Biện pháp giáo dục sức khỏe được thực hiện bằng cách phát các tờ bướm với nội dung Dinh dưỡng hợp lý vận động đầy đủ, Phòng chống Béo phì trong trường mẫu giáo. Hiệu quả can thiệp được đánh giá dựa vào thay đổi kiến thức dinh dưỡng của mẹ và thời gian vận động của trẻ.
Các trường được chia làm hai nhóm: có can thiệp tại một trường và không can thiệp (còn gọi là trường đối chứng) gồm hai trường.
Để đánh giá hiệu quả can thiệp, nghiên cứu tính các Giá trị dự phòng (chỉ số hiệu quả) và chỉ số Hiệu quả can thiệp.
3.3.1. Đặc tính mẫu nghiên cứu (ntrước=330, nsau=318)
Trong 330 trẻ được chọn vào nghiên cứu có 110 trẻ từ trường can thiêp, 220 trẻ từ trường đối chứng. Sau can thiệp, có 318 trẻ được điều tra, trong đó có 110 trẻ từ trường can thiêp, 208 trẻ từ trường đối chứng. Có 12 trẻ và phụ huynh không tiếp tục tham gia đợt điều tra sau can thiệp, chiếm tỉ lệ 3,6% (< 5%) trong 330 trẻ, đây là tỉ lệ mất mẫu có thể chấp nhận được, không ảnh hưởng nhiều đến kết quả.
Bảng 3.28. Các đặc điểm lúc khởi đầu của trẻ tham gia nghiên cứu và còn lại vào cuối giai đoạn nghiên cứu can thiệp (ntrước=330, nsau=318)
Đặc điểm Nhóm can thiệp Nhóm đối chứng χ2
hoặc t
p Loại ra
n
Còn lại n (%)
Loại ra n
Còn lại n (%) Nhóm tuổi
4 0 36 (32,7) 4 70 (33,6) 0,191 0,909
5 0 37 (33,6) 1 73 (35,1)
6 Tổng
0 0
37 (33,6) 7 12
65 (31,3)
Cân nặng Ẍ ± SD Ẍ ± SD
4 tuổi 0 17,9 ± 3,2 4 17,2 ± 2,5 1,332 0,186
5 tuổi 0 20,6 ± 3,5 1 19,8 ± 3,9 1,062 0,291
6 tuổi Tổng
0 0
24,4 ± 4,2 7 12
23,9 ± 4,0 0,547 0,585
Chiều cao Ẍ ± SD Ẍ ± SD
4 tuổi 0 101,6 ± 4,3 4 101,1 ± 4,0 0,619 0,538 5 tuổi 0 103,4 ± 5,0 1 107,7 ± 5,5 0,637 0,526 6 tuổi
Tổng
0 0
116,1 ± 4,7 7 12
115,1 ± 4,2 1,033 0,304 Kết quả bảng 3.28 cho thấy không có sự khác biệt giữa hai nhóm trẻ ở trường có can thiệp và trường không can thiệp về các đặc điểm: nhóm tuổi, chỉ số nhân trắc cân nặng, chiều cao theo nhóm tuổi. Hai nhóm trẻ tương đồng về tỉ lệ tham gia nghiên cứu và các chỉ số nhân trắc.
Bảng 3.29. Các đặc điểm lúc khởi đầu của các nhóm đối tượng là mẹ bị loại ra và còn lại vào cuối giai đoạn nghiên cứu can thiệp (ntrước=330, nsau=318)
Đặc điểm mẹ Nhóm can thiệp Nhóm đối chứng χ2 p
Loại ra n
Còn lại n (%)
Loại ra n
Còn lại n (%) Dân tộc
Kinh 0 89 (80,9) 9 166 (79,8) 2,051 0,359
Hoa Tổng
0 0
21 (19,1) 110 (100)
3 12 (5,5)
42 (20,2) 208 (94,5) Nghề nghiệp
Buôn bán nhỏ 0 31 (28,2) 0 73 (35,1) 4,566 0,471
CBVC 0 33 (30,0) 0 62 (29,8)
LĐ phổ thông 0 8 (7,3) 4 23 (11,1)
Chủ DN 0 10 (9,1) 2 13 (6,3)
Nghề tự do 0 17 (15,5) 3 22 (10,6)
Khác Tổng
0 0
11 (10,0) 110 (100)
3 12 (5,5)
15 (7,2) 208 (94,5) Trình độ học vấn
Cấp 1 trở xuống 0 5 (4,5) 1 11 (5,3) 7,207 0,206
Cấp 2 0 20 (18,2) 6 49 (23,6)
Cấp 3 0 41 (37,3) 0 74 (35,6)
CĐ, trung học 0 20 (18,2) 1 22 (10,6)
ĐH, sau ĐH Tổng
0 0
24 (21,8) 110 (100)
4 12 (5,5)
52 (25,0) 208 (94,5)
CBVC: cán bộ viên chức; Lao động PT: lao động phổ thông; chủ DN: chủ doanh nghiệp; CĐ: cao đẳng; ĐH: đại học
Bảng 3.29 cho thấy không có khác biệt ở hai nhóm mẹ của trẻ (nhóm can thiệp và nhóm đối chứng) về dân tộc, nghề nghiệp, trình độ học vấn.
