Địa phương hoá chủ trương của Trung ương về bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Chủ trương của đảng về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa các tộc người thiểu số ở tây nguyên từ 1996 2006 (Trang 43 - 46)

Chương 1. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CÁC TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN TỪ NĂM

1.3. Tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên

1.3.1. Địa phương hoá chủ trương của Trung ương về bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Trên cơ sở những quan điểm đổi mới của Trung ương Đảng và Chính phủ, các đảng bộ địa phương vùng Tây Nguyên đã thể chế hoá trong các nhiệm kỳ Đại hội, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và tổ chức chỉ đạo thực hiện.

Đại hội đại biểu lần thứ XI Đảng bộ tỉnh Gia Lai (5-1996), trong khi hoạch định chủ trương, phương hướng lớn về phát triển kinh tế - xã hội của

tỉnh giai đoạn 1996 - 2000, đã chỉ ra các định hướng cơ bản về văn hoá, văn nghệ, báo chí, phát thanh, truyền hình:

- Hướng vào việc duy trì và phát triển nền văn hoá tiên tiến, bảo tồn và phát triển các loại hình văn hoá nghệ thuật của đồng bào các dân tộc. Kế thừa và phát huy giá trị đạo đức và thẩm mỹ, các di sản văn hoá, nghệ thuật của các dân tộc trong tỉnh đi đôi với học tập, tiếp thu tinh hoa văn hoá, nghệ thuật của các dân tộc anh em trong nước và thế giới. Xây dựng tinh thần dân tộc chân chính.

- Nâng cao mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân, đưa văn hoá văn nghệ tới các vùng cao, vùng sâu, trên cơ sở phát triển mạng lưới thông tin qua các kênh nghe, nhìn.

- Phấn đấu đến năm 2000, phủ sóng phát thanh 100% và nâng diện phủ sóng truyền hình của tỉnh lên 70% diện tích lãnh thổ. Tạo điều kiện để báo nâng cao chất lượng mọi mặt, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của bạn đọc.

- Thông qua báo chí, phát thanh, truyền hình, phim ảnh, và các hình thức nghệ thuật khác, tăng số lượng phát hành báo chí địa phương đến tận cơ sở, bản làng để tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng; hướng dẫn nhân dân biết và làm theo pháp luật, khắc phục tệ mê tín dị đoan, phát huy người tốt việc tốt, văn minh xã hội, lối sống lành mạnh, phê phán lối sống buông thả, tâm lý vọng ngoại, lai căng, mất gốc về văn hoá. Hình thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội mới phù hợp với truyền thống, bản sắc dân tộc và yêu cầu phát triển của giai đoạn mới [60, tr.59-60].

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XII (5-1996), cùng với các định các mục tiêu, giải pháp nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng hệ thống chính trị, cải thiện đời sống nhân dân, còn phải nắm vững và giải quyết tốt vấn đề văn hoá xã hội, đẩy mạnh phong trào văn hoá, giữ gìn, khai thác và phát huy văn hoá dân tộc [7, tr.264]. Ngày 14-1-1997, Tỉnh uỷ Đắk Lắk ra Nghị quyết 01 về phương hướng, nhiệm vụ năm 1997, trong

đó có các nhiệm vụ về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc. Từ 1997 - 2000, Đảng bộ đã triển khai Chương trình thực hiện Nghị quyết Trung ương năm khoá VIII về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, nhấn mạnh các nhiệm vụ sưu tầm, lưu giữ và phát huy các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh [7, tr.268].

Đại hội đại biểu lần thứ VI Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng (4/1996) song song với những vấn đề lớn về phương hướng, kế hoạch kinh tế - xã hội của tỉnh 5 năm (1996 - 2000), đã thống nhất phương hướng, mục tiêu phát triển văn hóa - thông tin, giáo dục - đào tạo: Giải quyết những vấn đề cấp bách về giáo dục - đào tạo, văn hóa, văn nghệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; 60%

số gia đình đạt gia đình văn hóa; phủ song đài phát thanh, truyền hình trên 80% diện tích toàn tỉnh và 70 - 75% dân số toàn tỉnh được xem truyền thình;

số bản sách bình quân đầu người trong thư viện công cộng từ 0,34 bản năm 1995 lên 1 bản vào năm 2000. Đến năm 2000 thanh toán nạm mù chữ cho người lao động trong độ tuổi 15-35; hoàn thành việc phổ cập tiểu học trong toàn Tỉnh. Phát triển và nâng cao các hoạt động văn hóa - thông tin, đáp ứng yêu cầu của nhân dân , nâng cao tính thẩm mỹ , phẩm chất đạo đức , nếp sống văn minh , lành mạnh . Tăng cường công tác quản l í nhà nước đối với các hoạt động văn hóa, đưa các hoạt động văn hóa vào nề nếp, chống các tệ nạn xã hội [33, tr.58-70].

Tỉnh Kon Tum cũng chủ trương: cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa thống nhất trong đa dạng của tỉnh cần được bảo tồn, giữ gìn và phát triển. Dưới ánh sáng cách mạng của Đảng, văn hóa các dân tộc Kon Tum không ngừng được phát huy giá trị truyền thống, từng bước hạn chế và loại bỏ dần các hủ tục như sinh đẻ ngoài rừng, chôn sống trẻ em khi người mẹ bị chết, cúng tế khi đau ốm… Trong sự nghiệp đổi mới xây dựng, phát triển đất nước, đặc biệt, dưới ánh sáng nghị quyết Trung ương 5 khóa (VIII) của Đảng

về "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc" các dân tộc Kon Tum có điều kiện và thời cơ mới để kế thừa và phát huy hơn nữa bản sắc văn hóa của dân tộc mình, đồng thời tạo một diện mạo văn hóa mới trong nền văn hóa Việt Nam [39, tr.661-662].

Các chủ trương nêu trên là nỗ lực địa phương hoá các định hướng lớn của Trung ương Đảng, Chính phủ về bảo tồn và phát huy văn hoá các dân tộc thiểu số Tây Nguyên.

Một phần của tài liệu Chủ trương của đảng về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa các tộc người thiểu số ở tây nguyên từ 1996 2006 (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)