CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điể m điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội địa bàn nghiên cứu
3.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu
3.1.3.1. Thuận lợi trong phát triển kinh tế xã hội của xã
•Yếu tố khách quan
- Về điều kiện tự nhiên: Nhìn chung điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp sinh thái toàn diện và bền vững, khí hậu phù hợp phát triển nhiều loại cây, nguồn đất đai khá dồi dào và chất đất tốt.
- Có vị trí thuận lợi: có cánh đồng rộng, có suối Nậm Cô chảy qua rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp; Chiều dài của xã nằm dọc quốc lộ 279 (Tuần Giáo - Điện Biên), có trục đường rẽ đi Thuận Châu – Sơn La, Điện Biên Đông - Điện Biên, là trung tâm giao lưu kinh tế – văn hoá của khu vực.
- Trên địa bàn xã có nhiều dân tộc chung sống, vì vậy phương thức canh tác khá đa dạng.
• Yếu tố chủ quan
- Nhân dân các dân tộc trong xã có truyền thống đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau cần cù trong lao động sản xuất, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
- Luôn được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, huyện nền kinh tế của xã đã dần được cải thiện. Vấn đề y tế, giáo dục ngày càng được quan tâm hơn, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Đặc biệt là được sự quan tâm của Chính phủ về các chương trình, dự án như Chương trình 134, 135/CP, … nhờ vậy cũng tạo điều kiện để xã dần tháo gỡ khó khăn, đưa nền kinh tế phát triển góp phần từng bước nâng cao chất lượng đời sống của người dân.
- Bên cạnh đó với lợi thế xã có nguồn lao động dồi dào là nguồn nhân lực lớn cho quá trình phát triển kinh tế.
3.1.3.2. Khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội của xã
Bên cạnh những thuận lợi, xã còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế nhất định:
- Địa hình của xã rất phức tạp, chia cắt mạnh, độ dốc lớn, vào mùa Mưa thường gây xói mòn, lở đất; vào mùa Khô thì tình trạng thiếu nước vẫn thường xuyên xảy ra gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân.
- Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn và chưa đồng bộ.
- Điểm xuất phát thấp, nền kinh tế còn mang nặng tính thuần nông, tự cung tự cấp, tỷ lệ nghèo còn ở mức cao, trình độ dân trí còn hạn chế, …
- Trình độ canh tác của người dân còn hạn chế, ý thức cải tạo đất và môi trường chưa được quan tâm nhiều.
- Do thiếu vốn, thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật nên việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn khá chậm.
- Hệ thống thủy lợi chưa được đầu tư thoả đáng nên hầu hết đất canh tác không được tưới chủ động, chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nước mưa và dòng
chảy tự nhiên nên hiệu quả canh tác không cao.
- Nhận thức của nhân dân về khoanh nuôi, bảo vệ rừng và phát triển kinh tế rừng còn thấp.
- Đội ngũ cán bộ xã chủ yếu chưa qua đào tạo, năng lực và trình độ quản lý còn nhiều hạn chế. Thực hiện các chương trình dự án chưa đồng bộ, nặng về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhiệm vụ phát triển sản xuất và đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở chưa được quan tâm đúng mức.
- Việc thực hiện lồng ghép vốn đầu tư của các chương trình, dự án trên địa bàn còn nhiều hạn chế, chưa tạo nên sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực đầu tư.
- Các chương trình được đầu tư hoàn toàn bằng vốn ngân sách cấp (100%) như Chương trình 135, Chương trình Mục tiêu quốc gia về xoá đói, giảm nghèo và việc làm, Dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn hoặc bao cấp phần lớn như (Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Chương trình khuyến nông). Do vậy, ở một mức độ nào đó đã dẫn đến người dân nông thôn thiếu chủ động và phần nào thiếu trách nhiệm trước hiệu quả hoạt động của các hạng mục đầu tư trong các chương trình.
