CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Thực trạng nghèo tại xã Búng Lao
3.2.1. Cơ sở phân định nghèo của xã
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, BCH Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông thôn, nông dân;
Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;
Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hộ trợ hộ nghèo về nhà ở;
Văn bản số 802/BKH - KTĐP< ngày 11/02/2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn xây dựng đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững cấp huyện giai đoạn 2009 - 2020;
Kế hoạch số 03/KH – UBND ngày 04/3/2009 của Uỷ ban nhân dân huyện về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 30a/CP trên địa bàn huyện Mường Ảng.
Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg về chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 [2].
3.2.2. Thực trạng nghèo của xã trong 3 năm từ 2011 – 2013
Nếu nhìn vào sự biến động về nghèo qua các năm ta thấy từ năm 2011 – 2013 tỷ lệ hộ nghèo luôn giảm đi rõ rệt và giảm mạnh trong năm 2013.
Nguyên nhân giảm nghèo mạnh là do song song với việc thực hiện chương trình 135 xã còn thực hiện chương trình 30a, có nhiều chính sách ưu đãi đối với các hộ gia đình nghèo tại xã. Ngoài ra sự nhận thức của người dân cũng được cải thiện không còn tình trạng ỷ lại đợi trợ cấp của Nhà nước nữa, người dân đã có thể tự làm giàu để thoát nghèo. Song bên cạnh đó trong xã vẫn còn có 2 bản tình trạng hộ nghèo vẫn ở mức cao đó là: Pá Sáng và Huổi Cắm, đây là 2 bản chủ yếu có đồng bào dân tộc Khơ Mú sinh sống.
Bảng 3.7: Tình hình nghèo tại xã Búng Lao giai đoạn 2011 – 2013
TT Bản Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) Tỷ lệ tăng, giảm hộ nghèo (2011 - 2013)
(%) Tổng số
hộ
Số hộ nghèo
Tổng số hộ
Số hộ nghèo
Tổng số hộ
Số hộ nghèo
2012/2011 2013/2012
1 Bản Búng I 95 57 92 53 93 50 92,98 94,34 93,66
2 Bản Búng II 63 18 65 16 63 15 88,89 93,75 91,29
3 Nà Lấu 129 47 134 48 131 45 102,13 93,75 97,85
4 Nà Dên 68 46 74 48 70 45 104,35 93,75 98,91
5 Xuân Tre I 151 95 73 43 72 35 45,26 81,40 60,70
6 Xuân Tre II 0 0 82 40 81 37 0 92,5 92,5
7 Co Nỏng 62 45 63 38 60 22 84,44 57,89 69,92
8 Quyết Tiến I 60 32 60 24 65 9 75 37,5 53,03
9 Quyết Tiến II 57 30 61 31 60 8 103,33 25,81 51,64
10 Hồng Sọt 92 60 95 58 96 50 96,67 86,21 91,29
11 Pú Nen 30 30 30 30 31 28 100 93,33 96,61
12 Pá Tong 82 72 49 35 48 31 48,61 88,57 65,62
13 Kéo Nánh 0 0 40 30 40 28 0 93,33 93,33
14 Xuân Món 82 42 83 39 83 37 92,86 94,87 93,86
15 Bản Chợ 63 1 67 1 67 1 100 100 100
16 Huổi Cắm 56 56 58 58 58 58 103,57 100 101,77
17 Pá Sáng 0 0 23 23 22 22 0 95,65 95,65
Tổng cộng 1.090 631 1.149 615 1.140 521 97,46 84,72 90,87
(Nguồn: Tổng hợp từ cán bộ văn hóa xã hội xã Búng Lao)
Nguyên nhân nghèo đói tại 2 bản này không giảm trong các năm qua là do một phần tập quán sinh sống của bà con nơi đây, chủ yếu sống bằng việc làm nương rẫy, sự lười biếng, ỷ lại chờ đợi trợ cấp hay hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời tại 2 bản Pá Sáng và Huổi Cắm tình trạng tha hương, bỏ nhà đi nơi khác vẫn còn xảy ra, nên việc nắm bắt nghèo đói hay hỗ trợ giúp họ thoát nghèo là rất khó.
