CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Tìm hiểu các chương trình và chính sách giảm nghèo tại địa phương65 1. Cách thức xây dựng và tổ chức
Để có được thành công và có được kết quả tốt trong quá trình triển khai các chương trình dự án giảm nghèo ban tổ chức và cán bộ địa phương đã xây dựng ban giảm nghèo có sự tham gia của nhiều ban ngành, lĩnh vực khác nhau với nhiều nguồn cán bộ tổ chức các cán bộ nông nghiệp, hội phụ nữ, hội nông dân, y tế chăm sóc sức khỏe, ban dân số và kế hoạch hóa gia đình, trường học, ban địa chính, ngân hàng, các cán bộ cơ sở nguồn của các bản gồm 17 trưởng bản tham gia trực tiếp, kết hợp với đó là cán bộ chuyên trách cấp huyện phân công tập huấn cấp huyện, cấp tỉnh...
3.3.2. Các chương trình xóa đói giảm nghèo 3.3.2.1. Chương trình xây dựng nông thôn mới:
Sau mấy năm thực hiện và triển khai xã Búng Lao đã hoàn thành 03/19 tiêu chí đạt TCNTM đó là tiêu chí số 13 có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả, tiêu chí số 18 về hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và tiêu chí số 19 an ninh, trật tự xã hội được giữ vững.
Có 06/19 tiêu chí đạt một số nội dung:
+ Tiêu chí số 2 về giao thông: Đạt 1/5 nội dung tỷ lệ đường tỉnh lộ được nhựa hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của bộ GTVT.
+ Tiêu chí số 4 về điện: Đạt 1/2 nội dung tiêu chí tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn điện.
+ Tiêu chí số 8 về bưu điện: Đạt 1/2 nội dung tiêu chí có điểm phục vụ bưu chính viễn thông.
+ Tiêu chí số 14 về giáo dục: Đạt 2/3 nội dung tiêu chí về phổ cập giáo dục trung học cơ sở và có tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học phổ thông, học nghề.
+ Tiêu chí số 15 về y tế: Đạt 1/2 nội dung tiêu chí tỷ lệ người dân nông thôn tham gia bảo hiểm Ytế.
+ Tiêu chí số 17 về môi trường: Đạt 1/5 nội dung tiêu chí có tỷ lệ hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
Có 10/19 tiêu chí 100% chưa đạt TCNTM 3.3.2.2. Chương trình 30a:
Búng Lao là xã thuộc diện đặc biệt khó khăn có 17 bản trong đó có 2 bản (Pá Sáng, Huổi Cắm) 100% hộ nghèo. Tính đến năm 2013 xã có 521/1.140 hộ thuộc diện đói nghèo.
Đường giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn nhất là vào mùa mưa lũ. Nước sinh hoạt tuy có được đầu tư nhưng các công trình không được đảm bảo, nước sinh hoạt thường xuyên thiếu nhất là mùa khô.
Từ thực trạng trên, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chương trình, chính sách giúp cho hộ đói nghèo có điều kiện vươn lên thoát nghèo nhất là Nghị quyết 30a của Chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền vững:
Sau khi có Nghị Quyết 30a có hiệu lực thi hành và có Văn bản chỉ đạo của Tỉnh, Huyện. Uỷ ban nhân dân xã tham mưu cho Ban thường vụ Đảng ủy tổ chức họp triển khai phân công các thành viên trong Ban thường vụ Đảng mỗi thành viên phụ trách một bản. Uỷ ban nhân dân xã đã chủ động thành lập Ban chỉ đạo 30a/CP do đồng chí Bí thư Đảng ủy xã làm trưởng ban, đồng chí CT UBND làm phó ban, phân công cho từng đồng chí cán bộ xã xuống cùng trưởng bản, bí thư chi bộ bản triển khai đến nhân dân về nội dung Nghị quyết 30a CP.
3.3.3. Hỗ trợ làm nhà ở
Thực hiện Quyết định 167/TTg ngày 20/01/2009 Uỷ ban nhân dân xã đã họp triển khai và thành lập Ban chỉ đạo do đồng chí chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã làm trưởng ban, phân công cho từng đồng chí cán bộ xã xuống cùng trưởng bản, bí thư chi bộ bản triển khai đến nhân dân về nội dung 167/CP đồng thời nắm danh sách các gia đình thuộc diện quá khó khăn nhà ở tạm bợ, quá dột nát, sắp đổ, hộ chưa có nhà ở, phải ở hộ nhà người khác.
