Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp giảm nghèo tại xã búng lao huyện mường ảng tỉnh điện biên (Trang 39 - 54)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điể m điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội

Trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện, đội ngũ cán bộ lãnh đạo xã đã và đang thực hiện tốt các chương trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Búng Lao, từng bước đưa nền kinh tế phát triển ổn định và vững chắc.

Hiện tại Búng Lao là một trong những xã có tốc độ phát triển kinh tế khá nhất đối với những xã nằm ngoài phạm vi trung tâm huyện. Năm 2012 tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã đạt 8,6 %/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 5,8 triệu đồng/người/năm. Trong thời gian tới cần có sự quan tâm chỉ đạo hơn nữa của các cấp chính quyền nhằm cụ thế hóa những chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhằm đưa xã Búng Lao dần thoát khỏi những xã thuộc chương trình đầu tư 135 của chính phủ.

Trong những năm qua, quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn xã đã có nhiều thay đổi mang tính tích cực; ngành dịch vụ thương mại tuy còn mới mẻ nhưng đã có sự phát triển khá mạnh mẽ tại khu vực trung tâm xã và rất có tiềm năng. Tuy vậy cán cân kinh tế của xã vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, nền kinh tế của Búng Lao vẫn là nền kinh tế thuần nông, quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng đã và đang được chính quyền và người dân quan tâm song quá trình áp dụng vào thực tế còn chậm.

Trình độ dân trí thấp nên còn nhiều hạn chế trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Thu nhập của người dân vẫn chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp.

Thông qua kết quả tại (bảng 3.2) trên cho ta thấy tốc độ phát triển bình quân trong 3 năm tương đối cao. Giá trị sản xuất qua các năm tăng , bình quân trong 3 năm tăng 17,19% làm cho tốc độ tăng trưởng cũng tăng đều qua các năm và đạt tốc độ bình quân chung đạt 8,77% điều này cho ta thấy sản xuất của toàn xã đang trên đà phát triển. Trong cơ cấu kinh tế cũng có sự biến đổi nhưng không đồng đều qua các năm, sản xuất nông nghiệp tuy có sự giảm nhẹ nhưng tốc độ phát triển bình quân chiếm 83,49%. Công nghiệp và xây dựng có tốc độ phát triển bình quân thấp đạt 5,48% điều này cho ta thấy tại đây việc phát triển, đầu tư công nghiệp và dịch vụ là không nhiều. Thương nghiệp và dịch vụ đạt tốc độ phát triển bình quân trong 3 năm là 10,98%.

Bảng 3.2: Thực trạng phát triển kinh tế của xã Búng Lao qua 3 năm

Chỉ tiêu ĐVT

Năm So sánh (%) Tốc độ phát

triển BQ (2011 - 2013) (%) 2011 2012 2013 2012/

2011

2013/

2012

1-Giá trị sản xuất Tỷ đồng 29 35 40 20,69 14,29 17,19

2-Tốc độ tăng

trưởng % 8,5 8,8 9,0 8,65 8,9 8,77

3- Cơ cấu kinh tế % 100 100 100

- Nông nghiệp % 85 83 83

- Công nghiệp và

xây dựng % 5 6 5

- Thương nghiệp và

dịch vụ % 10 11 12

4-Thu nhập BQ Tỷ.đ/ng 0,0058 0,0062 0,0065 6,9 4,84 5,78

(Nguồn: BC- UBND xã Búng Lao)

• Ngành trồng trọt:

Năm 2013 xã Búng Lao đã tổ chức chỉ đạo tốt sản xuất nông nghiệp đúng lịch, đúng thời vụ và đạt được kết quả quan trọng, tổng diện tích gieo

trồng là 810 ha, tổng sản lượng lương thực 1.799 tấn đạt 120% so với năm 2011, bình quân lương thực đầu người là 333 kg/người/năm.

