Những nhận thức mới của Đảng về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Chủ trương của đảng về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa các tộc người thiểu số ở tây nguyên từ 1996 2006 (Trang 37 - 43)

Chương 1. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CÁC TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN TỪ NĂM

1.2. Quan điểm, định hướng chung của Đảng về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên từ 1996 đến 2000

1.2.2. Những nhận thức mới của Đảng về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (6-1996), trong khi đề ra đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã khẳng định: "Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội" [6, tr.493]. Mọi hoạt động văn hoá, văn nghệ là nhằm xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh cho sự phát triển. Kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức và thẩm mỹ, các di sản văn hoá, nghệ thuật của dân tộc. Bảo tồn và tôn tạo di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh của đất nước. Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm gìn giữ và nâng cao bản sắc văn hoá dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc. Tiếp thu tinh hoa của các dân tộc trên thế giới, làm giàu đẹp thêm nền văn hoá Việt Nam; đấu tranh chống sự xâm nhập của các loại văn hoá độc hại, những khuynh hướng sùng ngoại, lai căng, mất gốc. Khắc phục tâm lý sùng bái đồng tiền, bất chấp đạo lý, coi thường các giá trị nhân văn [10, tr.494].

Củng cố, tăng cường mạng lưới văn hoá cơ sở. Quản lý tốt các hoạt động văn hoá, văn nghệ. Khai thác và phát triển mọi sắc thái và giá trị văn hoá, nghệ

thuật của các dân tộc trên đất nước ta; tạo ra sự thống nhất trong tính đa dạng và phong phú của nền văn hoá Việt Nam [10, tr.494]. Hình thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội phù hợp với truyền thống, bản sắc dân tộc và yêu cầu của thời đại [10, tr.495].

Định hướng phát triển các vùng lãnh thổ, trong đó "Chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc" của Đại hội VIII nhấn mạnh đến yêu cầu: Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hoà với phát triển xã hội - văn hoá, đảm bảo an ninh - quốc phòng, phấn đấu giảm bớt khoảng cách giữa các vùng về mặt tiến bộ xã hội [10, tr.586]; bảo tồn và khai thác vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử để phát triển du lịch [10, tr.588]; thực hiện chương trình phát thanh, truyền hình, chương trình phát triển thông tin liên lạc; năm 2000 đạt 100% số huyện có trạm phát lại truyền hình, hầu hết số xã có trạm điện thoại [10, tr.589].

Hội nghị Trung ương năm khoá VIII (7-1998) đã thể chế hoá quan điểm nêu trên của Đại hội VIII về bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số.

Đây là lần đầu tiên Đảng ta có một nghị quyết chuyên đề bàn riêng về văn hoá (trước đây thường giải quyết gắn với cách mạng tư tưởng - văn hoá), phản ánh tầm quan trọng của vấn đề văn hoá trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nghị quyết đã nêu 5 quan điểm chỉ đạo cho việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc:

- Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà da dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

- Xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.

- Văn hoá là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hoá là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.

Cả 5 quan điểm nêu trên đều liên quan trực tiếp đến bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, đặc biệt quan điểm thứ ba đề cập trực tiếp với khẳng định:

"Hơn 50 năm dân tộc sống trên đất nước ta đều có những giá trị và sắc thái văn hoá riêng. Các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hoá Việt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc, là cơ sở để giữ vững sự bình đẳng và phát huy tính đa dạng văn hoá của các dân tộc anh em" [21, tr.57].

Sau khi trình bày các quan điểm định hướng, Nghị quyết Trung ương năm khoá VIII đã chỉ rõ 10 nhiệm vụ cụ thể, trong đó riêng nhiệm vụ thứ bảy đề cập cụ thể về vấn đề "Bảo tồn, phát huy và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số" với những khẳng định sau đây:

"Coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng, phát triển những giá trị mới về văn hoá, văn học, nghệ thuật của các dân tộc thiểu số.

Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc. Đi đôi với việc sử dụng ngôn ngữ, chữ viết phổ thông, khuyến khích thế hệ trẻ thuộc đồng bào dân tộc thiểu số học tập, hiểu biết và sử dụng thành thạo tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Phát hiện, bồi dưỡng, tổ chức lực lượng sáng tác, sưu tầm, nghiên cứu văn học, nghệ thuật là người dân tộc thiểu số.

Ưu tiên tài trợ cho các tác giả dân tộc thiểu số có tài năng sáng tạo các tác phẩm về đề tài dân tộc và miền núi. Đào tạo đội ngũ trí thức thuộc đồng bào dân tộc thiểu số và tạo điều kiện để trí thức, cán bộ dân tộc thiểu số trở về phục vụ quê hương. Phát huy tài năng các nghệ nhân.

