Đánh giá hiệu quả can thiệp giáo dục sức khỏe

Một phần của tài liệu Thừa cân béo phì ở trẻ mẫu giáo quận 5 thành phố hồ chí minh và hiệu quả giáo dục sức khỏe (Trang 104 - 113)

Trong nghiên cứu này, can thiệp chủ yếu là giáo dục sức khỏe thay đổi kiến thức và thái độ của bà mẹ về dinh dưỡng hợp lý và phòng chống thừa cân béo phì, vận động bà mẹ cho con tăng cường các hoạt động thể lực.

Các can thiệp đã thực hiện gồm: cung cấp 2 loại tờ bướm truyền thông: 1) tờ bướm hướng dẫn cho phụ huynh về dinh dưỡng hợp lý và khuyến khích gia tăng vận động cho trẻ, 2) tờ bướm hướng dẫn phòng chống thừa cân béo phì cho trẻ.

Cung cấp bích chương về các tác hại của thừa cân béo phì ở trẻ, dán tại Bảng thông tin tại trường can thiệp. Trao đổi và cung cấp tài liệu về cách tính khẩu phần ăn, nhu cầu dinh dưỡng trong phòng chống thừa cân béo phì ở trẻ mẫu giáo cho các cô giáo và cô bảo mẫu tại trường can thiệp. Thực tế, ngoài can thiệp của nhóm nghiên cứu nhà trường cũng có các kế hoạch phòng chống thừa cân béo phì theo chỉ đạo của Phòng Giáo dục quận 5 áp dụng cho tất cả các trường như tăng thêm vận động cho trẻ thừa cân béo phì, cho trẻ áp dụng chế độ uống sữa không béo, tăng lượng rau quả, trái cây cho trẻ thừa cân béo phì.

Các can thiệp của nghiên cứu này nhằm gia tăng kiến thức của phụ huynh về dinh dưỡng hợp lý và thừa cân béo phì. Thời gian nghiên cứu và can thiệp trong 4 tháng là ngắn nên không tác động đến chỉ số BMI, vì vậy chỉ số BMI không được dùng đánh giá tác động của can thiệp. So sánh trước và sau can thiệp nhằm đánh giá sự thay đổi kiến thức của bà mẹ ở trường can thiệp và trường đối chứng. So sánh kết quả can thiệp này với cách can thiệp và kết quả can thiệp tại học sinh tiểu học quận 10 thành phố Hồ Chí Minh năm học 2008-2009, Lê Thị Kim Quí và cộng sự can thiệp như sau: cung cấp kiến thức phòng chống thừa cân béo phì cho học sinh, cho giáo viên, và cho phụ huynh học sinh. Tăng cường hoạt động thể lực cho học sinh bằng cách trang bị dụng cụ thể thao cho trẻ, nâng cao năng lực quản lý và tư

vấn ban đầu cho nhân viên y tế trường học và bảo mẫu bằng cách cung cấp tài liệu cập nhật của Tổ chức Y tế Thế giới về đánh giá thể lực học sinh. Kết quả đánh giá của nhóm nghiên cứu là chỉ tiêu nhân trắc, kiến thức thừa cân béo phì thu thập qua bảng câu hỏi soạn sẵn về thói quen ăn uống và vận động của trẻ do cha mẹ học sinh tự trả lời [44]. So sánh kết quả can thiệp này với kết quả can thiệp của Phan Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Kim Tiến tại Huế năm 2010 nhận thấy nghiên cứu tại Huế áp dụng truyền thông kết hợp tại trường học và tại gia đình trong dự phòng thừa cân béo phì ở học sinh tiểu học thành phố Huế với các hoạt động sau: truyền thông giáo dục sức khỏe thay đổi hành vi ăn uống và hoạt động thể lực của học sinh kéo dài trong một năm học. Kết quả đánh giá bằng cách kiểm tra chỉ số cân nặng/chiều cao, hoặc BMI, sự thay đổi kiến thức, thái độ, hành vi của phụ huynh và học sinh [51].