Số liệu chi tiết được thể hiện qua bảng 3.3

Kết quả phân tích tại bảng 3.3 cho chúng ta thấy thu nhập chủ yếu của xã Búng Lao từ ngành trồng trọt, nhất là trồng lúa nước, ở đây bà con trồng lúa 2 vụ. Ngoài ra còn một số gia đình làm lúa nương, nhưng không đáng kể, chủ yếu là các gia đình khá và giàu lên làm trang trại và kết hợp làm lúa nương. Diện tích các loại cây ngắn ngày dần dần bị thu hẹp với dự án trồng cây cà phê của công ty cà phê Thái Hòa. Nhưng chính việc làm này cũng không mang lại lợi ích cho người dân tại đây. Diện tích cà phê ngày một mở rộng, nhưng sản lượng thu được là rất ít, có năm còn mất mùa.

Bảng 3.3: Tình hình sản xuất nông nghiệp ngành trồng trọt qua 3 năm tại xã Búng Lao

Chỉ tiêu ĐVT

Năm So sánh (%) Tốc độ

phát triển BQ (2011-

2013) (%) 2011 2012 2013 2012/

2011

2013/

2012

Lúa xuân

Diện tích Ha 90,8 92,5 93,8 1,87 1,41 1,62

Năng suất Tạ/ha 64,4 64,5 65 0,16 0,78 0,35

Sản lượng Tạ 5.847,52 5.966,25 6.097 2,03 2,19 2,11

Lúa mùa

Diện tích Ha 124 125,8 127,5 1,45 1,35 1,4

Năng suất Tạ/ha 53 55 56 3,77 1,82 2,62

Sản lượng Tạ 6.572 6.919 7.140 5,28 3,19 4,1

Lúa nương

Diện tích Ha 140 152 163 8,57 7,24 7,88

Năng suất Tạ/ha 12 12 12 1 1 1

Sản lượng Tạ 1.680 1.824 1.956 8,57 7,24 7,88

Ngô

Diện tích Ha 120 115 104 - 4,17 - 9,57 6,32

Năng suất Tạ/ha 27 27 27 1 1 1

Sản lượng Tạ 3.240 3.105 2.808 - 4,17 - 9,57 6,32

Đỗ tương

Diện tích Ha 80 80 80,5 1 0,63 0,79

Năng suất Tạ/ha 15 15 15 1 1 1

Sản lượng Tạ 1.200 1.200 1.207,5 1 0,63 0,79

Lạc

Diện tích Ha 30 34,7 36,3 15,67 4,61 8,5

Năng suất Tạ/ha 10 10 10 1 1 1

Sản lượng Tạ 300 347 363 15,67 4,61 0,79

Sắn

Diện tích Ha 180 178 181 - 1,11 - 1,69 1,37

Năng suất Tạ/ha 60 60 60 1 1 1

Sản lượng Tạ 10.800 10.680 10.860 - 1,11 - 1,69 1,39

Cà phê Diện tích Ha 200 210 210 5 1 2,24

(Nguồn: Từ UBND xã Búng Lao)

• Ngành chăn nuôi:

Ngành chăn nuôi của xã chủ yếu là chăn nuôi trâu, bò để lấy sức kéo và chăn nuôi lợn, gia cầm để giải quyết một phần nhu cầu thực phẩm của gia

đình. Ngành chăn nuôi còn mang tính tự phát, quy mô nhỏ lẻ. Phương thức chăn nuôi chủ yếu là chăn thả tự nhiên nên năng suất thấp và hiệu quả kinh tế không cao. Năm 2013 xã Búng Lao chỉ đạo các bản làm tốt công tác thú y, quan tâm phát triển và giữ vững tổng đàn gia súc của toàn xã. Theo số liệu điều tra năm 2013, ngành chăn nuôi của xã đạt:

- Tổng trâu: 779 con - Tổng bò: 248 con - Tổng lợn: 2.884con

- Tổng gia cầm: 11.810 con - Tổng dê: 251con

Bảng 3.4: Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi qua một số năm

ĐVT: Con

Chỉ tiêu

Năm So sánh (%) Tốc độ

phát triển BQ (2011

- 2013) (%) 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Tổng trâu 720 753 779 4,58 3,45 3,98