Đầu tư và tổ chức điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị văn hoá, văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số.

Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, mở rộng mạng lưới

Thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số, sớm giảm tỷ lệ hộ đói nghèo, ổn định và cải thiện đời sống, xoá mù chữ, nâng cao dân trí, xóa bỏ hủ tục" [21, tr.65-66].

Các giải pháp lớn mà Nghị quyết Trung ương năm đề cập là "Mở cuộc vận động giáo dục chủ nghĩa yêu nước gắn với thi đua yêu nước và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”; xây dựng, ban hành luật pháp và các chính sách văn hoá; tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hoá; nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hoá. Các giải pháp đó đều liên quan trực tiếp đến bảo tồn, phát huy và phát triển các giá trị văn hoá đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Trong đó, đặc biệt là "Chính sách bảo tồn, phát huy di sản văn hoá dân tộc hướng vào cả văn hoá vật thể và phi vật thể. Tiến hành sớm việc kiểm kê, sưu tầm, chỉnh lý vốn văn hóa truyền thống (bao gồm văn hóa bác học và văn hóa dân gian) của người Việt và các dân tộc thiểu số; phiên dịch, giới thiệu kho tàng văn hóa Hán Nôm. Bảo tồn các di tích lịch sử, văn hoá và các danh lam thắng cảnh, các làng nghề, các nghề truyền thống... Trọng đãi những nghệ nhân bậc thầy trong các ngành, nghề truyền thống" [21, tr.75-76]. "Xây dựng và ban hành chính sách đặc thù hợp lý, hợp tình cho những loại đối tượng xã hội cần được tham gia và hưởng thụ văn hoá: thương binh, bệnh binh, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, trẻ em, những người già không nơi nương tựa, những người thuộc các dân tộc thiểu số, những người tàn tật... [21, tr.77].

Nghị quyết Trung ương năm là thể chế lãnh đạo văn hoá rất cơ bản định hướng cho bảo tồn và phát triển văn hoá trong thời kỳ mới - mà cũng cần phải nhấn mạnh rằng đây là lần đầu tiên Trung ương Đảng mới có một Nghị quyết riêng về văn hoá, tách vấn đề văn hoá với công tác tư tưởng như cách làm quen thuộc trước đây.

Ngay sau khi có đường lối của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6-1996), Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 656/TTg ngày 13- 9-1996 "Về phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên thời kỳ 1996 - 2000

và 2010". Trong đó đã xác định Tây Nguyên có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng đối với cả nước. Việc bảo vệ phát huy những lợi thế của Tây Nguyên về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, bao gồm cả khí hậu, rừng, đất đỏ bazan, nguồn nước, những điều kiện thuận lợi khác cho phát triển nông, lâm nghiệp - đặc biệt là các cây công nghiệp quan trọng,... sẽ tạo ra được sự phát triển năng động của Tây Nguyên trong môi trường sinh thái bền vững, trực tiếp nâng cao đời sống của nhân dân Tây Nguyên, trước hết là đồng bào dân tộc, đồng thời tạo được nhân tố gắn kết sự phát triển kinh tế Tây Nguyên với vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và của cả nước [59, tr.590]. Quyết định này cũng chỉ ra một thực trạng đối với Tây Nguyên là việc bảo vệ, khai thác các thế mạnh to lớn của Tây Nguyên còn bị hạn chế, rừng là tài nguyên quý giá và lớn nhất của cả nước còn lại ở Tây Nguyên vẫn đang tiếp tục bị chặt phá và suy giảm; diện tích đất đỏ bazan rất quý nhưng chưa được khai thác hợp lý, nguồn nước đang có xu hướng cạn kiệt, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn rất yếu kém, một bộ phận đồng bào các dân tộc trong vùng vẫn tiếp tục du canh, du cư, tỷ lệ hộ đói nghèo còn lớn, đời sống văn hoá còn thấp [59, tr.590].

Khắc phục thực trạng đó và phát huy lợi thế của Tây Nguyên, cần huy động mọi nguồn lực tại chỗ và cả nước để phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội.

Cùng với mục tiêu phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp; phát triển công nghiệp; thì các vấn đề phát triển giáo dục - y tế - văn hoá - xã hội cũng được quan tâm:

- Phấn đấu đến năm 2010 cơ bản phổ cập giáo dục tiểu học, mọi trẻ em đến tuổi đi học đều được đến trường, mở rộng các trường nội trú và bán trú cho con em đồng bào dân tộc ít người. Mở rộng các hình thức dạy nghề để đào tạo công nhân kỹ thuật. Xây dựng hệ thống giáo trình giảng dạy trong các nhà trường phổ thông bằng cả tiếng Kinh và tiếng dân tộc.

