2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các hộ gia đình nghèo trên địa bàn xã Búng Lao - huyện Mường Ảng - tỉnh Điện Biên
+ Các vấn đề liên quan đến đói nghèo.
2.1.2. Phạm vi, thời gian nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại địa bàn xã Búng Lao - huyện Mường Ảng - tỉnh Điện Biên.
- Phạm vi thời gian: Các số liệu và thông tin, các chương trình thực hiện từ năm 2011 – 2013.
- Thời gian triển khai thực hiện đề tài: Từ tháng 1/2014 - 5/2014 2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Điều tra sơ lược về điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế, xã hội địa bàn nghiên cứu.
2.2.2. Phân tích thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo của các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu.
2.2.3. Xác định các nguyên nhân dẫn đến nghèo của người dân tại xã.
2.2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tình hình nghèo đói của cộng đồng người dân tại xã Búng Lao.
2.2.5. Tìm hiểu về các chương trình xoá đói giảm nghèo đã được tiến hành tại địa phương trong năm qua, những kết quả đạt được và những khó khăn còn chưa tháo gỡ được trong chính sách giảm nghèo.
2.2.6. Đề xuất một số giải pháp giảm nghèo cho địa phương trong những năm tới.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin
Đề tài sử dụng một số phương pháp để thu thập các thông tin phục vụ nghiên cứu như sau:
2.3.1.1. Thông tin thứ cấp
- Những báo cáo, chuyên đề và tài liệu tập huấn, các thông tin về công tác giảm nghèo của địa phương.
Thu thập và tính toán từ những số liệu của các cơ quan thống kê, Tỉnh, huyện, xã; các báo cáo chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã được công bố, các tài liệu do các cơ quan huyện và xã cung cấp.
- Báo cáo tình hình công tác xã hội của địa phương trong 3 năm 2011 - 2013
- Các thông tin do cán bộ địa phương cung cấp
- Các đề án giảm nghèo do cán bộ phòng Lao Động - TB & XH, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn cung cấp.
- Các thống kê liên quan do cán bộ chi cục thống kê Huyện cung cấp.
2.3.1.2. Thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp lấy từ thực tế của quá trình điều tra phỏng vấn, cách thức điều tra chủ yếu dựa vào bộ công cụ pra, bảng hỏi có cấu trúc, thông qua các phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân.
Phân tích SWOT, chăn nuôi, canh tác lúa nước, thu nhập, sơ đồ Veen...
để từ thực tế quan sát lắng nghe mà có được những thông tin cần thiết phục vụ cho phân tích đánh giá.
Những chủ đề phỏng vấn tập trung vào:
- Điều kiện tự nhiên kinh tế văn hóa xã hội của xã.
- Thực trạng đói nghèo của xã.
- Nguyên nhân dẫn tới tình trạng nghèo.
Hình 2.1: Sơ đồ phương pháp thu thập thông tin và kiểm tra chéo thông tin - Những cách làm và chương trình trong công tác giảm nghèo, những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế, nguyên nhân và những khó khăn khi thực hiện triển khai các chương trình.
- Cách thức tổ chức và triển khai các chương trình.
- Những bài học và kinh nghiệm, mong muốn cho những chương trình sau.
- Giải pháp đưa ra thực tế và có hiệu quả.
2.3.2. Phương pháp điều tra chọn mẫu
Tiêu chuẩn lựa chọn mẫu điều tra: Chọn mẫu điều tra là vấn đề hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phân tích. Vì vậy chọn địa điểm nghiên cứu phải đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ địa bàn nghiên cứu.
Với phạm vi không gian là đề tài thực hiện trên địa bàn 1 xã, với mục tiêu
Cấp nông hộ Cấp xã , bản
Phương pháp thu thập thông tin
Nghiên cứu hộ qua phỏng vấn bằng phiếu hỏi: 25 hộ/bản + 25 hộ/bản + 10
hộ/bản x 3 bản (Có 60 hộ tham gia) .
Phỏng vấn cán bộ xã, bản 6 cán bộ xã; 3 Trưởng bản
(Có 9 người tham gia).
Tình hình kinh tế hộ, nguyên nhân dẫn đến nghèo và các chính sách
giảm nghèo.