Tổng bò 220 234 248 6,36 5,98 6,17

Tổng lợn 1915 2520 2884 31,59 14,44 21,36

Tổng gia cầm 4685 8947 11810 90,97 31,99 53,95

Tổng dê 125 154 251 23,2 62,99 38,23

(Nguồn: Tổng hợp từ cán bộ chăn nuôi xã Búng Lao) Thông qua bảng trên ta có thể thấy được tổng số đàn gia súc, gia cầm trong xã qua các năm tăng dần về số lượng. Là một xã thuần nông nên việc chăn nuôi gia súc tại đây ngày một tăng lên

720 753 779

220 234 248

1915 2520 2884

4685

8947

11810

125 154 251

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000

2011 2012 2013

Tổng trâu Tổng bò Tổng lợn Tổng gia cầm Tổng dê

Hình 3.1. S biến động v s lượng đàn gia súc, gia cm ca xã Búng Lao giai đon 2011 – 2013

Ta thấy tình hình chăn nuôi hàng năm ở đây khá phát triển và luôn có sự biến động về số lượng, nhất là các loại gia súc, gia cầm. Biến động nhiều nhất là các loại gia cầm. Thông qua bà con trong xã và cán bộ chăn nuôi cho biết thì trong những năm gần đây việc chăn nuôi phát triển rất mạnh, chủ yếu là gà và lợn thương phẩm. Tuy nhiên việc chăn nuôi vẫn còn mang tính cục bộ tập trung vào một số hộ gia đình, có hộ thì chăn nuôi nhiều, có hộ thì chăn nuôi ít hoặc không có. Trâu, bò nơi đây chủ yếu được chăn nuôi để lấy sức kéo và làm thịt thương phẩm, nhưng quy mô còn nhỏ lẻ, manh mún, trâu, bò thường tâp trung ở các hộ gia đình khá, giàu là nhiều. Dịch bệnh và giá cả của thị trường luôn là những mối lo ngại lớn của bà con trong xã khi chăn nuôi.

• Ngành lâm nghiệp:

Theo kết quả điều tra, toàn xã hiện có 2.836,61 ha đất lâm nghiệp, trong đó diện tích đất có rừng đạt 1333,8 ha độ che phủ đạt 23%.

Hiện nay, việc khai thác lâm sản chủ yếu là nhằm phục vụ dân dụng tại chỗ và được chính quyền quân tâm, quản lý chặt chẽ. Việc khai thác những sản phẩm phụ tại rừng như: măng, nấm hương, mộc nhĩ, mật ong,… đã góp phần phục vụ đời sống, sinh hoạt hàng ngày của người dân.

• Tiểu thủ công nghiệp:

- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp với nghề sản xuất công cụ lao động thủ công (dao, cày, cuốc) mang tính tự phát với quy mô hộ gia đình tranh thủ lúc nông nhàn, chưa hình thành các tổ nhóm sản xuất.

- Việc khai thác vật liệu xây dựng như đá, cát bước đầu phát triển, tuy nhiên vẫn mang tính tự phát theo từng hộ gia đình.

- Nghề dệt vải thổ cẩm truyền thống tuy vẫn được giữ gìn, bảo tồn song chỉ còn giữ được ở một số hộ, thu nhập về nghề dệt không rõ nét, có nguy cơ mai một và mất dần nếu không được quan tâm và đầu tư phát triển.

- Kinh doanh dịch vụ đang trong giai đoạn phát triển, tại khu vực trung tâm xã và các thôn bản gần trung tâm xã có một số loại hình dịch vụ như cửa hàng ăn uống, buôn bán tạp hóa với số lượng ngày càng tăng.

Nhìn chung, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ của xã mới đang trong quá trình phát triển còn thiếu nhiều về kinh nghiệm cũng như kiến thức chuyên môn, nguồn thu từ sản xuất tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh dịch vụ phát triển khá tốt tại khu vực trung tâm xã.

