Chương 2. ĐẢNG LÃNH ĐẠO BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2006
2.2. Quan điểm, định hướng của Đảng về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên từ 2001-2006
2.2.2. Thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
Cụ thể hoá tinh thần Đại hội IX cũng như xuất phát từ những tình huống mới nảy sinh tại Tây Nguyên, ngày 18-1-2002, Bộ Chính trị ra Nghị quyết "Về việc phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001 - 2010". Nghị quyết đã nêu lên bốn quan điểm
cơ bản trở thành tư tưởng chỉ đạo cho bảo vệ và phát triển Tây Nguyên nói chung và bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói riêng trong tình hình mới:
Một là: Phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh ở Tây Nguyên trong 10 năm tới cũng như lâu dài phải quán triệt sâu sắc chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; kết hợp đồng bộ cả về kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và xây dựng hệ thống chính trị, nhất là xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số tại chỗ; các giải pháp phải phù hợp với đặc thù Tây Nguyên về địa lý, lịch sử, văn hoá, xã hội với đặc điểm của cộng đồng dân cư trên địa bàn.
Hai là: Phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên phải trên cơ sở chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và của cả vùng đến năm 2010; thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch toàn diện, đồng bộ, cụ thể, chi tiết cho từng vùng, từng địa phương, từng ngành và lĩnh vực, không để tình trạng phát triển tự phát. Đồng thời hình thành các hình thức quan hệ sản xuất phù hợp từ thấp đến cao để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Huy động tối đa các nguồn lực, chủ yếu là nguồn lực trong nước, trước hết là nguồn lực tại chỗ để đầu tư phát triển, khai thác tốt nhất các tiềm năng, lợi thế của vùng nhằm phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững.
Ba là: Phát triển kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội.
Tăng cường sự chỉ đạo, đầu tư của Nhà nước, đồng thời phát huy tinh thần nỗ lực phấn đấu của đồng bào các dân tộc tại chỗ, tạo sức mạnh tổng hợp, tránh sự thụ động và ỷ lại. Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chăm lo cải thiện đời sống nhân dân, xoá đói, giảm nghèo, nhất là đối với đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa. Có biện pháp sớm khắc phục tình trạng một số hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có đất để sản xuất, làm ăn sinh sống.
Bốn là: Phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với xây dựng và củng cố hệ thống chính trị vững mạnh, trước hết là ở cơ sở, thực sự gắn với dân; tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, thế trận lòng dân. Xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc trên từng địa bàn, xem đây là nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh trên toàn vùng Tây Nguyên. Thường xuyên đề cao cảnh giác, chủ động ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, đặc biệt là của FULRO và của bọn lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để lừa mị, kích động chia rẽ dân tộc ngay từ khi còn mới manh ở cơ sở.
Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị là bước phát triển mới trong quan điểm nhận thức về phát triển vùng Tây Nguyên được thể hiện ở giải quyết các mối quan hệ: giữa phát triển vùng lãnh thổ và phát triển tộc người, nhất là các tộc người tại chỗ; giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc; giữa khai thác tài nguyên với bảo vệ và tái tạo môi trường tự nhiên; giữa phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội với củng cố hệ thóng chính trị và đảm bảo quốc phòng - an ninh. Trong đó văn hoá được xem vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình công nghiệp hoá; các yếu tố xã hội được đặt trong mối quan hệ tương hỗ với qúa trình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh.
Ngày 12-6-2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 122/2003/QĐ - TTg về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc. Sau khi trình bày mục tiêu và yêu cầu của chương trình, tổ chức quán triệt nghị quyết, Quyết định đã đi sâu vào tổ chức thực hiện có hiệu quả một số nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách. Nhiệm vụ đầu tiên nêu trong Quyết định là: “Phát triển sản xuất, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, làm thay đổi rõ rệt bộ mặt kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi…”. Để làm được điều này quyết định đã yêu
cầu các bộ, ngành, các cấp địa phương như Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thụn phải: tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng dân tộc và miền núi;
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa; đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo nhằm mục tiêu tới năm 2010 cơ bản không còn hộ đói, giảm hộ nghèo xuống dưới 10%; qui hoạch, sắp xếp lại dân cư ở những nơi cần thiết.
