Nguyên nhân nghèo của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp giảm nghèo tại xã búng lao huyện mường ảng tỉnh điện biên (Trang 67 - 73)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Thực trạng nghèo tại xã Búng Lao

3.2.4. Nguyên nhân nghèo của các hộ điều tra

Đói nghèo là một hiện tượng kinh tế - xã hội, nó có nguyên nhân từ kinh tế nhưng cũng có cả nguyên nhân xã hội. Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan còn có những nguyên nhân khách quan, bên cạnh những nguyên nhân chung của một vùng còn có những nguyên nhân đặc thù của từng tỉnh.

Nguyên nhân chủ quan

Trình độ dân trí thấp: sự hiểu biết về thông tin và văn hóa còn hạn chế, khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật còn rất kém. Kinh nghiệm làm ăn chưa nhiều. Ở các bản vùng cao (chủ yếu là 3 bản) hiện tượng mù chữ vẫn còn không ít, số học sinh được đi học chủ yếu là học hết cấp Tiểu học và Trung học cơ sở, học sinh đi học các trường trung cấp, cao đẳng và đại học rất ít.

Tập quán canh tác còn lạc hậu, hiện tượng phá rừng làm nương vẫn còn, đất đai bỏ trống còn nhiều mà chưa biết tận dụng. Lao động chủ yếu là nông – lâm nghiệp, tuy nhiên còn phụ thuộc nhiều vào thời vụ và thời tiết, chưa thực sự biết đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chủ yếu là lao động thủ công nên năng suất chưa cao.

Chất lượng cuộc sống ban đầu thấp, do xuất phát điểm hoàn cảnh gia đình nghèo, cơm ăn không đủ no, áo mặc không đủ ấm, sức khỏe người dân không được đảm bảo nên lao động năng suất thấp, thu nhập không cao.

Công tác lãnh đạo của cấp Ủy và chính quyền địa phương còn tồn tại nhiều hạn chế: các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và chính quyền chưa thực sự đi vào lòng dân; một số cán bộ làm công tác chính quyền

còn chưa thực sự nhiệt tình, hiện tượng quan liêu và hách dịch nhân dân vẫn còn tồn tại.

Năng lực của cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo còn hạn chế: trình độ quản lý còn thấp; cán bộ có trình độ chuyên môn ít; tầm nhìn của cán bộ còn hạn hẹp; ít tiếp xúc với dân, chưa thực sự hiểu dân và chưa thực sự làm cho dân hiểu.

Bảng 3.14: Xếp hạng các nguyên nhân gây ra nghèo của các hộ điều tra tại xã Búng Lao

TT Nguyên nhân nghèo

Số người mong muốn

Tỷ lệ phần trăm lựa

chọn

Xếp hạng thứ tự ưu tiên

1 Thiếu vốn trong sản xuất 59 98,33 1

2 Kiến thức và tư duy trong cách làm NN nghiệp hạn chế 57 95 2

3 Thiếu khoa học kỹ thuật trong sản xuất 54 90 3

4 Diện tích đất canh tác ít 48 80 4

5 Lười lao động, sản xuất còn mang nặng tính truyền thống 46 76,67 5

6 Giá cả thị trường bấp bênh 25 41,67 6

7 Tệ nạn xã hội 18 30 7

8 Thiếu việc làm 8 13,33 8

9 Đông con thiếu nhân lực lao động 3 5 9

10 Bệnh tật 2 3,33 10

11 Thủ tục hành chính còn nhiều phức tạp 0 0 11

12 Cạnh tranh sản xuất 0 0 12

(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra thực tế của tác giả) Một số cán bộ và nhân dân chưa nhận thức rõ về vị trí tầm quan trọng của công tác thưc hiện chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững, còn có tư tưởng trông chờ ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước.

Cuộc khủng hoảng nền kinh tế thế giới, suy giảm kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng tới tình hình phát triển kinh tế chung của cả nước, xã Búng Lao – huyện Mường Ảng cũng không tránh khỏi ảnh hưởng này.

Các chính sách giảm nghèo của các Bộ, ngành Trung ương chưa đồng bộ, thiếu tính thống nhất nên khi đưa về thực hiện tại xã rất khó khăn và kết quả không cao.

- Khả năng nhận thức và tư duy trong làm kinh tế còn thấp

Đây thực sự là một vấn đề quan trọng trong địa bàn xã hiện nay đa số người nghèo họ rất khó có thể có định hướng cho mình cách thức đúng đắn và

hiệu quả cho việc phát triển kinh tế hộ gia đình chủ yếu cách thức sản xuất của họ là theo lối tư duy cũ mang nặng tính chất truyền thống không giám đầu tư cho phát triển kinh tế vì lo ngại về các yếu tố rủi ro.