3.1.2.2. Đặc điểm văn hóa, xã hội

Đặc điểm dân số và lao động

Dân số năm 2013 của xã là 5.421 người với 1.140 hộ, trong đó người Thái chiếm đại đa số (4.570 người, chiếm 84,3% dân số), còn lại là các dân tộc khác. Quy mô hộ 4,76 người/hộ. Trong những năm qua do làm tốt công tác kế hoạch hóa gia đình nên tốc độ tăng dân số năm sau giảm hơn năm trước. Năm 2013 tốc độ gia tăng dân số tự nhiên ở mức 1,17% giảm 0,65%

so với năm 2011, tốc độ gia tăng dân số có học ở mức nhỏ không đáng kể, tình trạng di dân tự do đã được kiểm soát

Năm 2013, Búng Lao có 2817 người trong độ tuổi lao động, chiếm 51,96% dân số, trong đó lao động nông nghiệp có 2390 người chiếm 84,84%

tổng lao động trong xã. Thu nhập của người dân trên địa bàn xã đạt 6,5 triệu đồng/người/năm.

Về nhân khẩu cho thấy BQ khẩu/hộ vẫn còn ở mức cao với mức 4,652 người/hộ năm 2011; 4,662 người/hộ năm 2012 và 4,76 người/hộ năm 2013.

Sự biến động về nhân khẩu/hộ là không đồng đều luôn có sự thay đổi qua các năm. Tuy nhiên tỷ lệ này không đồng đều giữa các hộ gia đình mà có sự chênh lệch, có hộ gia đình thì quá đông con, đông nhân khẩu, ít lao động song có hộ gia đình thì lại có ít nhân khẩu, ít lao động.

Bảng 3.5: Tình hình phân bố dân cư xã Búng Lao năm 2013

Chỉ tiêu

Tổng số nhân khẩu

(người)

Tổng số lao động (người)

Tổng số hộ (hộ)

Quy mô hộ (người/hộ)

Toàn xã 5.421 2817 1.140 4,76

Bản Búng I 457 256 93 4,91

Bản Búng II 357 164 63 5,67

Nà Lấu 653 371 131 4,98

Nà Dên 336 212 70 4,8

Xuân Tre I 349 236 72 4,84

Xuân Tre II 411 342 81 5,07

Co Nỏng 274 148 60 4,57

Quyết Tiến I 216 120 65 3,32

Quyết Tiến II 228 116 60 3,8

Hồng Sọt 478 237 96 4,98

Pú Nen 112 85 31 3,61

Pá Tong 222 124 48 4,63

Kéo Nánh 219 101 40 5,48

Xuân Món 375 192 83 4,52

Bản Chợ 288 138 67 4,30

Huổi Cắm 327 175 58 5,64

Pá Sáng 118 86 22 5,36

(Nguồn: BC UBND xã Búng Lao)

Cơ sở hạ tầng - Giao thông:

Hầu hết các tuyến đường giao thông trong khu dân cư của xã đã được bê tông hóa theo chương trình 135 của Chính phủ, trục đường chính liên xã đã được rải nhựa, chất lượng các tuyến đường đều khá, đáp ứng được nhu cầu đi lại và phát triển kinh tế - xã hội của xã. Các tuyến đường nội đồng cũng đang được nâng cấp để đảm bảo nhu cầu đi lại và thuận tiện cho việc sản xuất của người dân làm nông nghiệp.

- Tuyến quốc lộ 279 đi qua địa bàn các bản: Quyết Tiến I, Quyết Tiến II, Bản Chợ, Bản Hồng Sọt, bản Pá Tong, bản Nà Dên của xã với chiều dài 11 km, chiều rộng nền 6m, được xây dựng kiên cố hóa đáp ứng nhu cầu đi lại và phát triển kinh tế của người dân.

- Đường liên xã Búng Lao – Xuân Lao quy mô là đường giao thông nông thôn miền núi, với chiều dài 3,5 km, rộng 3,5 m. Trong đó đã bê tông được 0,5 km đường còn lại 3 km là đường đất. Đường xấu nên việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn.