Tổng số hộ được hỗ trợ 72 hộ với tổng số vốn là 2.260.800.000 đồng, mỗi hộ gia đình được nhấn vốn là 31.400.000 đồng.
Trong đó: - Nhà nước hỗ trợ: 8.400.000 đồng
- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn: 15.000.000 đồng - Ngân hàng chính sách xã hội cho vay: 8.000.000 đồng
3.3.4. Hỗ trợ sản xuất:
Hỗ trợ hộ nghèo làm chuồng, nhà vệ sinh 232 hộ. Hỗ trợ Bê, Nghé theo Nghị quyết 30a là 62 con, trong đó 20 con bê, 32 con nghé và 45 hộ được hỗ trợ làm chuồng, trồng cỏ.
Cấp giống vụ mùa: 4.536,5 kg = 61.243.175 đồng
Xây dựng mô hình điểm trồng chuối 2 ha tại bản Xuân Tre I và Xuân Tre II.
Mở lớp đào tạo 3 tháng về chăn nuôi trồng trọt cho 70 người; lớp chế biến nông lâm sản 70 học viên;
3.3.5. Hỗ trợ về chăn nuôi
Năm 2011 được hỗ trợ 62 con Bê, Nghé và 44.000.000 đồng làm chuồng.
Năm 2012 tổng số được hỗ trợ là 52 con, trong đó: Bê: 9 con; Nghé: 19 con; Lợn: 18 con; Dê: 06 con. Giá hộ trợ là Nghé 10.000.000 đồng; Bê:
8.400.000 đồng; Lợn: 5.000.000 đồng; Dê: 2.000.000 đồng. Hỗ trợ trống cỏ 4ha = 20 hộ.
Chỉ đạo nghiệm thu chuồng trại, nhà vệ sinh theo quy trình kỹ thuật đạt kết quả đề nghị Huyện giải ngân cho 232 hộ được 1.000.000đồng/hộ
Ông Quàng Văn Muôn 1 chủ hộ thuộc diện nghèo được hỗ trợ 1 con bò giống tại bản Búng I cho biết:
“Ông vui lắm, khi được Đảng và Nhà nước quan tâm, nhà có 2 vợ chồng già, con gái thì đi lấy chồng hết, con trai thì nghiện lại phải nuôi cái thằng cháu nội bị động kinh, gạo thì không đủ ăn, chưa đến mùa đã phải đi lấy củi để mua gạo ăn, ruộng có nhưng gầm sàn thì không có con gì để nuôi để đi cày, suốt ngày phải thuê cày bừa. Khổ lắm, nhưng bây giờ thì ông bà vui rồi có cái để nuôi ”.
3.3.6. Về hỗ trợ khoán chăm sóc bảo vệ rừng
Có 492 hộ với tổng diện tích là 1.268,9 ha Tổng số tiền hỗ trợ 129.942.000 đồng; cấp phát cứu đói giáp hạt hộ nghèo nhận khoán bảo vệ rừng năm 2012 cho 44 hộ với 3.225kg gạo. Chỉ đạo trồng rừng ở khu Hồng Sọt 200 ha.
3.3.7. Hỗ trợ cơ sở hạ tầng
Xây dựng công trình bể nước sinh hoạt bản Hồng Sọt với tổng số vốn 2.042.000.000 đồng. Làm đường liên bản Xuân Tre – Co Nỏng với tổng số vốn 7.433.000.000 đồng.
Xây dựng thủy lợi Púng Cô với tổng số vốn dầu tư: 7.433.000.000 đồng, do Ban quản lý dự án huyện Mường Ảng làm chủ đầu tư.
Xây dựng nhà nội trú dân nuôi trường trung học phổ thông Búng Lao cho 28 phòng, tổng vốn đấu tư 434 tỷ.
Từ năm 2009 đến nay đã xuất khẩu lao động cho 23 lao động ra nước ngoài.
Vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội cho 600 lượt hộ vay với tổng số vốn cho vay là 3.310.000.000 đồng.