Vấn đề này có liên quan tới trình độ học vấn của người dân các mối quan hệ xã hội và sự tuyên truyền giáo dục.

Bảng 3.15: Trình độ học vấn của các chủ hộ điều tra (60 phiếu)

Bản Xếp loại cấp bậc

Mù chữ Cấp I Cấp II Cấp II ĐH, CĐ

Nà Lấu 2 19 4 0 0

Búng I 7 14 4 0 0

Búng II 4 5 0 0 1

Tổng 13 38 8 0 1

Cơ cấu (%) 21,67 63,33 13,33 0 1,67

(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra thực tế của tác giả) Thông qua bảng số liệu ta cũng thấy được rằng rõ ràng là trình độ học vấn sẽ có quyết định rất lớn tới tư duy và cách làm trong phát triển kinh tế hộ của các nhóm hộ gia đình. Nhóm hộ nghèo tại xã hầu hết chỉ là học qua trình độ cấp 1, rất ít chủ hộ có trình độ cấp 2, cấp 3 là không có. Những chủ hộ không được đi học tập trung vào các chủ hộ đã lớn tuổi, ngày xưa không có điều kiện để đi học.

21.67%

1.67%

63.33%

13.33%

Mù chữ Cấp I Cấp II Đại học

Hình 3.3. T l phn trăm trình độ hc vn ca các ch h trong nhóm h nghèo

- Thiếu khoa học kỹ thuật trong sản xuất

Khoa học kỹ thuật luôn là yếu tố quan trọng giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm mang lại giá trị thu nhập cao, hạn chế chi phí nhân công và là phương thức rất nhanh để thúc đẩy phát triển sản xuất và phát triển kinh tế.

Tuy vậy đa số các hộ nghèo ở đây vẫn còn mang nặng về cách thức sản xuất thô sơ chưa có nhiều sự áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Trong số các hộ nghèo điều tra thì có 56% hộ có trâu bò, không có hộ nghèo nào có máy cày, không máy xay xát, cũng như không có hộ nào có máy bơm nước.

Chính bởi lý do này mà dẫn tới năng xuất lao động của địa phương ở mức thấp, dẫn tới thu nhập và sản lượng không cao.

- Thiếu vốn trong sản xuất

Vốn đầu tư cho phát triển kinh tế là yếu tố vô cùng quan trọng đối với một hộ kinh tế gia đình. Có rất nhiều những suy nghĩ những ý tưởng hay nhưng nguồn vốn không có thì cũng không thể có được thành công. Người nông dân nói chung và các hộ gia đình nghèo cũng vậy. Họ không thể đầu tư vào phát triển kinh tế của gia đình mình vì họ không có nguồn vốn.

Nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển kinh tế của xã còn rất hạn hẹp, dẫn đến thiếu vốn hỗ trợ cho người dân phát triển kinh tế, không tận dụng và khai thác tốt được tiềm năng tại chỗ.

Thông qua điều tra cụ thể, cũng như phỏng vấn 3 trưởng bản cho thấy hầu hết các hộ gia đình nghèo đều được vay vốn theo chính sách vay vốn nghèo của Nhà nước. Hầu hết các hộ đều vay từ 5 – 15 triệu đồng. Do nhận thức cũng như sự thiếu quyết đoán trong cách làm ăn nên số tiền họ vay về chỉ để đầu tư trong nông nghiệp phần nào, phần còn lại thì chi tiêu trong sinh hoạt hết. Đây cũng là một hạn chế rất lớn trong việc cho vay vốn của các ngân hàng

- Thiếu nhân lực lao động

Lao động trong các hộ nghèo là rất thấp bởi đa số ở địa phương các hộ gia đình nghèo là những hộ người sống độc thân hay những hộ gia đình vừa tách hộ do hoặc những hộ có đông thế hệ, vậy mà lực lượng phục vụ cho lao động sản xuất đi làm tăng thu nhập cho vùng là thấp, đa số họ phải làm để

nuôi cho các thành viên trong gia đình hoặc ở một mình tuổi cao sức yếu dựa vào nguồn trợ cấp từ con cái và người thân.

- Bệnh tật

Bệnh tật và đói nghèo được nhìn nhận như là hai vấn đề luôn đi kèm với nhau trong năm qua.

Bệnh tật sẽ làm tiêu tốn nhiều tiền của cho các hộ gia đình, hạn chế về số người lao động và năng suất hiệu quả lao động từ đó sẽ dẫn tới nghèo đó là một thực trạng rất lớn đang tồn đọng trong các hộ nghèo hiện nay.

