Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chi phí cho thừa cân béo phì có thể lên đến 2% - 7% tổng chi phí cho chăm sóc y tế của các nước đã phát triển. Có thể chia chi phí cho thừa cân béo phì thành 3 nhóm. Chi phí trực tiếp: là các chi phí liên quan đến việc chữa trị thừa cân béo phì, như chi phí cho thuốc giảm cân, các phẫu thuật, chương trình tiết thực…Chi phí gián tiếp: là các chi phí chữa trị các bệnh lý gây nên do thừa cân béo phì như đái tháo đường, tăng huyết áp… Chi phí cơ hội:
chi phí phát sinh do giảm khả năng lao động, tử vong sớm có nguyên nhân từ thừa cân béo phì [25],[137].
Bảng 1.8. Các nghiên cứu về chi phí thừa cân béo phì Quốc gia Năm nghiên cứu Ước tính chi phí
trực tiếp % trên tổng chi phí chăm sóc sức khỏe
Úc 1989-1990 464 triệu đô la Úc 2%
Pháp 1992 12 triệu phrăng 2%
Mỹ 1990 45,8 tỉ đô la Mỹ 6,8%
“Nguồn: Nguyễn Thị Kim Hưng, 2000” [25]
1.8.2. Hiệu quả kinh tế của can thiệp phòng chống thừa cân béo phì
Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy chi phí điều trị thừa cân béo phì và bệnh liên quan ở trẻ em 6 – 17 tuổi gia tăng ba lần, từ 35 triệu đô la Mỹ, chiếm 0,43% tổng chi phí điều trị bệnh viện giai đoạn 1979-1981, lên 127 triệu đô la Mỹ, chiếm 1,70% tổng chi phí điều trị bệnh viện giai đoạn 1997-1999 [132].
Một nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của chương trình can thiệp phòng chống thừa cân béo phì tại trường học với mức 14 đô la Mỹ/học sinh/năm, chương trình đã phòng ngừa được 1,9% nữ không bị thừa cân béo phì (5,8 trẻ / 300 trẻ). Về phía xã hội tiết kiệm được 15.887 đô la Mỹ chăm sóc y tế và tiết kiệm 25.104 đô la Mỹ về năng suất hoạt động. Hiệu số chi phí đầu tư cho chương trình và chi phí xã hội, chi phí chăm sóc y tế cho thấy chương trình tiết kiệm tổng cộng 7.313 đô la Mỹ. Kết quả cho thấy can thiệp có hiệu quả kinh tế hơn không can thiệp [95].
1.8.3. Can thiệp giảm các yếu tố nguy cơ thừa cân béo phì ở trẻ em là nhu cầu bức thiết
Can thiệp phòng chống thừa cân béo phì là một yêu cầu y tế công cộng ngày càng trở nên cấp bách trên toàn cầu [137]. Thừa cân béo phì không chỉ là vấn đề sức khỏe ở các nước đã phát triển mà còn là vấn đề sức khỏe ở các nước đang phát triển [138]. Trong cuộc họp tại Thổ Nhĩ Kỳ năm 2006 của Bộ trưởng y tế các nước Châu Âu về phòng chống thừa cân béo phì Hội nghị đã nhất trí: dịch thừa cân béo phì tại Châu Âu là vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng và là một thách thức lớn, ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội. Khuynh hướng thừa cân béo phì đang gia tăng ở trẻ em và trẻ vị thành niên tại Châu Âu. Đây là vấn đề y tế công cộng cấp bách cần có các
can thiệp hiệu quả qua sự phối hợp nhiều ngành [141]. Trên toàn cầu tỉ lệ thừa cân béo phì đã tăng đến mức báo động [142]. Chuyển tiếp kinh tế làm thay đổi xã hội, ảnh hưởng lối sống và thói quen dinh dưỡng đưa đến chuyển tiếp dinh dưỡng khiến thế giới phải đối mặt với gánh nặng kép về dinh dưỡng: thừa cân béo phì và suy dinh dưỡng xảy ra ở trẻ em [29],[32]. Trẻ em sống ở các thành phố lớn có nguy cơ thừa cân béo phì cao hơn do chịu tác động của lối sống đô thị hóa [138] với sự gia tăng các loại thức ăn nhanh và gia tăng các điểm bán thức ăn nhanh. Các nghiên cứu gần đây tại Việt Nam của các tác giả Lâm Thị Mai Liên, Trần Thị Hồng Loan, Bùi Văn Bảo, Nguyễn Thị Kim Hưng, Lê Thị Hải, Trần Thị Minh Hạnh, Lê Nguyễn Bảo Khanh, Nguyễn Thị Kim Hoa, Trịnh Thị Thanh Thủy, Lê Thị Kim Quý đều cho thấy có sự gia tăng tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em Việt Nam, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang [1],[14],[18],[19],[27],[28],[36].[37],[46],[51].