Bảng 3.8: Cơ cấu các nhóm hộ xã Búng Lao tính đến 2013
STT Đơn vị hành chính (bản)
Tổng số (hộ)
Phân loại (hộ) Tỷ lệ (%) Nghèo Trung
bình Khá Nghèo Trung
bình Khá
1 Quyết Tiến I 65 9 2 54 13,85 3,08 83,07
2 Quyết Tiến II 60 8 2 50 13,33 3,34 83,33
3 Xuân Tre I 72 35 25 12 48,61 34,72 16,67 4 Xuân Tre II 81 37 31 13 45,68 38,27 16,05
5 Khu Chợ 67 1 0 66 1,49 0 98,51
6 Xuân Món 83 37 4 42 44,58 4,82 50,60
7 Co Nỏng 60 22 9 29 36,67 15 48,33
8 Búng I 93 50 18 25 53,76 19,35 26,89
9 Búng II 63 15 7 41 23,81 11,11 65,08
10 Nà Lấu 131 45 42 44 34,35 32,06 33,59
11 Pú Nen 31 28 0 3 90,32 0 9,68
12 Nà Dên 70 45 17 8 64,29 24,29 11,43
13 Hồng Sọt 96 50 20 26 52,08 20,84 27,08
14 Pá Tong 48 31 8 9 64,58 16,67 18,75
15 Kéo Nánh 40 28 7 5 70 17,5 12,5
16 Huổi Cắm 58 58 0 0 100 0 0
17 Pá Sáng 22 22 0 0 100 0 0
Tổng 1.140 521 192 427 45,70 16,84 37,46 (Nguồn: Tổng hợp từ BC Văn hóa xã Búng Lao)
Qua bảng trên ta thấy sự phân bố giàu nghèo của các bản là rất khác nhau, có sự khác biệt như vậy một phần là do sự nhận thức của người dân sinh sống tại các bản cũng như cách làm ăn của họ khác nhau.
16.84%
37.46%
45.70%
Nghèo Trung bình Khá, giàu
Hình 3.2. Cơ cấu các nhóm hộ tại xã Búng Lao năm 2013
Qua biểu đồ trên ta thấy cơ cấu hộ trên toàn xã thì tỷ lệ hộ nghèo vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn cả chiếm 45,70%, hộ nghèo cao là do một phần các bản chia tách thành nhiều bản, số hộ mới chia tách nhiều, hầu hết các hộ mới chia tách đều được xếp vào diện hộ nghèo và các hộ nghèo thuộc các bản xa trung tâm, không có điều kiện làm ăn, sinh sống như các hộ khác. Hộ khá, giàu chiếm tỷ lệ 37,46% các hộ khá, giàu đều thuộc khu vực trung tâm xã, hầu hết đều là buôn bán và làm các ngành dịch vụ khác. Còn các hộ trung bình chiếm 16,84%, các hộ trung bình là các hộ có ý trí vươn lên trong làm ăn, là các hộ có các gia trại chăn nuôi riêng của họ.
3.2.3. Tình hình chung của các bản điều tra
3.2.3.1 Tình hình nhân khẩu và lao động của các bản điều tra
Nói chung các hộ điều tra đều mang các đặc điểm chung như:
- Diện tích đất ruộng ít.
- Thu nhập chính của các hộ gia đình đều từ ngành nông nghiệp.
- Các hộ điều tra đều đông nhân khẩu, người ăn thì nhiều còn người làm thì rất ít.
- Trong các hộ nghèo điều tra hầu hết các hộ đều có từ 1 – 2 người nghiện ma túy (còn đối với chủ hộ là nữ thì hầu như chồng đều chết do nghiện).
- Trình độ học vấn của các chủ hộ cũng như các thành viên trong hộ đều thấp.
- Người dân lười lao động, không biết cách áp dụng kỹ thuật trong cách làm nông nghiệp.
- Lao động chưa có việc làm vẫn còn chiếm tỷ lệ cao.
