CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.3. Những thành tựu và kinh nghiệm trong công tác giảm nghèo của một số nước trên thế giới
Để phân tích cả về lý luận và thực tiễn vấn đề đói, nghèo, chúng ta cần khảo sát và học hỏi kinh nghiệm của một số quốc gia trong vùng, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội gần tương đồng với Việt Nam như: Trung Quốc, Inđônêxia, Singapo, Thái Lan.
• Trung Quốc: Trung Quốc là một quốc gia có số dân đông nhất thế giới, do đó giải quyết đói nghèo ở Trung Quốc là vấn đề to lớn, có ý nghĩa quyết định đới với sự phát triển của đất nước.
Suốt 45 năm năm liên tục, kể từ năm 1949, Trung Quốc tiến bộ rõ rệt trong quá trình xóa đói, giảm nghèo, cả về vật chất và tinh thần. Từ năm 1949 đến năm 1995, tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 1 tuổi đã giảm từ 200/1000 xuống còn 42/1000 và tuổi thọ trung bình của người dân tăng từ 39 đến 69 tuổi.
Ngày nay hầu hết trẻ em Trung Quốc đều được đi học, tỷ lệ mù chữ ở người lớn giảm xuống chỉ còn 19% (trong những năm 50, tỷ lệ này là 80%). Có được kết quả trên là do, từ năm 1978, chình phủ trung Quốc đã đưa ra các biện pháp tấn công vào đói nghèo ở vùng nông thôn như:
+ Cải cách ruộng đất và cải tạo nâng cao độ màu mỡ của đất đai, nhờ đó mà sản lượng và năng suất trong nông nghiệp tăng khoảng 40%.
+ hướng tới thị trường là một cách quan trọng trong nền kinh tế nói chung và giảm bớt đói nghèo cho khu vực nông thôn nói riêng.
+ Cải cách giá cả, đặc biệt là giá nông sản phẩm để cánh kéo giá thu hẹp lại tạo điều kiện để nông dân cải thiện đời sống, từ đó tạo ra sức cầu cho phát triển kinh tế lâu dài.
Giai đoạn đầu cải cách, giá sản phẩm chủ yếu tăng bình quân 22%, giá thực phẩm chủ yếu và một số sản phẩm khác tăng 33%. Sự tăng giá này đã góp phần cải thiện khoảng 20% thu nhập tính theo đầu người ở nông thoomn trong khoảng 6 năm liền (1978 - 1984)
Giai đoạn tiếp theo, chính phủ đã đưa ra “chương trình giảm nghèo 8 – 7“, chính phủ trung ương tăng đầu tư và hỗ trợ tài chính ở địa bàn nghèo, mở rộng khả năng cho phép tỉnh nghèo hợp tác với các tỉnh, vùng đã phát triển để hỗ trợ lẫn nhau trong tiến trình cải cách kinh tế.
Những cố gắng liên tục của Trung Quốc đã đem lại kết quả to lớn. Từ những năm 1991 đến giữa năm 1995, số người nghèo ở nông thôn đã giảm từ 95 triệu người, xuống còn 65 triệu người, ngân sách cho giáo dục cơ bản và chăm sóc sức khỏe tăng từ 18% (năm 1992) lên 22% (năm 1994).
•Inđônêxia: Từ những năm 1960, ở Inđônêxia nhà nước đã quan tâm tới việc xóa bớt đói nghèo. Trong các biện pháp xóa đói, giảm nghèo có hai biện pháp được quan tâm và đầu tư nhiều nhất là tạo việc làm và giáo dục, đào tạo.
Chương trình việc làm được tập trung vào khu vực nông thôn nới có số người nghòe tập trung đông nhất. Nhà nước thực hiện “cách mạng xanh“
trong nông nghiệp, thành lập chương trình “BISMAS“ và “INMAS“ – các tổ chức cấp phát tín dụng cho nông thôn.
Nờ chính sách tạo việc làm ở nông thôn nên tỷ lệ nghèo khoorowr nông thôn giảm nhanh hơn so với ở thành thị. Trong lĩnh vực giáo dục, chính phủ một mặt tăng cường giáo dục phổ thông, mặt khác đưa ra chương triinhf quốc gia về đào tạo kỹ năng hướng nghiệp cho thế hệ thanh niên bước vào tuổi lao động
Nhờ kết quả XĐGN nên trong giai đoạn từ 1976 – 1987, số dân sống dưới mức nghèo khổ giảm từ 54 triệu người xuống còn 30 triệu người, và theo kết quả cuộc điều tra dân số mới đây, số người nghèo từ 25,9 triệu người, chiếm 13,6% dân số năm 1993 giảm xuống còn 22,5 triệu người, chiếm 11%
dân số năm 1996.