3.3.2. Đánh giá hiệu quả can thiệp giáo dục sức khỏe
Bảng 3.30. So sánh tỉ lệ có kiến thức dinh dưỡng đúng sau can thiệp của các bà mẹ giữa trường can thiệp và trường đối chứng (nCT=110 và nchứng=208)
Đặc điểm kiến thức dinh dưỡng Tỉ lệ có kiến thức đúng sau can thiệp ở hai nhóm
χ2 p
Can thiệp n (%)
Đối chứng n (%)
Uống nước trái cây tốt cho trẻ 102 (92,7) 162 (77,9) 15,130 0,001(*) Thức ăn chế biến sẵn là không tốt 77 (70,0) 109 (52,4) 11,520 0,003(*)
Thức ăn đóng hộp và thức ăn tươi sống 98 (89,1) 143 (68,8) 18,059 0,001(*)
Trẻ nên vận động ở ngoài trời 91 (82,7) 138 (66,3) 10,433 0,005(*)
(*) khác biệt có ý nghĩa thống kê
Bảng 3.30 cho thấy sau can thiệp nhóm bà mẹ ở trường có can thiệp có kiến thức đúng về dinh dưỡng và chế độ vận động cho trẻ cao hơn nhóm đối chứng ở một số kiến thức như: uống nước trái cây tốt cho sức khỏe của trẻ (92,7% so với 77,9%), thức ăn chế biến sẵn không tốt bằng thức ăn nấu tại nhà (70% so với 52,4%), thức ăn tươi sống tốt hơn thực phẩm đóng hộp (89,1% so với 68,8%), nên cho trẻ chơi đùa vận động ngoài trời (82,7% so với 66,3%). Các khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3.31. So sánh tỉ lệ có thái độ đúng sau can thiệp của các bà mẹ giữa trường can thiệp và trường đối chứng (nCT=110 và nchứng=208)
Đặc điểm thái độ về TCBP Tỉ lệ có thái độ đúng sau can thiệp ở hai nhóm
χ2 p
Thái độ về TCBP của bà mẹ Can thiệp n (%)
Đối chứng n (%)
Trẻ mập (béo) thì xinh xắn, đáng yêu 35 (31,8) 60 (28,8) 6,335 0,042(*) Trẻ mập (béo) thì không khỏe hơn 70 (63,6) 98 (47,1) 7,904 0,019(*)
(*) khác biệt có ý nghĩa thống kê
Bảng 3.31 cho thấy sau can thiệp các bà mẹ ở trường có can thiệp có thái độ về tình trạng dinh dưỡng của trẻ tốt hơn so với nhóm đối chứng khi biết rằng trẻ mập béo thì không khỏe so với trẻ có tình trạng dinh dưỡng bình thường (63,6% so với 47,1%). Tỉ lệ bà mẹ nhóm can thiệp có thái độ đúng về hình dáng bề ngoài của trẻ cao hơn các bà mẹ nhóm đối chứng (31,8% so với 28,8%). Các khác biệt trên đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3.32. So sánh tỉ lệ có kiến thức đúng, thái độ đúng đối với TCBP trước và sau can thiệp của các bà mẹ giữa trường can thiệp và trường đối chứng (nCT=110 và nchứng=208)
Đặc tính về kiến thức và thái độ của bà mẹ Trường đối chứng
Trường can thiệp Kiến thức dinh dưỡng của bà mẹ Trước
(%)
Sau (%)
Trước (%)
Sau (%) Thức ăn chế biến sẵn là không tốt 54,0 52,4 55,5 70,0 Thức ăn đóng hộp và thức ăn tươi sống 67,0 68,8 88,2 89,1 Thái độ về TCBP của bà mẹ
Trẻ mập thì xinh xắn, đáng yêu 28,0 28,8 30,0 31,8
Trẻ mập thì không khỏe hơn 43,0 47,1 53,8 63,6
Bảng 3.32 cho thấy có sự thay đổi kiến thức và thái độ của bà mẹ trước và sau can thiệp. Sự thay đổi cho thấy có gia tăng về kiến thức và thái độ ở cả hai nhóm, nhưng ở nhóm có can thiệp là cao hơn.