Về văn hóa và thông tin: “…Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam xây dựng đề án nhằm bảo đảm cho tất cả các xã đặc biệt khó khăn có trạm truyền thanh, truyền hình, tăng thời lượng và nâng cao chất lượng phát sóng truyền thanh, truyền hình lồng tiếng các dân tộc, phấn đấu đến năm 2010 có 100% số dân được nghe Đài tiếng nói Việt Nam và 90% số đồng bào dân tộc được xem truyền hình… Bộ Văn hóa, Thông tin có kế hoạch bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số, chăm lo đào tạo nghệ sĩ, bồi dưỡng nghệ nhân là người dân tộc thiểu số, làm công tác văn hóa nghệ thuật; củng cố và xây dựng các thiết chế văn hóa, nhất là thiết chế văn hóa cơ sở, xây dựng nhà văn hóa, cụm thông tin bưu điện, phát thanh, cấp không thu tiền các loại báo, tạp chí phục vụ cho các hoạt động văn hóa, thông tin ở thôn bản vùng dân tộc và miền núi, tổ chức phục vụ chiếu phim, biểu diễn văn nghệ cho đồng bào nơi có điều kiện.
- Đẩy mạnh các hoạt động sinh hoạt văn hóa truyền thông của đồng bào các dân tộc, tổ chức các lễ hội, tăng cường giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong khu vực và giữa các vùng trong cả nước. ủy ban thể dục thể thao chủ trì cùng ủy ban nhân dân các tỉnh xây dựng đề án phát triển thể dục thể thao vùng đồng bào dân tộc.
- Vận động, hướng dẫn đồng bào khắc phục, tiến tới xóa bỏ các tập tục lạc hậu trong sinh hoạt, tiêu dùng, tảo hôn, mê tín, dị đoan làm cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc và miền núi [63, tr.45-48].
Vấn đề xây dựng hệ thống chính trị cũng đã tính toán đến đặc trưng văn hoá các tộc người thiểu số Tây Nguyên được đề cập trong Quyết định này:
Thực hiện qui hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ là người dân tộc, nhất là cấp huyện và cơ sở; tăng cường cán bộ có chất lượng xuống các huyện, xã trọng điểm phức tạp, còn nhiều yếu kém bức xúc; xây dựng và thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở phù hợp với tập quán, văn hóa của mỗi vùng dân tộc theo nguyên tắc tuân thủ hiến pháp pháp luật đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân…” [63, tr.50-51].