•Singapo: Singapo là nước có dân số ít, thu nhập cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp, do đó chương trình giảm nghèo đói ở Singapo có khác với các nước khác trong vùng. Đó là sự trợ giúp của Nhà nước cho tầng lớp nghèo không tác động trực tiếp mà gián tiếp qua phát triển ngành sử dụng nhiều lao động và đào tạo, nâng cao khả nặng thích ứng của con người trước sự thay đổi nhanh chóng của thị trường lao động thế giới. Do đó, để giảm nghèo đói, chính phủ Singapo tập trung vào hai chiến lược:
Thứ nhất: phát triển kinh tế gắn với sử dụng nhiều lao động được đề ra cho giai đoạn 1966 – 1979 bằng việc định hướng ưu tiên sản xuất công nghiệp dành cho xuất khẩu và nhanh chóng tham gia vào phân công lao động quốc tế.
Với chiến lược này, Singapo chủ trương thu hút đầu tư vào những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và nhanh tạo ra sanrn phẩm xuất khẩu như ngành dệt, may mặc xuất khẩu, lắp ráp thiết bị điện tử và các phương tiện giao thông vận tải. Đồng thời với phát triển các ngành trên, chính phủ còn xúc tiến xây dựng cở sở hạ tầng, đặc biệt là ngành xây dựng cơ bản, với mục tiêu là tạo được nhiều việc làm cho dân chúng và tạo tiền đề cho sự phát triển lâu dài.
Khi đạt được mục tiêu chính là tạo đủ công ăn việc làm cho dân chúng vào cuối năm 1973, chính phủ mới chuyển hướng đổi mới công nghệ và sử dụng nhiều chất xám, công nhân kỹ thuật cao.
Thứ hai: đầu tư vào con người. Nhà nước đã chi một khoản tiền rất lớn khoảng 6% tổng thu nhập quốc dân, cho phúc lợi xã hội như giáo dục, y tế và từ thiện. Trong những năm 60 – 70, riêng chi phí cho giáo dục bình quân hàng năm chiếm khoảng 16% trong ngân sách của nhà nước. Đây là những nỗ lực lớn của Nhà nước trong việc nâng cao mức sống vật chất và dân trí cho dân chúng. Kết quả của chính sách trên là đã đưa tới tỷ lệ dân cư biết đọc biết viết từ 72% năm 1970. lên 88% năm 1990.
Thêm vào đó, chính phủ đề ra chính sách điều chỉnh mức lương có lợi cho người trực tiếp sản xuất nên chênh lệch giữa mức lương của những người làm việc trong thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân ngày càng thu hẹp.
Các nỗ lực xóa đói, giảm nghèo của chính phủ Singapo đã làm cho tỷ lệ nghèo, ngày càng giảm. Nếu vào cuối thời kỳ thuộc địa Anh có tới 40% hộ ở Singapo thuộc diện nghèo, thì đến giữa những năm 70 đã giảm còn 17% và năm 1982 con số đó là 8%. Đến cuối năm 1988, số gia đình nghèo chỉ chiếm khoảng 3,5% dân số cả nước.
•Thái Lan: Với hơn hai thập niên thực hiện XĐGN, Thái Lan đã đạt được kết quả đáng kể về giảm nghèo đói từ 59% năm 1962 đã giảm xuống còn 22% vào năm 1988.
Chương trình XĐGN của Thái Lan bao gồm:
- Phúc lợi cho những người khốn cùng trong xã hội, hình thức này dành cho những người rơi vào hoàn cảnh nan giải không tự chủ được trong cuộc sống.
- Trợ giúp gia đình nhằm mục đích xây dựng và củng cố gia đình như một đơn vị cơ bản của xã hội. Đối tượng của các hình thức này là các gia đình thiếu kỹ năng tự đảm bảo cuộc sống tối thiểu.
- Phúc lợi cho người cao tuổi, bao gồm nhà cửa và các dịch vụ xã hội khác.
- Trợ giúp việc làm và cho vay vốn...
Tóm lại: Nghèo đói là một vấn đề đang đặt ra cho tất cả các nước, trong đó bức xúc và nhức nhối hơn cả là ở các nước đang phát triển, nhưng nước mà ta quên gọi là thế giới thứ ba. Ở đây vừa phải giải quyết mục tiêu công bằng xã hội, hạn chế sự phân hóa giàu nghèo, vừa phải tham gia vào cuộc tranh đua hội nhập vào kinh tế quốc tế và khu vực. Trong cuộc tranh đua đó thì vấn đề XĐGN là một vấn đề cần thiết để đảm bảo sự tăng trưởng ổn định bền vững. Đối với nước ta là một nước lựa chọn con đường XHCN thì vấn đề XĐGN phải được tiến hành ngay đồng thời với tiến trình CNH – HĐH để tạo lập cơ sở vật chất cho CNXH và thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.