Tại Đức, Sandra nghiên cứu theo dõi 4 năm tại miền bắc nước Đức của chương trình can thiệp nâng cao sức khỏe phòng chống thừa cân béo phì trên 32 trường ở 1.764 trẻ 6-10 tuổi đến năm 2005 thấy tỉ lệ thừa cân béo phì tăng từ 5,2% lên 11,1%

và BMI tăng +11,6%. Kết quả của nghiên cứu tại Đức cho thấy khó thay đổi BMI qua can thiệp tại trường [115].

Các đặc tính mẫu nghiên cứu của nhóm can thiệp và nhóm đối chứng trước can thiệp là tương đồng và không có khác biệt có ý nghĩa thống kê (Bảng 3.28, Bảng 3.29).

Can thiệp tác động lên kiến thức dinh dưỡng và thái độ của mẹ về tình trạng dinh dưỡng của trẻ. So sánh kiến thức của hai nhóm bà mẹ tại trường can thiệp và trường đối chứng sau can thiệp cho kết quả như sau:

Kiến thức về dinh dưỡng chung: mẹ tại trường can thiệp có kiến thức tốt hơn về việc hiểu rõ thức ăn chế biến sẵn và đóng hộp không tốt như thức ăn tươi sống, do gia đình nấu và chế biến. Các bà mẹ cũng hiểu rằng cho trẻ uống nước trái cây là tốt cho sức khỏe so với các loại nước uống đóng chai, nước ngọt và cho trẻ vận động ngoài trời sẽ tốt cho sức khỏe của trẻ. Các kiến thức này cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bà mẹ ở trường đối chứng (Bảng 3.30). So với can thiệp của Lê Thị Kim Quí và cộng sự so sánh trước và sau can thiệp của nhóm có can thiệp

các kiến thức được cải thiện của bà mẹ là nên cho trẻ ăn nhiều rau và trái cây, hạn chế nước ngọt, tăng trò chơi vận động, tăng cường cho trẻ đi bộ và đi xe đạp [45].

Công tác giáo dục sức khỏe cung cấp kiến thức cho bà mẹ các trường can thiệp có kết quả tốt và đáng khích lệ. Các bà mẹ được tăng cường kiến thức dinh dưỡng, qua đó tăng cường nhận thức về vấn đề thừa cân béo phì ở trẻ.

Tác động của giáo dục sức khỏe sau can thiệp lên thái độ cho thấy thái độ đúng của nhóm bà mẹ trường can thiệp cao hơn so với nhóm bà mẹ trường đối chứng. Cả hai tỉ lệ thái độ đúng với vấn đề không ưa thích hình dáng trẻ béo mập và trẻ béo mập thì không khỏe bằng trẻ bình thường của bà mẹ có can thiệp đều cao hơn so với bà mẹ trẻ nhóm đối chứng (Bảng 3.31).

Kết quả này hoàn toàn phù hợp khi so sánh với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Kim Quí và cộng sự. Với can thiệp cung cấp kiến thức dinh dưỡng phòng chống thừa cân béo phì, nhóm nghiên cứu Lê Thị Kim Quí nhận thấy có sự gia tăng kiến thức đúng về việc cần thường xuyên theo dõi cân nặng, chiều cao trẻ để tầm soát thừa cân béo phì, hiểu biết nguyên nhân béo phì là do ăn nhiều và ít vận động, biết tác hại của thừa cân béo phì. Phụ huynh cũng gia tăng nhận thức rằng không nên cho trẻ xem truyền hình trên 2 giờ/ngày, khuyến khích trẻ ăn nhiều rau quả, trái cây, khuyến khích trẻ tăng vận động và cần thay đổi quan niệm về ngoại hình của trẻ [44]. Kết quả can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe của Phan Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Kim Tiến cũng cho thấy có cải thiện kiến thức, thái độ và thực hành ở mẹ của trẻ. Tỉ lệ có kiến thức đúng, thái độ đúng, thực hành đúng đều tăng lên có ý nghĩa thống kê sau can thiệp [38]. Can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe ở phụ huynh đều có hiệu quả nhất định. Kết quả các nghiên cứu thực hiện bởi Lê Thị Kim Quí, Phan Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Kim Tiến tốt hơn so với kết quả nghiên cứu này do cách tiếp cận can thiệp toàn diện hơn như trang bị dụng cụ thể dục thể thao cho trẻ của Lê Thị Kim Quí [45]. Đánh giá toàn diện hơn về kiến thức, thái độ, thực hành của nhóm nghiên cứu Phan Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Kim Tiến [38].