- Đường liên bản: 17 bản có đường dân sinh tới khu trung tâm bản, xe máy và ô tô tải hạng nhẹ đi lại thuận tiện trong mùa khô, tuy nhiên vào mùa mưa thì việc đi lại hạn chế và khó khăn do trơn trượt; riêng Bản Chợ, Quyết Tiến I, Quyết Tiến II nằm ngay trên trục đường quốc lộ 279 cạnh trụ sở UBND xã có hệ thống giao thông thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế;

Bản Xuân Tre I và Xuân Tre II có hệ thống đường bê tông thông suốt được đầu tư xây dựng theo chương trình “xây dựng nông thôn mới”. Có 5 tuyến với tổng chiều dài 11,1 km; đường bê tông 1,7 km chiếm 15,3% tổng số, đường đất 9,4 km; mặt đường từ 1,5 – 3 m. Tuyến Pá Tong – Kéo Nánh đã được bê tông hóa 100%.

- Đường nội bản: tổng 42 tuyến với 26,8 km; trong đó đường bê tông 3,6 km, đường nhựa 0,3 km và đường giải cấp phối 0,3 km; mặt đường từ 1 – 3,5 m. Còn lại đường đất 20,6 km là đường mòn, không có hệ thống thoát nước bị lầy lội vào mùa mưa.

Nhìn chung với đặc điểm của một xã vùng cao thì hệ thống giao thông của xã đã phần nào đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong xã, tuy nhiên

chất lượng của hệ thống giao thông trong khu dân cư thì còn tương đối hạn chế do chưa được đầu tư nâng cấp cải tạo, chưa đáp ứng được các tiêu chí của nông thôn mới. Vì thế, trong giai đoạn tới cần phải đầu tư xây dựng, nâng cấp các tuyến đường giao thông đảm bảo việc đi lại thuận tiện không chỉ khu vực trong xã mà còn tạo điều kiện giao lưu với các xã, vùng lân cận tạo điều kiện phát triển về mọi mặt.

- Thy li:

Hiện nay hệ thống thủy lợi của xã đã được đầu tư xây dựng như thủy lợi Nà Lấu, Nà Dên, tuyến mương từ trạm bơm xã đi qua phía sau trụ sở UBND xã,… Hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã bao gồm các hệ thống chính như sau:

Hệ thống đập:

+ Đập Ta Lin: công suất tưới 9,7 ha, với 1 tuyến mương có chiều dài 0,4 km đã được kiên cố hoá.

+ Đập tràn bản Búng II: công suất tưới 30 ha, với 1 tuyến mương có chiều dài 0,2 km đã được kiên cố hoá.

+ Đập tràn bản Nà Lấu: công suất tưới 16 ha, với 1 tuyến mương có chiều dài 0,2 km, trong đó có 0,8 km đã được kiên cố hoá nhưng do thời gian sử dụng dài 0,5 km mương đã bị xuống cấp.

- Trạm bơm: gồm có 2 trạm bơm

+ Máy bơm thuỷ Luôn 60 - 6: công suất tưới 30 ha, với 1 tuyến mương có chiều dài 1,1 km đã được kiên cố hoá.

+ Máy bơm thuỷ Luôn 40 - 6: Công suất 14,4 ha, với 1 tuyến mương có chiều dài 1,2 km đã được kiên cố hoá.

Công trình thủy lợi tưới cho 67 ha lúa nước 2 vụ, đáp ứng được 33%

diện tích lúa ruộng được tưới nước chủ động, còn lại hơn 60% diện tích đất lúa ruộng việc tưới tiêu chủ yếu vẫn là nhờ vào nước mưa và hệ thống dòng chảy tự nhiên với hình thức làm ruộng bậc thang.

Nhìn chung hệ thống thuỷ lợi của xã chưa đạt yêu cầu theo chuẩn tiêu chí nông thôn mới, do vậy cần có phương án nâng cấp, cải tạo xây dựng mới để đảm bảo các tiêu chí đề ra và đem lại hiệu quả cao trong sản xuất.

Trụ sở UBND xã:

Là 1 dãy nhà cấp 4 gồm 6 phòng làm việc và một hội trường được xây dựng trên diện tích 0,61ha. Tuy nhiên do đã xây dựng từ rất lâu nên trụ sở UBND xã đã xuống cấp nghiêm trọng, cần được xây dựng mới để đáp ứng nhu cầu làm việc của cán bộ xã cũng như phục vụ nhân dân trong xã.