Có thể nhận thấy các yếu tố xã hội và môi trường tác động nhiều đến cân bằng năng lượng, trong đó có sự gia tăng cung cấp năng lượng và giảm tiêu hao năng lượng, hơn là tác động vào các yếu tố sinh học và di truyền. Khi xem xét các yếu tố nguy cơ thừa cân béo phì và các biện pháp phòng chống thừa cân béo phì, các tác giả nhận định có thể can thiệp vào hai yếu tố là dinh dưỡng và hoạt động thể lực để làm giảm thừa cân béo phì một cách hiệu quả [7],[39],[140].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có hai cách tiếp cận chính trong phòng chống thừa cân béo phì là phòng ngừa tăng cân chung cho cả cộng đồng và thúc đẩy giảm cân cho người thừa cân béo phì [138]. Phòng chống thừa cân béo phì thực hiện theo các nguyên tắc: giảm các yếu tố môi trường tạo thuận lợi cho thừa cân béo phì, giảm các yếu tố nguy cơ tác động đến các cá nhân hay nhóm có nguy cơ, quản lý trường hợp cho các đối tượng đã bị thừa cân béo phì. Với quản lý từng trường hợp cho bệnh nhân thừa cân béo phì gồm 4 chiến lược: phòng ngừa tăng cân, thúc đẩy duy trì cân nặng, quản lý và điều trị các bệnh liên quan thừa cân béo phì, thúc đẩy giảm cân. Do vậy, phòng chống thừa cân béo phì không chỉ là phòng ngừa không để người cân nặng bình thường trở thành thừa cân béo phì mà còn bao gồm: phòng
bệnh cho người thừa cân béo phì, phòng ngừa không để người thừa cân chuyển sang béo phì, phòng ngừa việc tái tăng trọng của người thừa cân béo phì đã giảm cân.
Nguyên tắc phòng chống thừa cân béo phì ở cộng đồng: phối hợp hoạt động các bên liên quan và nhiều thành phần tham gia: cơ quan chính phủ, ngành thương mại, ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm, truyền thông đại chúng và người tiêu dùng [137]. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên phối hợp phòng chống thừa cân béo phì trong chương trình phòng chống bệnh không lây của quốc gia và đề xuất mô hình phòng chống thừa cân béo phì theo Mô hình chia sẻ trách nhiệm như sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.3. Mô hình chia sẻ trách nhiệm, Tổ chức Y tế Thế giới, 2004
Cân nặng hợp lý cho mọi người Chia sẻ trách nhiệm
Cộng đồng Người tiêu dùng Công nghệ/
thương mại
Truyền thông đại chúng Luật lệ về thực
phẩm
Hướng dẫn
thương mại
Giáo dục người tiêu dùng
Cung cấp dịch vụ chăm sóc
Nghiên cứu có sự tham gia cộng đồng
Công chúng được giáo dục và có kiến thức
Thực hành thực phẩm tại gia đình đúng cách
Người tiêu dùng thông thái về dinh dưỡng
Tham gia cộng đồng
Đảm bảo chất lượng
Đảm bảo nhãn mác có tính hướng dẫn
Người quản lý về sản xuất thực phẩm được đào tạo về dinh dưỡng hợp lý
Quảng cáo có trách nhiệm
Truyền thông và giáo dục sức khỏe
Vận động chính sách
Truyền thông nguy cơ do thực phẩm (gây thừa cân)
Hướng dẫn dinh dưỡng hợp lý
Cam kết quốc gia về kiểm soát thừa cân béo phì Tư vấn Tổ chức Y tế Thế giới về thừa cân béo phì
“Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới, 2004” [137]
1.8.4. Can thiệp phòng chống thừa cân béo phì ở trẻ em trên thực địa Các nghiên cứu cho thấy có nhiều chương trình can thiệp phòng chống thừa cân béo phì khác nhau đã được áp dụng cho lứa tuổi từ trẻ mẫu giáo nhà trẻ đến trẻ tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Chương trình có thể can thiệp ở nhà trường nơi trẻ học hay thông qua nhà trường can thiệp đến phụ huynh học sinh.