Bảng 3.9: Tình hình nhân khẩu và lao động của các bản điều tra năm 2013
Hộ Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Bản Nà Lấu (n=25)
Bản Búng I (n=25)
Bản búng II (n=10)
Số hộ điều tra Hộ 25 25 10
Số nhân khẩu điều tra Người 98 112 44
Số lao động Người 52 70 24
Tuổi TB của các chủ hộ Tuổi 41,24 50,72 50,3
Số nhân khẩu/hộ Người/hộ 3,92 4,48 4,4
Số lao động/hộ Người/hộ 2,08 2,8 2,4
Tỷ lệ trình độ văn hóa chủ hộ (%)
Mù chữ
%
8 28 40
Cấp 1 76 56 50
Cấp 2 16 16 0
Cấp 3 0 0 0
ĐH, CĐ 0 0 10
Tỷ lệ phần trăm (%)
Lao động/nhân khẩu 53,06 62,5 54,55
Lao động có việc làm 46,94 68,75 63,64
Lao chưa có việc làm 53,06 31,25 36,36
Nam/nhân khẩu 42,86 50 52,27
Nữ/nhân khẩu 57,14 50 44,73
(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra thực tế của tác giả)
3.2.3.2. Trang bị tư liệu sản xuất và tài sản của các bản điều tra
Bảng 3.10: Tài sản chủ yếu của hộ nghèo tại xã Búng Lao năm 2013 TT Loại tài sản ĐVT Số
lượng
Đơn giá (đồng)
Thành tiền (đồng)
Ghi chú
1 Dụng cụ sinh hoạt
Xe máy Chiếc 39 16.000.000 624.000.000
Tivi Chiếc 58 2.000.000 116.000
Điện thoại Chiếc 55 740.000 40.700.000
Quạt Chiếc 5 420.000 2.100.000
Đầu đĩa DVD Chiếc 1 400.000 400.000 2 Công cụ sản xuất chủ
yếu
Trâu, bò Con 37 20.000.000 740.000.000
Bình phun thuốc sâu Bình 58 500.000 29.000.000 3 Nhà cửa
Nhà kiên cố Cái 13 75.000.000 975.000.000 Nhà sàn Nhà bán kiên cố Cái 33 50.000.000 1.650.000.000 Nhà sàn
Nhà tạm Cái 14 30.000.000 420.000.000 Nhà đất
Tổng 4.481.316.000
(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra thực tế của tác giả) Nhìn chung, mức sống của hộ nghèo cũng có phần khá giả hơn trước, các hộ nghèo trong xã cũng có hộ có nhà kiên cố để ở, xe máy để đi. Tư liệu sản xuất hầu hết đều là dùng sức kéo, không có máy móc trong sản xuất. Còn đồ dùng sinh hoạt có hộ thì có còn có hộ thì không có, có thì cũng chỉ là những đồ dùng kém chất lượng với giá trị sử dụng thấp.
Như vậy, ta có thể thấy được cuộc sống của các hộ nghèo tại xã là rất khó khăn. Điều đó chứng tỏ cuộc sống của người dân nghèo sinh sống trong bản là như thế nào.
3.2.3.3. Đặc điểm về về sử dụng đất của bản điều tra
Bảng 3.11: Tình hình sử dụng đất của các bản qua điều tra tại xã Búng Lao năm 2013
Các loại đất
Bản Nà Lấu (n=25)
Bản Búng I (n=25)
Bản Búng II (n=10) Số
lượng
BQ/
hộ
Số lượng
BQ/
hộ
Số lượng
BQ/
hộ 1-Đất nông nghiệp (m2) (m2/hộ) (m2) (m2/hộ) (m2) (m2/hộ)
- Lúa 15.829 633,16 19.084 763,36 7.987 798,7
- Ngô 18.657 746,28 9.643 385,72 3.411 341,1
- Đỗ tương 13.001 520,04 5.517 220,68 1.993 199,3 2-Đất lâm nghiệp (Ha) (Ha/hộ) (Ha) (Ha/hộ) (Ha) (Ha/hộ)
- Rừng sản xuất 81,25 3,25 72,50 2,90 25,60 2,56
(Nguồn tổng hợp từ điều tra thực tế của tác giả) Qua bảng số liệu trên cũng cho ta thấy mặc dù 2 bản có số hộ điều tra như nhau là 25 hộ, nhưng diện tích đất nông nghiệp cũng như diện tích đất cây hàng năm của bản Nà Lấu thấp hơn so với bản Búng I. Là 3 bản thuần nông, chuyên sản xuất nông nghiệp, diện tích đất trồng ít, không có đất ao cá.