Các nghiên cứu ở nước ngoài khuyến cáo nên có cách tiếp cận can thiệp toàn diện. Nghiên cứu của He Y.F. tại Trung Quốc can thiệp bằng cách tác động lên cân

nặng trẻ qua phụ huynh, người chăm sóc sức khỏe, bác sỹ điều trị cho trẻ đã giúp làm giảm BMI của nhóm trẻ thừa cân béo phì nhiều hơn nhóm trẻ đối chứng và làm giảm việc tăng cân của nhóm trẻ thừa cân béo phì so với nhóm trẻ đối chứng, thay đổi hành vi của trẻ theo hướng tích cực [88].

Do can thiệp của đề tài chủ yếu là giáo dục sức khỏe, cung cấp kiến thức dinh dưỡng, phòng chống thừa cân béo phì cho mẹ nên sự gia tăng có ý nghĩa thống kê kiến thức mẹ của trẻ ở trường can thiệp là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, để duy trì tỉ lệ mẹ có kiến thức đúng các chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe cần được duy trì định kỳ và thực hiện liên tục trong thời gian dài.

Khác với nghiên cứu này, Lê Thị Kim Quí đánh giá sự giảm tỉ lệ thừa cân béo phì của trẻ và nhận thấy tỉ lệ giảm có ý nghĩa thống kê trước và sau can thiệp ở cả trường can thiệp và trường đối chứng [44]. Kiến thức của trẻ về dinh dưỡng như khái niệm về bệnh thừa cân béo phì, tác hại của thừa cân béo phì, phòng và điều trị thừa cân béo phì có thay đổi. Trong đó trẻ gia tăng hiểu biết có ý nghĩa thống kê về việc cần hạn chế xem truyền hình dưới 2 giờ/ngày, hạn chế ăn nhiều nước ngọt, và nên tăng ăn rau, trái cây, nên tăng cường vận động bằng cách tăng trò chơi vận động, tăng đi xe đạp và đi bộ [44]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu ở trẻ mẫu giáo quận 5 thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu đã không can thiệp tăng cường kiến thức trực tiếp cho trẻ và đánh giá sự thay đổi kiến thức ở trẻ. Giáo dục kiến thức dinh dưỡng, thừa cân béo phì cho trẻ mầm non chưa phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Cần có hình thức giáo dục sức khỏe phù hợp để chuyển tải thông tin về thừa cân béo phì cho trẻ như qua các trò chơi vận động, qua các hình thức giải trí như chiếu phim, múa rối, kịch nghệ.

Các nghiên cứu tại Anh và Mỹ cho thấy giáo dục dinh dưỡng và tăng cường hoạt động thể chất có hiệu quả trong phòng chống thừa cân béo phì thông qua việc giảm thời gian xem truyền hình của trẻ [117],[119]. Tại Mỹ, Yin tiến hành can thiệp tăng cường vận động ở 447 trẻ lớp 3 tại 9 trường tiểu học trong vòng 8 tháng thông qua hoạt động ngoại khóa và so sánh nhóm có can thiệp và nhóm đối chứng thấy việc tăng cường vận động làm giảm có ý nghĩa thống kê khối lượng mỡ ở trẻ và gia

tăng mật độ xương của trẻ. Tăng cường vận động là biện pháp hiệu quả để phòng chống thừa cân béo phì ở trẻ [151]. Tại Canada Veugelers điều tra 5.200 học sinh lớp 5 cho thấy các trường có chương trình giáo dục sức khỏe khuyến khích chế độ ăn khỏe mạnh có tỉ lệ thừa cân béo phì thấp hơn, chế độ ăn lành mạnh hơn và học sinh tăng cường hoạt động thể lực nhiều hơn [130].

