong các "nhà dài" tự nguyện tách thành từng hộ riêng, gắn với xây dựng các cụm dân cư, từng bước chuyển từ kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hoá, việc này phải thực hiện kiên trì, tuyệt đối không được áp đặt" [59, tr.553].

Từ ngày 22 đến 24-8-1991, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt đã họp với các tỉnh Tây Nguyên. Thông báo của Văn phòng Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng số 68-TB, ngày 13-9-1991 "Về kết luận hội nghị bàn chính sách dân tộc các tỉnh Tây Nguyên" đã kết luận và giao trách nhiệm cho các bộ/ngành, chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giải quyết những vấn đề bức xúc ở Tây Nguyên. Trong đó có một số nội dung liên quan đến phát triển văn hoá các dân tộc, nhất là giải quyết vấn đề mù chữ, thất học, coi đây là điều kiện đầu tiên để nâng cao dân trí, chú trọng dũng hình thức dạy học phù hợp với từng dân tộc ở từng vùng khác nhau, củng cố Đại học Tây Nguyên đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ, đặc biệt người dân tộc cho các tỉnh Tây Nguyên. Uỷ ban nhân dân các tỉnh Tây Nguyên có chính sách sử dụng tốt già làng, già bản trong việc vận động tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của nhà nước ở địa phương [59, tr.806]. Dù không có những nội dung riêng chỉ đạo bảo tồn và phát triển văn hoá các dân tộc, nhưng các vấn đề nêu trên đều gián tiếp yêu cầu phải chú ý đặc điểm văn hoá dân tộc trong giáo dục - đào tạo, trong bố trí và sử dụng cán bộ... Quyết định 25/TTg ngày 19-1-1993 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách nhằm xây dựng và đổi mới sự nghiệp văn hoá, văn nghệ, có điều

khoản: Đầu tư 100% cho việc sưu tầm, chỉnh lý, biên soạn, quản lý lâu dài các sản phẩm văn hoá tinh thần, như: văn học dân gian, các điệu múa, các làn điệu âm nhạc của các dân tộc, giữ gìn các nghề thủ công truyền thống, các loại nhạc cụ dân tộc.

Những đổi mới nhận thức ban đầu theo tinh thần Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị đã nhấn mạnh đến vai trò địa phương trong thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng. Đó là: "Phát triển kinh tế - xã hội miền núi là một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển nền kinh tế quốc dân. Một mặt, các địa phương miền núi có trách nhiệm góp phần thực hiện chủ trương chiến lược phát triển kinh tế, xã hội chung của cả nước. Mặt khác, việc cụ thể hoá và tổ chức thực hiện những chủ trương, chính sách chung ở miền núi phải tính đầy đủ đến những đặc điểm về tự nhiên, lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hoá, phong tục, tập quán của miền núi nói chung và của riêng từng vùng, từng dân tộc; trong việc này cần đặc biệt nhấn mạnh vai trò năng động, sáng tạo của địa phương và cơ sở" [8, tr.844]. Vấn đề bảo tồn, phát huy văn hoá các dân tộc Tây Nguyên được giải quyết trong tổng thể các giải pháp phát triển văn hoá - xã hội với yêu cầu: "Tăng cường các phương tiện thông tin đại chúng, kể cả cá phương tiện hiện đại như máy thu thanh cát xét, máy thu hình, băng ghi hình, để cải tiến và nâng cao các chương trình phát thanh, truyền hình ở địa phương, phổ biến các văn hoá phẩm và tài liệu có nội dung thiết thực, phù hợp với yêu cầu và truyền thống của đồng bào các dân tộc. Chú trọng sử dụng ngôn ngữ dân tộc (và chữ viết nếu có) trong công tác thông tin tuyên truyền...

Đối với đồng bào có nhu cầu học chữ dân tộc, phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để việc học tập của đồng bào đạt hiệu quả thiết thực" [8, tr.858].

Với các nghị quyết này, văn hoá từ chỗ được nhìn nhận như yếu tố phái sinh của kinh tế, một bộ phận trong cấu trúc của công tác tư tưởng, Đảng ngày càng nhận thức vị trí nền tảng tinh thần của văn hoá trong đời sống xã hội. Không phải ngay từ khi mới bước vào công cuộc đổi mới Đảng có nhận

thức ấy, nhưng thực tiễn đổi mới đã vạch thảo các hướng tư duy về vai trò, vị trí của văn hoá trong sự nghiệp đổi mới và đề ra biện pháp chấn hưng văn hóa dân tộc. Những quan điểm nêu trên, đã được ngành văn hóa thể chế hoá đã tổ chức triển khai thực hiện. Ngày 30-10-1986, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin đã ban hành Chỉ thị số 270/VH-CT về đẩy mạnh công tác văn hoá văn nghệ, thông tin các dân tộc thiểu số trong những năm tới, nhấn mạnh: "Công việc sưu tầm, bảo vệ, khai thác, phát huy di sản văn hoá, văn nghệ dân gian các dân tộc thiểu số cần có kế hoạch và sự chỉ đạo cụ thể hơn nữa. Mục tiêu cần đạt trong những năm tới là khoanh vùng sưu tầm có sự liên kết giữa Trung ương và địa phương để làm dứt điểm từng vùng, từng dân tộc trong từng thời gian nhất định". Ngày 31-7-1990, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch ban hành Chỉ thị số 658/CT/VHTTTTDL về công tác văn hoá - thông tin - thể dục thể thao - du lịch ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số. Ngày 3-2-1999, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin đã ra Quyết định số 04/1999/QĐ-BVHTT ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị 39-CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác văn hoá thông tin ở miền núi và vùng đồng bào các dân tộc thiểu số trong đó có nội dung quan trọng là giữ gìn, phát huy tinh hoa văn hoá các dân tộc thiểu số, nêu ra 6 việc cụ thể cần là mà trọng tâm là tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá về hiệu quả của công tác bảo tồn, phát huy vốn văn hoá truyền thống của dân tộc thiểu số trên từng địa bàn và từng dân tộc [39, tr.215].