Ngoài Quyết định 122 trên, còn một loạt các quyết định, thông tư khác có tác dụng ổn định và phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Quyết định số 42/2001/QĐ - TTg ngày 26/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung các “xã đặc biệt khó khăn” của Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu vùng xa (Chương trình 135), hay Thông tư số 56/2003/TT - BNN ngày 9/4/2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện các dự án thuộc chương trình xóa đói giảm nghèo và việc làm do Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn chỉ đạo, tuy không không đề cập trực tiếp vấn đề bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số, nhưng các giá trị văn hoá truyền thống đã được tính toán trong phát triển kinh tế - xã hội như quy hoạch khu dân cư có tính đến đặc trưng văn hoá, chuyển giao công nghệ kết hợp với thức tộc người, chuyển đổi cơ cấu kinh tế phải tính đến tập quán canh tác…
Bên cạnh những qui định chung về chính sách đối với các vùng đồng bào dân tộc, Chính phủ cũng như các bộ, ngành trung ương còn có những qui định, chính sách, phương pháp cho từng lĩnh vực cụ thể liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Ngày 18-1-2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 16/2002/QĐ-TTg phê duyệt khung chính sách bồi thường, tái định cư hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi Dự án và Kế hoạch hành động dân tộc thiểu số của Dự án “hạ tầng cơ sở nông thôn được dựa vào cộng đồng”. Theo Quyết định này những diện tích đất canh tác hoa màu cũng như diện tích đất nhà ở, nằm trong diện giải tỏa sẽ được bồi thường, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho bà con đồng bào sớm ổn định chỗ ở và sinh hoạt, đảm bảo cho sự phát triển đời sống vật chất và tinh thần. Ngày 18/6/2003, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 16/2003/CT-TTg về việc tăng cường quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu vùng xa (Chương trình 135). Theo đó, ủy ban nhân dân các tỉnh liên quan phải tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt các dự án xây dựng công trình hạ tầng thuộc Chương trình 135, tập trung đào tạo bồi dưỡng cán bộ xã, bản, làng, phun, sóc, tăng cường chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm… Ngoài ra chỉ thị còn nêu ra trách nhiệm của các bộ, ngành trung ương cũng như tăng cường công tác kiểm tra thực hiện Chương trình 135 [34, tr.392-395]. Để thúc đẩy quá trình phát kinh tế - xã hội khu vực Tây Nguyên theo hướng hiện đại, ngày 5/7/2004, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 122/2004/QĐ-TTg phê duyệt chương trình xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi từ nay đến năm 2010. Theo Quyết định này, mục tiêu cụ thể, chủ yếu đến năm 2007 là: "…Triển khai thực hiện 82 dự án, xây dựng khoảng 110 mô hình về ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất các mặt hàng còn phải nhập khẩu, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào các khâu sản xuất, phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, nuôi trồng thủy sản gắn với chế biến… tổ chức đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực quản lý và tổ chức triển khai dự án cho khoảng 2400 lượt cán bộ quản lý ở địa
Điểm đáng chú ý của các văn bản lập quy nêu trên là dù chỉ đạo phát triển kinh tế, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, chuyển giao công nghệ hoặc bàn phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số thì đều lưu ý đến yếu tố văn hoá truyền thống trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch, xác định biện pháp, phương châm cũng như tổ chức thực hiện. Tính toán các yếu tố văn hoá trong các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội không nhằm đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn để giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hoá các dân tộc, làm cho quá trình phát triển kinh tế được văn hoá hoá.
Song song với các chính sách về kinh tế - xã hội của Đảng, Chính phủ cũng như các bộ, ngành Trung ương còn ban hành các chính sách riêng về văn hóa - thông tin. Quyết định số 1637/QĐ-TTg ngày 31/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấp một số loại báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số là miền núi đã thể hiện tinh thần này. Theo quyết định này, Nhà nước cấp (không thu tiền) một số loại báo, tạp chí nhằm tăng cường công tác thông tin cho vùng dân tộc thiểu số như Báo nhi đồng, Thiếu niên tiền phong, Thông tấn xã Việt Nam, Nông nghiệp Việt Nam, Nông thôn ngày nay, Văn nghệ, Tạp chí dân tộc học, Tạp chí dân tộc và thời đại. Không những qui định như vậy mà quyết định còn ghi rõ nơi nhận cũng như số lượng các loại báo, tạp chí mà các cơ quan liên quan đến thi hành như Bộ Văn hóa - Thông tin, Ủy ban dân tộc và miền núi, Bộ Tài chính… [63, tr.367-379]. Để phục vụ cho chính sách này, Bộ Tài chính ra Thông tư số 28/2002/TT-BTC ngày 26/3/2002 hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí cấp không thu tiền một số loại báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Ngày 26/2/2003, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 31/2003/QĐ-TTg về việc bổ sung dự án xây dựng một số làng, bản, buôn văn hóa ở vùng có hoàn cảnh đặc biệt vào chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2001 -2005. Quyết định này cho thấy trách nhiệm của các bộ, ngành và địa phương liên quan trong
nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên.