Hiện trạng nghèo, nguyên nhân dẫn đến nghèo, chính sách giảm nghèo
và giải pháp.
Các phát hiện chính
Kiểm tra chéo, tổng hợp và phân tích thông tin
chính là nghiên cứu và phân tích các nguyên nhân nghèo, vì vậy tôi phân vùng nghiên cứu theo địa bàn của xã.
Để thu thập được thông tin kịp thời gian nghiên cứu và cũng để tiết kiệm thời gian và chi phí nên tôi đã sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Cách chọn mẫu: Do số hộ nghèo của xã lớn chiếm với 49,26%
(516/1140) trên tổng số hộ gia đình, còn lại là hộ cận nghèo, trung bình và hộ khá thì rất ít nên trong quá trình tiến hành điều tra tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên 60 hộ 100% là hộ nghèo tại 3 bản trong tổng số 17 bản của xã.
Trong đó:
- Bản Búng I giao thông tương đối phát triển gần đường trục chính, đi lại dễ dàng và kinh tế tương đối phát triển nằm gần trung tâm xã.
- Chọn 2 bản cách xa đường trục chính, điều kiện đi lại khó khăn (bản Nà Lấu, bản Búng II).
- Số lượng mẫu điều tra hộ: 60 mẫu thuộc 3 bản. Trong đó: bản Nà Lấu: 25 hộ + bản Búng I: 25 hộ + bản Búng II: 10hộ = 60 hộ.
Tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ xã điều tra: số lượng 6 và 3 trưởng thôn - Lãnh đạo phụ trách nông lâm nghiệp.
- Cán bộ liên quan đến khuyến nông lâm.
- Có đại diện các ban ngành, thành phần: Phụ nữ, thanh niên, đất đai, văn hóa xã hội…
Dung lượng và kết cấu mẫu điều tra hiện trường được thể hiên ở (bảng 2.1) Bảng 2.1. Thành phần dân tộc, giới tính của đối tượng phỏng vấn
Tổng số người ĐVT Dân tộc Giới tính
Thái Dân tộc khác Nam Nữ Phỏng vấn hộ bằng
phiếu hỏi (60 hộ)
Người 100 0 35 25
% 100 0 58,33 41,67
Phỏng vấn cán bộ xã, thôn (9 người)
Người 9 0 6 3
% 100 0 66,67 33,33
Tổng số người: 69 69 0 41 28
Tỷ lệ % 100 0 59,42 40,58
(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra thực tế của tác giả)
Danh sách các hộ phỏng vấn xem phụ lục 1
Danh sách phỏng vấn đối với cán bộ xã, thôn bản, xem phụ lục 2 Tiến trình thực hiện nghiên cứu:
Để bắt đầu đợt khảo sát, đầu tiên đi tiền trạm nhằm tìm hiểu thông tin chung tại địa bàn nghiên cứu, gặp gỡ trao đổi nội dung và cách làm với cán bộ lãnh đạo địa phương, qua đó nắm bắt được quan điểm của cán bộ lãnh đạo để tìm sự giúp đỡ trong tổ chức công việc khảo sát.
Điều tra thử và hoàn thiện bộ câu hỏi phỏng vấn hiện trường.
Công việc khảo sát được tiến hành tại các buổi trao đổi ý kiến với cán bộ lãnh đạo địa phương và cộng đồng người dân, tại hộ gia đình nông dân, trên đồng ruộng....
Thời gian khảo sát được bố trí vào lúc thuận tiện cho công việc của người dân: buổi trưa, buổi tối...
2.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Việc xử lý số liệu dựa trên máy tính các phần mềm hỗ trợ, thông qua quan sát, suy nghĩ và hình thành ý tưởng thể hiện về vùng địa phương nghiên cứu.
Thông tin về tình hình nghèo, và các chương trình hay giải pháp cho vấn đề đói nghèo sẽ được thể hiện trên các bảng số liệu các sơ đồ, hình vẽ.
Kết hợp với đó là các chương trình kiến thức đã học để lựa chọn thông tin cũng như phân tích xử lý thông tin theo tư duy logic.
CHƯƠNG 3