Qua đây ta có thể thấy, cuộc sống người dân đã nghèo lại còn nghèo thêm, hầu như việc sản xuất nông nghiệp đều không có hiệu quả cao, sản phẩm làm ra đều không đủ để dùng cho hộ.
3.2.3.4. Tình hình sản xuất của các bản điều tra
• Chi phí của các bản điều tra
Qua cuộc điều tra thực tế, hầu hết các hộ nghèo tại 3 bản là không đầu tư nhiều, trong trồng trọt chi phí chăm sóc, mua đạm, phân bón cho cây trồng là rất ít. Nhưng trong đó chi phí cho sinh hoạt của các hộ tương đối lớn.
Bảng 3.12: Các khoản chi phí của các hộ điều tra tại xã Búng Lao năm 2013
Chỉ tiêu
Lĩnh vực
Nà Lấu (n=25) Búng I (n=25) Búng II (n=10)
Chi phí (1000 đồng)
Chi tiêu BQ/người /tháng (100 đồng)
Chi phí (1000 đồng)
Chi tiêu BQ/người/ tháng
(100 đồng)
Chi phí (1000 đồng)
Chi tiêu BQ/người/ tháng
(100 đồng)
Trồng trọt 100.300 - 111.000 - 75.200 -
Chăn nuôi 33.400 - 43.400 - 14.250 -
Tổng chi phí 133.700 113,69 154.400 114,88 89.450 169,41
(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra thực tế của tác giả)
Qua bảng trên ta có thể thấy chi tiêu bình quân/người/tháng của các hộ gia đình nghèo giữa các bản là khác nhau, nguyên nhân có sự khác biệt này một phần là do điều kiện của một số hộ ở bản Búng I tuy là hộ nghèo nhưng vẫn có điều kiện hơn các hộ nghèo do trong gia đình họ có lao động đi làm thuê vậy nên họ có thể chú trọng chăm sóc tốt hơn các hộ khác. Ngoài chi tiêu cho trồng trọt và chăn nuôi ra các hộ gia đình tại đây còn chi tiêu khác (học hành và sinh hoạt). Cụ thể: tại bản Nà Lấu chi tiêu khác là 126.550.000 đồng, bản Búng I chi tiêu khác là 126.400.000 đồng và bản Búng II chi tiêu khác là 51.600.000 đồng. Ta thấy chi tiêu khác giữa các bản là khá lớn.
Cô Tòng Thị Phương chủ hộ nghèo tại bản Búng I cho biết:
“ Đến mùa vụ việc chăm sóc là rất ít, vì để chăm sóc được nó thì cần phải có tiền để mua đạm, lân. Nhưng nhà cô mỗi mình cô nuôi 2 đứa ăn học mà công việc thì cũng không có mà làm, chỉ trông vào mấy m2 ruộng để sống, có phân chuồng thì cũng chỉ lấy phân đấy mang ra bón, không thì cô cũng lên rừng lấy củi đi bán để mua mấy cân đạm để bón thôi. Cháu thấy đấy nhà thì chẳng có gì, đi làm thuê được thì mới có tiền mà mua gạo, đất thì ít, không cho các em đi học thì cũng khổ thân con mình”.
Đối với chăn nuôi thì các hộ gia đình có gia súc đều chăn thả vào trong rừng, để mấy hôm rồi mới vào đón về, còn khi nào có dịch hay tiêm phòng gì thì có cán bộ chăn nuôi vào tiêm hộ cho.
Đối với sinh hoạt: việc sinh hoạt của các hộ nghèo là rất ít, khi nào mà người thân trong gia đình họ đi làm thuê về thì mới có tiền sắm sửa và chi trả các khoản nợ mà lúc trước họ vay.