Nội dung can thiệp thay đổi thói quen ăn uống, thói quen vận động của trẻ. Kết quả được đánh giá dựa trên sự thay đổi hành vi dinh dưỡng, thay đổi hoạt động thể chất như tăng hoạt động vận động, giảm các hoạt động tĩnh tại, hoặc thay đổi các chỉ số nhân trắc như BMI, độ dày nếp gấp da, tình hình giảm cân [66],[74],[98]. Qua tổng kết 25 chương trình can thiệp phòng chống thừa cân béo phì tại Mỹ, Doak nhận định 68% can thiệp (17/25 can thiệp) là hiệu quả, hai can thiệp nhằm giảm thời gian xem truyền hình của trẻ, hai can thiệp nhằm tăng thời gian hoạt động thể chất và thay đổi thói quen dinh dưỡng của trẻ cho thấy có hiệu quả cao nhất trong việc giảm BMI của trẻ [78]. Tổng kết 24 nghiên cứu đến năm 2004 trên 25.896 trẻ của Flodmark cho thấy có thể phòng ngừa thừa cân béo phì ở trẻ em bằng cách can thiệp tại trường học thông qua phối hợp giáo dục dinh dưỡng, thúc đẩy thói quen ăn lành mạnh và tăng hoạt động thể lực [82]. Nghiên cứu thuần tập năm 2004 tại Mỹ ở 9.751 trẻ mẫu giáo đến khi trẻ lên lớp 1 cho thấy tăng thêm một giờ hoạt động thể lực trong chương trình tập thể dục ở trẻ hàng tuần trong 2 năm làm giảm BMI ở nhóm trẻ bị thừa cân béo phì [74]. Can thiệp tại Philadelphia, Mỹ bằng cách giáo dục dinh dưỡng, tiếp cận gia đình, chính sách dinh dưỡng trong trường học và tiếp thị xã hội trong 2 năm ở 1.349 trẻ lớp 4 đến 6 tại 10 trường học năm 2008 cho kết quả giảm 50% tỉ lệ thừa cân béo phì, tỉ lệ thừa cân béo phì ở trường có can thịêp chỉ là 7,5% so với trường đối chứng là 14,9% [83]. Nghiên cứu can thiệp 3 năm cho đến năm 2007 của Jiang tại Bắc Kinh, Trung Quốc ở 2.425 trẻ tại 5 trường tiểu học (trong đó có 1.029 trẻ ở trường được can thiệp và 1.396 trẻ ở trường đối chứng) với nội dung can thiệp là giáo dục dinh dưỡng phụ huynh và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ. Kết quả tỉ lệ thừa cân béo phì của trường can thiệp thấp hơn trường đối chứng, tuơng ứng là 9,8% và 14,4% [91]. Một nghiên cứu ở trẻ 6-11 tuổi tại Mỹ,
can thiệp tăng cường chế độ ăn rau, trái cây và giảm ăn chất béo tại gia đình cho thấy có tác dụng tốt [81]. Can thiệp cải thiện kiến thức dinh dưỡng và hành vi tại gia đình và nhà trường giúp giảm tỉ lệ thừa cân béo phì mới mắc [100],[101]. Theo dõi cân nặng trẻ được xem là biện pháp tốt trong việc phát hiện sớm để phòng ngừa thừa cân béo phì ở trẻ [103]. Giáo dục dinh dưỡng và khuyến khích hoạt động thể chất tại trường học, gia đình, cộng đồng có tác dụng làm giảm cân nặng và BMI [104]. Ở Anh và Mỹ trong giai đoạn 1999-2004 có 11 can thiệp phòng chống thừa cân béo phì trong cộng đồng, kết quả cho thấy thời gian xem truyền hình giảm rõ rệt [117]. Lối sống ít vận động và giảm hoạt