Đánh giá tác động lên sở thích, thói quen ăn uống của trẻ. Trẻ ở trường can thiệp có sở thích ăn rau và trái cây thấp hơn so với nhóm trẻ trường đối chứng. Tại trường can thiệp thói quen thường xuyên ăn rau của trẻ thấp hơn so với trường đối chứng (Bảng 3.33). So sánh với kết quả nghiên cứu can thiệp của Lê Thị Kim Quí tại học sinh tiểu học quận 10 thành phố Hồ Chí Minh năm học 2008-2009, nhóm nghiên cứu đã làm tăng tỉ lệ trẻ thích ăn rau củ. Tỉ lệ trẻ thường xuyên ăn rau củ (

4 lần/tuần), ăn trái cây ( 4 lần/tuần) tăng có ý nghĩa thống kê tại trường can thiệp và không đổi tại trường đối chứng [44]. Như vậy, can thiệp của Lê Thị Kim Quí cho thấy có thể thay đổi thói quen ăn uống qua tác động truyền thông. Điểm khác biệt là can thiệp của Lê Thị Kim Quí lên học sinh tiểu học, trẻ đã có nhận thức về dinh dưỡng và có thể chọn lựa thực phẩm theo ý thích. Ngoài ra nội dung can thiệp có truyền thông giáo dục sức khỏe cho bản thân trẻ [44]. Can thiệp tại các trường mầm non mẫu giáo quận 5 chỉ truyền thông giáo dục sức khỏe cho mẹ và mong muốn qua đó có thể thay đổi chế độ ăn của trẻ nhưng không truyền thông trực tiếp cho trẻ.

Nghiên cứu của tác giả Epstein can thiệp tại gia đình và trên trẻ thừa cân béo phì bằng cách gia tăng rau và trái cây trong khẩu phần, giảm đường và chất béo trong khẩu phần trong đó cha mẹ có vai trò làm gương cho trẻ thực hiện các chế độ ăn này. Theo dõi qua một năm thấy nhóm cha mẹ tuân thủ ăn nhiều rau, trái cây có kết quả tốt nhất trong phòng chống thừa cân béo phì và giảm tỉ lệ trẻ thừa cân béo phì cao nhất. Cha mẹ chỉ tuân thủ giảm chất béo trong chế độ ăn mà không gia tăng rau, trái cây trong khẩu phần ăn có tỉ lệ giảm thừa cân béo phì của trẻ thấp hơn [81]. Tại Anh, nghiên cứu của Warren năm 2003 từ 3 trường tại Oxford ở 213 trẻ từ 5-7 tuổi can thiệp tại nhà trường và gia đình bằng cách chia ba nhóm và so sánh ba loại can thiệp: giáo dục dinh dưỡng đơn thuần, tăng cường vận động đơn thuần, phối hợp

giáo dục dinh dưỡng và tăng cường vận động. Thời gian can thiệp kéo dài 20 tuần trải dài qua 4 học kỳ. Đánh giá cho thấy có cải thiện kiến thức dinh dưỡng ở cả ba nhóm, tỉ lệ ăn rau quả tăng lên sau can thiệp có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp ở hai nhóm: nhóm giáo dục dinh dưỡng đơn thuần, nhóm phối hợp giáo dục dinh dưỡng và tăng cường vận động. Tuy nhiên, không có thay đổi về tỉ lệ thừa cân béo phì sau can thiệp [133]. Như vậy can thiệp cần thời gian dài để thay đổi được tỉ lệ thừa cân béo phì của nhóm trẻ được can thiệp.

So sánh thời gian hoạt động trước và sau can thiệp tại trường can thiệp và trường đối chứng nhận thấy có sự thay đổi. Tại trường đối chứng, thời gian hoạt động tĩnh tại của trẻ tăng từ trung bình 141 phút/ngày lên 185 phút/ngày, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Trong đó thời gian học bài trung bình tăng từ 31 phút/ngày lên 44 phút/ngày và thời gian xem truyền hình trung bình tăng từ 53 phút/ngày lên 65 phút/ngày, thời gian tô màu tăng từ 30 phút/ngày lên 38 phút/ngày (Bảng 3.34).

Tại trường can thiệp, không có hiện tượng gia tăng thời gian hoạt động tĩnh tại của trẻ. Thời gian hoạt động tĩnh tại của trẻ từ trung bình 213 phút/ngày giảm còn 199 phút/ngày, các thời gian hoạt động tĩnh tại khác đều giảm như xem truyền hình (từ 71 phút/ngày còn 63 phút/ngày), chơi trò chơi điện tử (từ 48 phút/ngày còn 44 phút/ngày), tô màu (từ 37 phút/ngày còn 32 phút/ngày), tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê (Bảng 3.35).