- Mục tiêu chung phát triển y tế ở Tây Nguyên là phòng và chữa bệnh theo nhiều hình thức: nhà nước, dân lập, tư nhân, kết hợp y tế dân sự và y tế

quốc phòng, y học hiện đại và y học dân tộc; phát triển hình thức y tế cố định và lưu động để phục vụ vùng cao, vùng xa. Phấn đấu đến năm 2000 đạt 100%

số xã có trạm y tế để khám và chữa bệnh thông thường cho dân.

- Phát huy truyền thống văn hóa cổ truyền của các dân tộc trong cộng đồng dân cư, xây dựng xã, làng,buôn, bản, gia đình có nếp sống văn hoá mới.

Xoá bỏ tục mê tín dị đoan, phát triển các hình thức văn hóa nghệ thuật quần chúng, văn hóa dân gian, bảo đảm cho mọi tầng lớp nhân dân được thưởng thức văn hoá nghệ thuật.

- Phấn đấu đến năm 2000 trên toàn vùng Tây Nguyên được phủ sóng phát thanh, truyền hình, 100% só xã có trạm truyền thanh, khoảng 80% số hộ được nghe đài phát thanh, khoảng 60% hộ được xem truyền hình.

- Tập trung xây dựng 7 hạng mục công trình trọng điểm ở các xã nghèo:

đường cho các phương tiện cơ giới đi lại thông suốt cả hai mùa khô và mua, điện đến trung tâm xã, phòng học cho học sinh, trạm y tế, trạm điện thoại, có chợ cho xã và liên xã, có đủ nước sạch cho dân dùng [59, tr.595-596].

Thể chế hoá đường lối Đại hội VIII về quy hoạch phát triển các vùng lãnh thổ, Quyết định số 184/QĐ-Ttg ngày 24-9-1998 của Thủ tướng Chính phủ "Về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên giai đoạn từ nay tới năm 2010" đã đặt ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên. Riêng về nhiệm vụ văn hoá cần "Coi trọng hiệu quả công tác văn hoá, truyền thanh, truyền hình và các hoạt động thể dục thể thao. Giữ gìn và phát huy truyền thống và bản sắc dân tộc xứng đáng với vai trò là nguồn động lực phát triển. Từng bước xoá bỏ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, phát triển các hình thức văn hoá quần chúng, văn hóa dân gian, tạo điều kiện cho mội tầng lớp dân cư được hưởng thụ văn hoá nghệ thuật" [59, tr.690-691]. Trước đó, Chỉ thị số 393/TTg, ngày 10-6-1996 của Thủ tướng Chính phủ "Về quy hoạch dân cư, tăng cường cơ sở hạ tầng, sắp xếp sản xuất ở vùng dân tộc và miền núi" cũng đã lưu ý đến điều kiện tự nhiên, tính chất đặc điểm của từng vùng, từng dân tộc để bố trí các

cụm dân cư theo phương châm không gây ra biến động lớn trong đời sống nhân dân, điều chỉnh từng bước để đạt mục đích, yêu cầu đề ra từ thấp đến cao, từ bộ phận đến tổng thể [59, tr.789]. Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 31-7-1998 "Phê duyệt chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa" đã nhấn mạnh nguyên tắc chỉ đạo

"Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa, trước hết phải dựa trên cơ sở phát huy nội lực của từng hộ gia đình và sự giúp đỡ của cộng đồng, đồng thời có sự hỗ trợ tích cực của nhà nước để khai thác nguồn lực tại chỗ về đất đai, lao động và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trong vùng, tạo ra bước chuyển biến mới về sản xuất và đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào" [59, tr.668]. Các nguyên tắc đó ngày càng thể hiện tính chủ thể hoá của các chính sách, mà yếu tố văn hoá tộc người được coi trọng. Trong danh mục 7 tỉnh trọng điểm có xã "đặc biệt khó khăn" theo Quyết định 135 có Kon Tum với 4 huyện (Đakglei, Đaktô, Kon Plon, Sa Thầy), 24 xã, 8.590 hộ, 44.028 nhân khẩu. Còn tỉnh Gia Lai có 2 huyện (Kon Chro và Krôngpa) với 14 xã, 5.525 hộ, 33.709 nhân khẩu; Đắk Lắk có 2 huyện (Đắk Nông và Krông Nô) với 7 xã, 1.855 hộ, 11.103 nhân khẩu; Lâm Đồng có 1 huyện (Lạc Dương) với 5 xã, 2.582 hộ, 15.784 nhân khẩu.

Một phần của tài liệu Chủ trương của đảng về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa các tộc người thiểu số ở tây nguyên từ 1996 2006 (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)