động thể chất luôn gắn liền với gia tăng tỉ lệ thừa cân béo phì nên vai trò của tăng cường hoạt động thể chất trong can thiệp phòng chống thừa cân béo phì là rất quan trọng [118]. Các nghiên cứu trên cũng cho thấy một số can thiệp có tác động nhưng một số can thiệp không có tác động đáng kể. Hai hoạt động chính cho thấy có tác dụng tốt là giáo dục dinh dưỡng và tăng cường hoạt động thể chất [45],[91],[126]. Can thiệp kéo dài 14 tháng ở 213 trẻ 5 đến 7 tuổi tại các trường tiểu học tại Oxford chia bốn nhóm: nhóm đối chứng, nhóm được giáo dục dinh dưỡng, nhóm được tăng cường hoạt động thể chất, nhóm kết hợp cả hai biện pháp. Kết quả kiến thức dinh dưỡng tăng lên, trẻ có can thiệp ăn nhiều rau và trái cây hơn, nhưng không làm thay đổi tỉ lệ thừa cân béo phì, cho thấy can thiệp giảm tỉ lệ thừa cân béo phì là khó khăn [133]. Ở người lớn, khi tăng cường hoạt động thể chất không kèm giảm năng lượng cung cấp sẽ làm giảm cân không nhiều, nhưng tăng cường hoạt động thể chất kèm với giảm năng lượng cung cấp sẽ làm giảm cân đáng kể [109]. Nghiên cứu tại Pháp của tác giả Jouret và cộng sự năm 2009 can thiệp trong các nhà trẻ tại Hạt Haute-Garonne miền Tây Nam nước Pháp trong một chương trình can thiệp kéo dài 2 năm. Có 79 nhà trẻ được đưa vào chương trình và được chọn ngẫu nhiên để đưa vào hai loại can thiêp. Loại can thiệp 1: phụ huynh và giáo viên được cung cấp thông tin cơ bản về thừa cân béo phì và sức khỏe và trẻ được sàng lọc để xác định có thừa cân béo phì hay không theo tiêu chuẩn trẻ thừa cân béo phì khi BMI vượt quá 90 bách phân vị và có nguy cơ thừa cân béo phì khi có BMI nằm trong khoảng 75 đến 90 bách phân vị. Trẻ thuộc hai
nhóm trên sẽ được theo dõi bởi bác sỹ của trẻ. Loại can thiệp 2: ngoài nội dung trên còn được hướng dẫn giáo dục trong nhà trẻ thúc đẩy thực hành dinh dưỡng mạnh khỏe, hoạt động thể lực, và giảm việc lười hoạt động. Dữ liệu từ 40 trường nhóm đối chứng được thu thập từ hồ sơ y tế của học sinh theo Cơ quan Quản lý Sức khỏe trường học. Kết quả cho thấy sau can thiệp tỉ lệ thừa cân béo phì, BMI z-score và thay đổi của BMI z-score của trường có can thiệp thấp hơn so với các trường đối chứng. Điều này cho thấy các biện pháp đơn giản gồm việc gia tăng nhận thức về thừa cân béo phì và sức khỏe, theo dõi cân nặng và chiều cao định kỳ và chỉ định chăm sóc liên tục khi cần có tác dụng hữu hiệu trong việc giảm tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ [93].
Địa điểm triển khai chương trình can thiệp cũng có vai trò quan trọng trong việc giúp can thiệp phòng chống thừa cân béo phì thành công. Ở trẻ em hai nơi có thể áp dụng các can thiệp phòng chống thừa cân béo phì là trường học và gia đình.