Kết quả cho thấy có sự khác biệt về khuynh hướng thay đổi thời gian hoạt động tĩnh tại của trẻ ở trường can thiệp và trường đối chứng. Tại trường can thiệp thời gian hoạt động tĩnh tại không gia tăng trước và sau can thiệp, trong khi tại trường đối chứng thời gian hoạt động tĩnh tại ban đầu là khá thấp, nhưng đến cuối năm học lại gia tăng rất cao và tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (Bảng 3.34, Bảng 3.35).

Nghiên cứu này áp dụng cách đánh giá thói quen ăn uống của trẻ qua đánh giá tần suất sử dụng thức ăn trong tuần. Khi trẻ ăn một loại thực phẩm trên 5 lần/tuần, trẻ được đánh giá là có thói quen thường xuyên ăn loại thực phẩm đó. Theo Walter

Willett, tần suất sử dụng thực phẩm có liên quan chặt chẽ với lượng thực phẩm tiêu thụ. Do vậy việc khảo sát tần suất sử dụng thực phẩm có thể phản ảnh lượng thực phẩm tiêu thụ một cách bán định lượng [150]. Tokudome so sánh cách đánh giá bán định lượng của thực phẩm tiêu thụ với cách đánh giá thông qua bản ghi nhận tiêu thụ thực phẩm trong 28 ngày qua ở Nhật Bản thì thấy hai phuơng pháp này có tính giá trị gần như nhau trong tính chính xác. Bảng câu hỏi tần suất sử dụng thực phẩm bán định lượng có giá trị tin cậy tương đương bảng câu hỏi ghi chép sử dụng thực phẩm 28 ngày qua [128]. Như vậy, cách đánh giá tần suất sử dụng thực phẩm trong nghiên cứu này là có giá trị tin cậy chấp nhận được. Tuy vậy, nếu đánh giá bằng định lượng thực phẩm tiêu thụ hàng ngày sẽ tốt hơn.

Tại các thành phố lớn Việt Nam trẻ em nội trú trong các trường mầm non mẫu giáo, năng lượng cung cấp cho trẻ tại trường chiếm 50-60% tổng năng lượng theo nhu cầu hàng ngày. Ở các thành phố lớn, cha mẹ đi làm và gửi trẻ nội trú trong trường nên nhu cầu dinh dưỡng của trẻ được nhà trường đáp ứng phần lớn. Do đó, có sự suy giảm vai trò của gia đình trong cung cấp dinh dưỡng, trong tăng cường tập luyện vận động cho trẻ. Can thiệp trong nhà trường phòng chống béo phì cho trẻ sẽ thuận tiện hơn can thiệp tại cộng đồng dân cư hay tại gia đình. Nghiên cứu tại Trung Quốc năm 2007 của Jiang tại 5 trường tiểu học ở Bắc Kinh trên 2.425 trẻ với chương trình can thiệp tại trường học. Hai trường can thiệp với 1.029 trẻ và ba trường đối chứng với 1.396 trẻ. Can thiệp giáo dục sức khỏe và tăng cường vận động cho trẻ, theo dõi trong 3 năm cho kết quả tốt. Tại trường can thiệp tỉ lệ thừa cân giảm còn 9,8% so với 14,4% ở trường đối chứng và tỉ lệ béo phì giảm còn 7,9%

so với 13,3% ở trường đối chứng, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Kết cuộc tại trường can thiệp tỉ lệ trẻ ban đầu thừa cân béo phì sau 3 năm giảm 50,8%, so với trường đối chứng, chỉ giảm có 38,1% thừa cân béo phì sau 3 năm [91]. Như vậy, can thiệp cần tác động vào cả hai yếu tố là dinh dưỡng và vận động của trẻ [39],[42].

Theo khuyến cáo của Trung tâm Phòng chống Bệnh tật Hoa Kỳ về chiến lược phòng ngừa và kiểm soát thừa cân béo phì tại trường học và nơi làm việc, các can

Một phần của tài liệu Thừa cân béo phì ở trẻ mẫu giáo quận 5 thành phố hồ chí minh và hiệu quả giáo dục sức khỏe (Trang 104 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)