Điểm đáng chú ý lúc này là trước năm 1986, các cơ quan lãnh đạo Đảng, từ Bộ Chính trị, Ban Bí thư không có một hình thức văn bản riêng về lãnh đạo vùng Tây Nguyên mà được giải quyết trong tổng thể chính sách miền núi, dân tộc thiểu số. Điều này được lý giải ở ba chiều cạnh sau đây: thứ nhất, các thể chế lãnh đạo của Đảng lúc này nhấn mạnh mặt thống nhất hơn là mặt đặc thù, trong đó có cả tính đa dạng của văn hoá ở từng vùng miền, từng tộc người; thứ hai, sự phát triển nhận thức về vùng và lãnh đạo - quản lý cấp vùng còn rất hạn

chế; thứ ba, trong phát triển vùng thì vẫn chủ yếu hướng trọng tâm vào phát triển kinh tế mà chưa chú ý đầy đủ vấn đề văn hoá tộc người, mà chính yếu tố văn hóa mới thể hiện rõ nét nhất đặc tính vùng và địa phương.

Trên cơ sở những định hướng chung nêu trên, các địa phương vùng Tây Nguyên đã có có nhiều nỗ lực thể chế hoá các vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Gia Lai - Kon Tum lần thứ IX (10- 1986) xác định: chú trọng quan tâm đầu tư cho sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế; nhất là chăm lo đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến cũ. Thực hiện chủ trương đó, các hình thức sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, lễ hội truyền thống của các dân tộc được phát huy; các đội văn nghệ, đội cồng chiêng được củng cố, xây dựng làm nòng cốt sinh hoạt văn hoá của quần chúng. Nhiều đội văn nghệ, đội cồng chiêng của buôn/làng đã tham dự các hội diễn văn nghệ, hội diễn cồng chiêng ở huyện, tỉnh và được cử đi tham gia các lễ hội do Trung ương tổ chức ở Thành phố Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần mở rộng và tăng cường tình đoàn kết các dân tộc. Năm 1987, tỉnh Gia Lai - Kon Tum có 150 xã được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận là xã có đời sống văn hoá. Các đội chiếu phim lưu động được củng cố đưa đi phục vụ đồng bào ở vùng đồng bào dân tộc. Xoá mù chữ tiếng Việt được tiến hành song song với bảo tồn tiếng mẹ đẻ của các dân tộc tại chỗ, trong đó huyện Chư Prông có phong trào khá nhất với 100 lớp, 3.112 học sinh. Năm 1990, tỉnh đầu tư 103 triệu đồng nhằm duy trì và nâng cao chất lượng xoá mù chữ [3, tr.307-308].

Tính đến năm 1995, các hoạt động văn hoá, thông tin, phát thanh, truyền hình, báo chí được tăng cường đã góp phần quan trọng đưa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến. Sở Văn hoá -

Thông tin đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn hoàn thành chương trình nghiên cứu nhạc khí, điêu khắc, hội hoạ các dân tộc; tiến hành bảo tồn các di tích Tây Sơn thượng đạo, nhà lao Plây cu... Tỉnh đã cùng Hãng phim truyện Việt Nam hoàn thành bộ phim Đất nước đứng lên ca ngợi làng chiến đấu Stơ và Anh hùng Núp. Bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh Gia Lai - Kon Tum được đầu tư nâng cấp phục vụ đông đảo các tầng lớp nhân dân, qua đó góp phần giáo dục truyền thống yêu nước và đoàn kết giữa các dân tộc anh em trên vùng Tây Nguyên [3, tr.311].

Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ X (1986) đã thể chế hoá quan điểm của Trung ương với khẳng định: Tỉnh ta là tỉnh có đông đồng bào dân tộc sinh sống; trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội còn thấp so với các nơi trong cả nước. Vì vậy cần phát triển giáo dục phải đi trước một bước, chú trọng hơn nữa giáo dục vùng dân tộc, vùng căn cứ kháng chiến cũ; mở thêm các trường dân tộc nội trú; phát triển việc dạy song ngữ Êđê - Việt và M'nông - Việt ở một số lớp cấp I cho con em các dân tộc; ra sức bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc. Trên cơ sở định hướng đó, cấp uỷ Đảng và chính quyền đã có nhiều biện pháp chăm lo đời sống văn hoá, tinh thần và sức khoẻ cho đồng bào các dân tộc, hệ thống truyền thành được mở rộng, chương trình dạy song ngữ Êđê - Việt đạt kết quả tốt ở cấp I và tiến lên thực hiện ở cấp II, nhiều di tích văn hoá - lịch sử được đầu tư bảo tồn, lễ hội các dân tộc được coi trọng [3, tr.309].

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ IV (1986) xác định phương hướng không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ V (1990) tiếp tục chủ trương: phấn đấu đến năm 2000 đồng bào dân tộc thiểu số cơ bản được định canh, định cư, có việc làm và đời sống ổn định, bảo đảm các điều kiện học hành, đi lại, chữa bệnh, xây dựng nếp sống văn minh, hình thành từng bước những điểm kinh tế - kỹ thuật

Một phần của tài liệu Chủ trương của đảng về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa các tộc người thiểu số ở tây nguyên từ 1996 2006 (Trang 23 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)