Các can thiệp đều cho thấy nhà trường là nơi tác động đạt hiệu quả với chi phí thấp hơn can thiệp tại cộng đồng hay gia đình [66],[74],[117]. Do vậy, can thiệp trong trường học là phù hợp khi nguồn lực hạn hẹp. Nghiên cứu can thiệp phòng chống thừa cân béo phì ở học sinh tiểu học quận 10, thành phố Hồ Chí Minh năm 2008- 2009 do Lê Thị Kim Quí và cộng sự tiến hành với các biện pháp cung cấp kiến thức dinh dưỡng, trang bị dụng cụ thể dục thể thao, tạo sân chơi cho trẻ để trẻ tăng cường vận động thể chất. Sau một năm can thiệp tỉ lệ béo phì ở trường có can thiệp giảm từ 8% xuống còn 3,9% gấp hai lần so với trường đối chứng [45]. Can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe kết hợp gia đình và nhà trường phòng chống thừa cân béo phì ở học sinh tiểu học thành phố Huế năm 2010 do Phan Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Kim Tiến và cộng sự tiến hành có kết quả tốt. Tại trường có can thiệp tỉ lệ thừa cân béo phì giảm từ 8% xuống còn 6,4% (p<0,05), tại trường đối chứng, tỉ lệ thừa cân béo phì tăng từ 7,95% lên 8,97% [38]. Nghiên cứu can thiệp năm 2013 của tác giả Vũ Quỳnh Hoa và cộng sự tại thành phố Hồ Chí Minh thực hiện trên 2481 học sinh hai trường tiểu học nội thành và ngoại thành năm học 2012-2013. Các biện pháp can thiệp được thực hiện như: truyền thông cho phụ huynh học sinh các thông
điệp về dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động; tập huấn kiến thức tất cả giáo viên hai trường; cung cấp kiến thức cho học sinh qua ba bộ tranh lật được học trên lớp, và sổ tay dinh dưỡng học sinh tiểu học được truyền thông qua các hình thức nói chuyện dưới cờ, kịch rối… và các hoạt động khác. Kết quả sau sáu tháng can thiệp, tỉ lệ thừa cân béo phì đã giảm từ 43,5% xuống còn 37,8%, kiến thức và thực hành về dinh dưỡng và vận động của học sinh được cải thiện [22].
1.8.5. Can thiệp sớm phòng ngừa thừa cân béo phì ở trẻ sẽ có hiệu quả tốt Can thiệp sớm ở trẻ thừa cân béo phì là cần thiết để tránh tình trạng thừa cân béo phì diễn tiến khi trẻ trưởng thành và tránh các tác hại và biến chứng do các bệnh có nguồn gốc từ thừa cân béo phì.
Thừa cân béo phì của trẻ có thể chỉ báo nguy cơ thừa cân béo phì khi trưởng thành. Nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy từ 32,2% đến 41% trẻ béo phì có khả năng tiếp tục bị thừa cân béo phì khi đã trưởng thành [94]. Tthừa cân béo phì có thể có nguyên nhân từ bào thai theo các cơ chế sau đây. Dinh dưỡng kém trong giai đoạn bào thai làm tăng tính nhạy cảm đối với chế độ ăn dư thừa. Mẹ bị suy dinh dưỡng đầu thai kỳ sau này trẻ có nguy cơ thừa cân béo phì cao hơn, trong khi những trẻ sinh ra từ các bà mẹ có dinh dưỡng kém vào cuối thai kỳ có nguy cơ rối loạn dung nạp glucoza cao hơn [52],[110]. Về liên quan giữa thừa cân béo phì của trẻ và cha mẹ, nguy cơ trẻ thừa cân béo phì tăng do cha mẹ thừa cân béo phì tác động rõ nhất khi trẻ dưới 10 tuổi. Nghiên cứu theo dõi số liệu từ lúc trẻ cho đến 50 tuổi, trẻ thừa cân béo phì giai đoạn dậy thì khi trưởng thành sẽ mắc các bệnh mạn tính cao hơn trẻ bình thường, ngay cả khi ở giai đoạn trưởng thành các đối tượng thừa cân béo phì này đã giảm cân không còn thừa cân béo phì nữa [137].
Nghiên cứu thuần tập ở 1.042 trẻ sinh năm 1991 đến năm 2003 thấy trẻ thừa cân (trên 85 bách phân vị) trong giai đoạn tiền học đường ở các tháng tuổi 24, 36, 54 có nguy cơ thừa cân béo phì cao hơn 5 lần so với trẻ bình thường khi đến 12 tuổi. Thời gian thừa cân béo phì của trẻ càng kéo dài thì nguy cơ thừa cân béo phì ở tuổi 12 càng cao. Và 60% trẻ từng thừa cân béo phì tuổi tiền học đường sẽ bị thừa