•Cơ hội
Có cơ hội tiếp cận với KH - KT hiện đại trong cơ chế mở cửa và sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều chương trình dự án và các kế hoạch được Đảng và Nhà Nước đưa ra thì xã có rất nhiều cơ hội trong việc tiếp xúc và phát triển tiềm lực cùng với sự chuyển giao khoa học kỹ thuật.
- Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp chính quyền, các cơ quan ban ngành khi triển khai các chương trình chính sách và nội dung thực hiện cán bộ và chính quyền địa phương các cấp luôn cố gắng và nỗ lực trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật tập huấn hướng dẫn bà con trong việc làm phát triển kinh tế và giữ vững ổn định xã hội.
- Thị trường được mở rộng cho các sản phẩm hàng hóa việc phát triển giao thông buôn bán giữa các vùng ngày càng trở lên thuận tiện hơn bao giờ hết đặc biệt là khi có tuyến đường 279 chạy qua địa phương, bên cạnh đó là xu thế hội nhập có nhiều dự án chương trình và sự trao đổi sản phẩm, trao đổi
thông tin buôn bán các mặt hàng khác nhau từ những hàng hóa là yếu tố đầu vào cho tới những yếu tố đầu ra.
•Thách thức
- Thiếu vốn trong sản xuất là vấn đề lớn với khu vực bởi hiện tại có nhiều chương trình khác nhau để vay vốn sản xuất nhưng một thực tế đặt ra đó là nguồn vốn cho vay là quá thấp bên cạnh đó là vấn đề thủ tục vay cũng như thiếu đi phương pháp xác định cách thức sử dụng đồng vốn.
- Đầu ra sản phẩm luôn có tính cạnh tranh cao thị trường luôn tràn ngập nhiều mẫu mã sản phẩm có giá trị cạnh tranh và phương thức sản xuất khác nhau do vậy mà việc tìm kiếm một thì trường tiềm năng có thể tiêu thụ được sản phẩm và ít có tính cạnh tranh, không phải chịu chi phối bởi cách thức sản xuất bầy đàn thực sự là một vấn đề nan giải.
- Dịch bệnh trong chăn nuôi, trồng trọt phát triển kinh tế luôn luôn chứa đựng những rủi ro nhất định không chỉ trong làm ăn buôn bán kinh doanh mà ngay cả trong sản xuất nông nghiệp thì điều này cũng vậy, không thể tính trước những biến động một cách chính xác về thời tiết hay khi có sự bùng phát của các loại dịch bệnh nó làm điêu đứng và giảm đi năng suất thậm chí là mất không các giá trị về tài sản về chăn nuôi hay trồng trọt, nó dẫn theo những biến động về giá cả mà ta không thể biết trước đó là những thách thức mà không phải một sớm một chiều có thể giải quyết.
Tóm lại:
Búng Lao là xã thuộc diện còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng trong khu dân cư còn thấp, mới được đầu tư xây dựng những công trình thiết yếu như trường học, lớp học tại bản, bể nước sinh hoạt, song còn ít. Hầu hết các bản trên địa bàn xã đều chưa xây dựng được nhà văn hoá bản. Hệ thống giao thông trong khu dân cư chủ yếu là đường mòn nhỏ, hẹp đi lại rất khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa.
Qua thực trạng trên cho thấy, trong giai đoạn tới cần được sự quan tâm đúng mức, quy hoạch bố trí phân bổ đất đai, sắp xếp dân cư hợp lý, khoa học sẽ giảm bớt được những khó khăn, đồng thời sẽ khai thác và phát huy được những nguồn lực, tiềm năng về đất đai, lao động… góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hoá, xã hội của xã, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân.
Để đảm bảo cho mục tiêu phát triển nông nghiệp, cần thiết phải dựa vào khả năng thâm canh tăng vụ, tăng năng suất, sản lượng cây trồng trên diện tích đất canh tác nông nghiệp hiện có. Hướng mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là thông qua việc cải tạo, đưa diện tích đất đồi núi chưa sử dụng có khả năng vào sản xuất.