Hệ thống giáo dục – đào tạo:

Toàn xã có 4 công trình trường học phục vụ cho các bậc học mầm non, tiểu học, THCS, THPT, quy mô công trình đã được kiên cố đảm bảo phục vụ tốt cho việc dạy và học, gồm 81 phòng học và 7 điểm trường trên diện tích 38.902 m2. Tổng số 1.970 học sinh với 139 giáo viên. Trong đó trường mầm non và tiểu học đã đạt trường chuẩn quốc gia. Tuy nhiên một số điểm trường mầm non tại các bản xa trung tâm xã cơ sở vật chất còn thiếu thốn như nhà làm việc của Ban giám hiệu, công trình vệ sinh, trang thiết bị dạy và học…

Các công trình trường học được xây dựng trên diện tích 2,1ha. Bao gồm:

Mầm non: có 334 cháu, 20 giáo viên. Chuyển cấp 100%, chuyển cấp 100%.

+ Trường mầm non trung tâm + Điểm trường bản Kéo Nánh + Điểm trường bản Hồng Sọt + Điểm trường bản Huổi Cắm + Điểm trường bản Pá Sáng

- Tiểu học: có 587 học sinh, 40 giáo viên. Chuyển lớp 100%, chuyển cấp 100%.

+ Trường tiểu học Búng Lao.

+ Điểm trường bản Kéo Nánh.

+ Điểm trường bản Hồng Sọt.

+ Điểm trường bản Huổi Cắm.

- Trung học cơ sở Búng Lao: Tổng 427 học sinh với 29 giáo viên. Được xây dựng kiên cố 2 tầng; 14 phòng học lên lớp 98%, chuyển cấp 98,7%.

- Trung học phổ thông Búng Lao: Tổng 622 học sinh với 50 giáo viên;

được xây dựng kiên cố 3 tầng với 26 phòng học. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT 90%.

- Năm 2013 trường mầm non và trường tiểu học Búng Lao đã đạt chuẩn quốc gia như vậy theo tiêu chí số 5 của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới thì tỷ lệ trường học các cấp: Mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia mới chỉ đạt 66,67 % so với tiêu chí là 70%.

Kết quả đạt được: đã duy trì đạt kết quả tốt từ mầm non đến THPT, huy động và duy trì sỹ số, chất lượng giáo dục và cơ sở vật chất cho dạy và học được tăng cường, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Xã thực hiện tốt năm học 2012 – 2013, chỉ đạo các trường tổ chức sơ kết năm học 2013 đồng thời chuẩn bị cơ sở vật chất cho năm học mới theo kế hoạch của phòng GD&ĐT, xây dựng làm mới 3 phòng học tại điểm trường Huổi Cắm và Kéo Nánh.

Y tế:

Trạm y tế xã được xây dựng rộng rãi, khang trang với trang thiết bị đầy đủ và đội ngũ cán bộ có trình độ, gồm 1 bác sỹ, 3 y sỹ và 5 y tá. Trạm y tế có 4 phòng bệnh, 2 phòng khám bệnh, được xây dựng trên diện tích 0,4 ha, đảm bảo được nhu cầu y tế cho nhân dân trong xã.

Trong những năm vừa qua mạng lưới y tế luôn có chuyển biến tích cực trong công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân, không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn; chương trình cấp phát thuốc và tiêm chủng vacxin cho trẻ em dưới 6 tuổi được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc. Đã chỉ đạo các y tế bản thường xuyên hoạt động chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngay từ cơ sở của mình.

Công tác phòng, chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tiếp tục tăng cường không để dịch bệnh lớn xảy ra. Công tác khám, chữa bệnh được quan tâm đúng mức. Thực hiện tốt các đợt tiêm chủng mở rộng cho Phụ nữ và trẻ em đảm bảo đúng định kỳ của Nhà nước cụ thể vào các ngày 12,13 hàng tháng.

Dân số kế hoạch hóa gia đình.

Ban dân số gia đình trẻ em phối hợp với các Ban ngành, đoàn thể, trường học thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân xã về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp giảm nghèo tại xã búng lao huyện mường ảng tỉnh điện biên (Trang 39 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)