Ông Lò Văn Hương chủ hộ nghèo ở bản Búng II cho biết:
“Nhà lại đông con, đông miệng ăn suốt ngày nợ nần thôi cháu ạ, nhưng cũng may trong nhà có 3 thằng cháu đi xuống Hà Nội làm thuê, nên cũng gánh được phần nào, mỗi tháng chúng nó lại gửi về 1 ít để mua đạm, lân, gạo hay để chi tiêu trong gia đình”.
Đối với chữa bệnh: hầu hết các hộ nghèo đều có thẻ bảo hiểm cấp phát miễn phí, nên 1 tháng 1 – 2 lần họ lại đến trung tâm y tế để khám lấy thuốc miễn phí. Đồng thời người dân có thể tự chăm sóc sức khỏe tại nhà bằng các loại cây thuốc lấy trên rừng, việc mua thuốc ngoài hiệu thuốc là rất ít, chỉ trừ khi họ bị bệnh nặng hoặc các bệnh nan y.
• Tình hình sản xuất và thu nhập của các bản điều tra
Thu nhập của nông hộ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của họ, nó còn là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tái sản xuất. Những người có thu nhập thấp thường chịu rất nhiều thiệt thòi trong cuộc sống, họ không được tiếp cận những dịch vụ tiên tiến của xã hội, đời sống vật chất, tinh thần và sức khoẻ không được chăm lo dẫn đến tuổi thọ thấp, dân trí thấp…Thu nhập của hộ gia đình có được chủ yếu từ các nguồn trồng trọt, chăn nuôi, làm thuê.
Bảng 3.13: Thu nhập và cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra xã Búng Lao năm 2013
Chỉ tiêu Ngành
Nà Lấu (n=25) Búng I (n=25) Búng II (n=10) Thu
nhập/năm (1000 đ)
Tỷ lệ thu nhập/
năm (%)
Thu nhập/
năm (1000 đ)
Tỷ lệ thu nhập/
năm (%)
Thu nhập/
năm (1000 đ)
Tỷ lệ thu nhập/năm
(%)
Trồng trọt 250.710 63,56 290.144 65,21 123.808 61,19 Chăn nuôi 62.215 15,77 62.280 14,00 24.020 11,87
Lâm nghiệp 17.500 4,44 9.500 2,14 3.500 1,73
Thu khác 64.000 16,23 83.000 18,65 51.000 25,21 Tổng thu nhập 394.425 100 444.924 100 202.328 100 Thu nhập
BQ/người/tháng
335,395 331,045 383,197
(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra thực tế của tác giả) Nguồn thu chủ yếu của các hộ gia đình ở đây chủ yếu là từ trồng trọt và chăn nuôi. Do có ruộng đất nhưng trình độ quy hoạch sử dụng cũng như canh tác chưa hợp lý nên năng suất chưa cao ở các nhóm hộ nghèo. Qua bảng trên ta cũng có thể thấy được thu từ lâm nghiệp là rất ít, hầu hết các hộ gia đình tại đây lâm nghiệp là họ mới trồng, chi phí cây trồng thì được nhà nước cấp phát miễn phí, chủ yếu là cây Keo, còn phần chăm sóc thì
đều là công gia đình, nên họ không tốn tiền vào phần chi phí, còn thu nhập thì họ được cấp phát thêm một khoản tiền cho việc khoanh trồng rừng, nguồn thu lâm nghiệp có được là có từ khoản này. Họ chưa có đầu tư và biết tính toán làm ăn sao cho hiệu quả kinh tế cao, chưa có một hộ chăn nuôi nào với quy mô lớn kết hợp với các ngành nghề phụ khác, đặc biệt là chăn nuôi trâu, bò, lợn.
Vì vậy việc phát triển chăn nuôi và trồng trọt đồng thời có sự kết hợp phát triển với các ngành nghề phụ khác có vai trò tương đối quan trọng, là hướng đi đúng đắn trong tương lai mà các cấp chính quyền cần phải đặc biệt quan tâm để khuyến khích mở rộng hơn nữa góp phần giải quyết công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho các hộ ở vùng nghèo, vùng khó khăn.