Đáng chú ý nhất là Quyết định số 124/2003/QĐ-TTg ngày 17/5/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam. Để thực hiện đề án này cần có sự tham gia phối hợp của rất nhiều các bộ, ngành liên quan cùng thực hiện như Ủy ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Quốc phòng, Bưu chính Viễn thông, Trung tâm Khoa học xã hội nhân văn quốc gia, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, Ủy nhân nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan… Đề án này được thực hiện trong khoảng thời gian khá dài từ năm 2003 đến năm 2010. Đề án đã đưa ra các mục tiêu tổng quát:
- Bảo tồn, kế thừa có chọn lọc và phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống, xây dựng và phát triển những giá trị mới về văn hóa, nghệ thuật của các dân tộc thiểu số;
- Phát hiện, bồi dưỡng đội ngũ những người sáng tác văn hóa, nghệ thuật là người các dân tộc thiểu số;
- Tổ chức điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị văn hóa - nghệ thuật, bảo tồn, phát huy các nghề thủ công truyền thống của các dân tộc thiểu số, đẩy mạnh xây dựng và phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa, thông tin, phát triển các hoạt động văn hóa văn nghệ lành mạnh.
- Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, mở rộng mạng lưới thông tin ở vùng dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao dân trí, xóa bỏ tập tục lạc hậu, góp phần phát triển du lịch, xóa đói giảm nghèo.
Để thực hiện được những mục tiêu tổng quát trên, đề án cũng đã xác định được những nội dung bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số:
- Điều tra, khảo sát, thống kê, quản lý, trùng tu các di tích lịch sử, di tích cách mạng, di tích văn hóa, danh lam thắng cảnh, khu vực sinh thái đặc biệt, vườn quốc gia ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số.
- Sưu tầm, giữ gìn, nghiên cứu, giới thiệu các kiểu kiến trúc, trang phục, nhạc cụ, khí cụ, công cụ sản xuất, hàng thổ cẩm, đồ gốm, sứa của các dân tộc thiểu số trong các bảo tàng, các trung tâm văn hóa, các triển lãm và trong đời sống hàng ngày, ngăn chặn việc thất thoát, hư hỏng các di vật, cổ vật quí của các dân tộc còn đang tiềm ẩn trong đồng bào.
- Tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu lưu giữ các loại hình văn học nghệ thuật dân gian của các dân tộc, sáng tạo những giá trị mới về văn học, nghệ thuật trên cơ sở kế thừa và phát huy những sắc thái riêng, độc đáo truyền thống của các dân tộc thiểu số, tổ chức và hướng dẫn những biện pháp quản lý, giữ gìn, phát huy các hoạt động văn hóa lễ hội truyền thống, phong tục tập quán lành mạnh của các dân tộc thiểu số, lựa chọn một số địa chỉ (thôn, bản, buôn, phun, sóc, play) tập trung phong phú, đặc sắc về văn hóa truyền thống của từng dân tộc để bảo tồn và phát huy.
- Điều tra, khảo sát, phân loại, bảo tồn, phát huy và phát triển các nghề thủ công truyền thống văn hóa ẩm thực của các dân tộc thiểu số.
- Cùng với việc phổ cập tiếng Việt, cần sử dụng rộng rãi hơn tiếng nói, chữ viết của từng dân tộc trong việc truyền bá, giao lưu văn hóa, thông tin kinh tế, khoa học kỹ thuật, luật pháp trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Phát triển sự nghiệp văn hóa, thông tin, nâng cao mức hưởng thụ của đồng bào.
+ Củng cố, phát triển về chất và lượng các đội chiếu bóng, thông tin lưu động các đội văn nghệ quần chúng, các thư viện, tủ sách kết hợp với các điểm bưu điện, văn hóa xã, tăng cường đưa văn hóa, nghệ thuật về cơ sở phục vụ đồng bào với những nội dung, chương trình phù hợp, tăng cường củng cố,