Lúc chú mày còn khỏe mạnh thì trong gia đình cũng không đến nỗi là không có cái gì, từ khi chú mày đâm ra bệnh nằm liệt giường như bây giờ thì có đồng nào cũng đổ vào mua thuốc thang, chữa bệnh hết, chạy chữa nhiều mà chú mày vẫn không khỏe lên được tý nào, bây giờ đã nghèo lại còn nghèo thêm“

(Lời của cô Tòng Thị Hải bản Nà Lấu có chồng bị liệt 4 năm) - Thiếu việc làm

Qua điều tra ta thấy tình trạng thiếu việc làm vẫn còn là con số rất cao, người dân ngoài thời gian mùa vụ ra thì thời gian còn lại của họ đều là rảnh rỗi.

Các chủ hộ là nam cũng có một phần họ đi làm thuê xa nhà để giúp đỡ phần nào gánh nặng cho gia đình, nhưng hầu hết các công việc đi làm thuê đấy đều là những công việc không ổn định, rất nguy hiểm cho cả tính mạng cho người đi làm thuê.

“2 năm trước con trai bác xuống Hà Nội đi làm thuê, xuống đấy làm công trình xây nhà, họ xây nhà lên được 3 tầng rồi, hôm đấy định đổ bê tông mái tầng 4, bảo anh mày lên mắc giàn dáo, cũng vào thời gian này thời tiết dưới Hà Nội nắng nóng lắm, anh mày trèo lên mắc, do nắng nóng cộng thêm mệt nên anh mày bị ngã từ trên tầng 4 xuống đất, kéo theo mấy thanh giàn dáo cũng rơi trúng đầu. Cháu thấy đấy bây giờ thì ở 1 chỗ, tinh thần không minh mẫn, suốt ngày nói linh tinh“

(Lời của bác Lò Văn Nhói ở bản Búng I, có con trai bị thần kinh)

Nguyên nhân khách quan - Tệ nạn xã hội

Tệ nạn xã hội luôn là một vấn đề muôn thủa nó gây ra nhiều thay đổi trong xã hội làm cho cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của người dân. Bộ phận các hộ nghèo đều mắc vào đó là tệ nạn nghiện ngập là chủ yếu. Một phần là do sự không làm chủ được của bản thân, cũng như sự lôi kéo của bạn bè.

Cũng như sự lười biếng trong lao động, thường hay tụ tập đàn đúm và có những suy nghĩ tiêu cực bởi hoàn cảnh sống của mình đặc biệt là các hộ gia đình nghèo họ không có tư liệu sản xuất trong tay, không có công ăn việc làm ổn định dẫn tới tâm lý chán nản và dễ dàng mắc vào các tệ nạn xã hội.

- Điều kiện khí hậu và địa hình của đại phương

Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt: địa hình đồi núi, dốc cao và hiểm trở;

giao thông đi lại khó khăn; đất kém màu mỡ và sỏi đá; khí hậu khắc nghiệt, hạn hán và bão, lũ thường xuyên xảy ra, hiện tường rét đậm, rét hại kéo dài, dịch bệnh và mất mùa cũng không ít làm cho việc phát triển kinh tế của huyện gặp rất nhiều trở ngại.

- Giao thông đi lại còn nhiều bất cập

Cơ sở hạ tầng phục vụ công tác giảm nghèo còn kém: giao thông đi lại khó khăn, đường chủ yếu là đường đất và đường cấp phối; hệ thống trường, trạm cũng chưa đạt tiêu chuẩn cao; mạng lưới điện chưa được rộng khắp hết từng hộ dân; mạng viễn thông và truyền hình còn kém, làm hạn chế khả năng giao tiếp và tìm hiểu thông tin của người dân.

Đói nghèo và các vấn đề xung quanh nó luôn tồn tại cùng nhau, nguyên nhân này sẽ dẫn đến nguyên nhân khác. Thiếu việc làm sinh ra nghèo đói, tệ nạn xã hội, bệnh tật, chất lượng cuộc sống thấp, thất học, ô nhiễm môi trường, Đông con, mất ổn định chính trị... tất cả những vấn đề đó sinh ra đói nghèo.

Đói nghèo từ đó mà sinh ra. Đó là một vòng luẩn quẩn vấn đề này và sinh ra vấn đề kia, đói nghèo sinh ra các vấn đề quanh nó. Nhưng những vấn đề xung quanh đói nghèo cũng từ đó mà ra. Vòng luẩn quẩn đói nghèo và những vấn đề quanh đói nghèo có tác động qua lại với nhau chúng là nguyên nhân của nhau.

Do vậy để giải quyết đói nghèo ta sẽ giải quyết những vấn đề từ nó mà ra, giải quyết những nguyên nhân đói nghèo sẽ giải quyết được đói nghèo và đồng

nghĩa với đó là giải quyết được những nguyên nhân và những nhức nhối và khó khăn xung quanh đói nghèo là tiền đề để phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp giảm nghèo tại xã búng lao huyện mường ảng tỉnh điện biên (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)