3.3.8. Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe
Các hộ gia đình thuộc hộ nghèo trong xã đều được cấp phát thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Ngoài ra họ còn được cấp phát thẻ hộ nghèo, nhóm đối tượng này khi đến cơ sở ý tế khác chữa bệnh đều được miễn giảm 10% chi phí khám chữa khi mang theo thẻ hộ nghèo và tập trung vào các bệnh thường gặp như: cảm cúm, viêm khớp, lao, tai nạn lao động, gẫy chân, gẫy tay…
Khi có bảo hiểm ý tế thì họ chỉ phải trả từ 5-20% viện phí tùy theo mức độ của bệnh và hoàn cảnh của hộ gia đình. Tất cả những hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế dành cho người nghèo sẽ phải trả 10% viện phí khám chữa bệnh. Với những trường hợp nặng thuộc nhóm bệnh hiểm nghèo thì sẽ được miễn giảm tới 95% chi phí khám chữa bệnh.
Bác Lò Thị Khoán vợ của bệnh nhân Lường Văn Hoán bị mắc bệnh động kinh tại bản Nà Lấu cho biết:
“Bác trai mày lên chữa trên bệnh viện tỉnh nhiều lần rồi, chứ không phải không chạy không chữa gì đâu mà vẫn không khỏi, hồi xưa nhà bác có 3 con trâu to để kéo cày, bừa, nhưng vì chạy chữa cho bác trai mày nên bán hết, giờ thì gầm sàn chẳng có con gì cả, khổ lắm cháu ạ. Giờ thì toàn vay, mượn, nợ nần thôi.
Người đi làm cũng không có, lúc nào cũng phải cho 1 người để trông bác trai mày. Cháu thấy đấy, năm ngoái thôi mà báo động hẳn 3 lần là tưởng bác trai mày chết rồi đấy”.
3.3.9. Kết quả đạt được và những hạn chế trong các chương trình giảm nghèo tại địa phương
3.3.9.1. Kết quả đạt được
Sau hơn 5 năm thực hiện Nghị quyết 30a, các kết quả đạt được đã bước đầu tạo được sự thúc đẩy mang tính đột phá, sự chuyển biến tích cực về đời sống vật chất và tinh thần của những người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm phát triển kinh tế - xã hội, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững tại xã.
Thông qua các kết quả đạt được đã chứng tỏ Nghị quyết 30a của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo thực sự là một chủ trương và chính sách hợp lòng dân, có ý nghĩa rất sâu sắc và thiết thực góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững cho khu vực đồng bào khó khăn toàn quốc, trong đó có xã Búng Lao.
Nhiều hộ gia đình đã vươn lên thoát nghèo và trở thành các hộ làm ăn kinh tế khá trong vùng từ các chương trình triển khai về kỹ thuật chăn nuôi lợn, chăm sóc và phòng dịch cho gia cầm.
Nhờ có các chương trình hỗ trợ người nghèo mà tỷ lệ hộ nghèo giảm đi nhanh chóng năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo của xã là 57,25% nhưng đến năm 2012 là 53,52% và năm 2013 là 45,70% điều đó đã nói lên phần nào hiệu quả của các mô hình chính sách, các chương trình đã triển khai tới các hộ gia đình trong những năm vừa qua.
3.3.9.2. Những mặt hạn chế khi triển khai các chương trình giảm nghèo
Khi triển khai các chương trình đôi khi còn chậm chạp do nguồn kinh phí giải ngân chậm dẫn tơi một số hộ dân còn bức xúc cụ thể như tuyến đường bê tông hỗ trợ từ chương trình 135 tại bản Nà Lấu – bản Búng I.
Trong công tác bình xét các hộ nghèo do năng lực cán bộ tổ chức và xây dựng kế hoạch còn hạn chế nên nhiều khi dẫn tới mất công bằng trong việc bình xét các hộ gia đình nghèo.
Vấn đề mấu chốt cần giải quyết ở các hộ gia đình nghèo đó là cách nghĩ và cách làm của các hộ gia đình nghèo vẫn chưa được giải quyết triệt để do vậy mà nhiều hộ gia đình lợi dụng các chính sách và chương trình giảm nghèo ở địa phương để chuộc lợi hoặc sa ngã vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút... do kém hiểu biết và sự thiếu quyết liệt nghiêm khắc trong việc giải quyết các vấn đề khó khăn, bất cập trong các gia đình và các đơn vị cơ sở.
CHƯƠNG 4