Tính chỉ số hiệu quả (CSHQ) về kiến thức:
CSHQ kiến thức nhóm đối chứng : 52,4 – 54,0 / 54,0 * 100% = 2,9%
CSHQ kiến thức nhóm can thiệp : 70,0 – 55,5 / 55,5 * 100% = 26,1%
Hiệu quả can thiệp: 26,1% - 2,9% = 23,2%
Tính chỉ số hiệu quả (CSHQ) về thái độ:
CSHQ thái độ nhóm đối chứng : 47,1 – 43,0 / 43,0 * 100% = 9,5%
CSHQ thái độ nhóm can thiệp : 63,6 – 53,8 / 53,8 * 100% = 18,2%
Hiệu quả can thiệp: 18,2% - 9,5% = 8,7%
Bảng 3.33. So sánh tỉ lệ một số thói quen ăn uống của trẻ sau can thiệp giữa trường can thiệp và trường đối chứng (nCT=110 và nchứng=208)
Đặc điểm thói quen dinh dưỡng của trẻ: sở thích và tần suất sử dụng thực phẩm
Tỉ lệ trẻ thích/thường xuyên ăn một số loại thực phẩm
sau can thiệp
χ2 p
Can thiệp n (%)
Đối chứng n (%) Trẻ thích ăn
Rau 40 (36,4) 98 (47,1) 7,553 0,023(*)
Trái cây 54 (49,1) 128 (61,5) 7,223 0,027(*)
Thức ăn béo 16 (14,5) 50 (24,0) 4,068 0,131
Thức ăn ngọt 53 (48,2) 92 (44,2) 0,487 0,784
Trẻ thường xuyên ăn
Ăn rau 75 (68,2) 170 (81,7) 7,468 0,006(*)
Ăn trái cây 90 (81,8) 171 (82,2) 0,008 0,931
Ăn thức ăn béo 42 (38,2) 94 (45,2) 1,445 0,229
Ăn thức ăn ngọt 53 (48,2) 90 (43,3) 0,702 0,402
(*) khác biệt có ý nghĩa thống kê
Bảng 3.33 cho thấy trẻ ở nhóm trường có can thiệp có tỉ lệ ăn rau và trái cây thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với trẻ ở trường không can thiệp, tỉ lệ tương ứng lần lượt là (36,4% so với 47,1%, và 49,1% so với 61,5%).
Về thói quen ăn uống của trẻ, trẻ ở nhóm trường có can thiệp có tần suất ăn rau thường xuyên thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với trẻ ở trường không can thiệp (68,2% so với 81,7%).
3.3.3. So sánh sự thay đổi thời gian hoạt động tĩnh tại trước và sau can thiệp ở trường đối chứng và trường can thiệp
Thời gian hoạt động tĩnh tại bao gồm các hoạt động học bài, xem truyền hình, chơi trò chơi điện tử, tô màu, học vẽ, học đàn…
Bảng 3.34. So sánh thời gian hoạt động tĩnh tại trung bình ở trường đối chứng qua điều tra trước và sau can thiệp (n1=220 và n2=208)
Hoạt động Trung bình (Trước) (phút/ngày)
Ẍ ± SD
Trung bình (Sau) (phút/ngày)
Ẍ ± SD
t p
Học bài 31,2 1,7 43,9 2,8 3,907 < 0,001 (*)
Xem truyền hình 52,8 2,6 64,8 3,1 2,937 0,003 (*) Chơi trò chơi điện tử 33,9 3,1 36,8 2,2 0,772 0,441
Tô màu 30,5 1,4 37,6 1,9 2,889 0,004 (*)
Chung 140,9 7,8 185,5 8,9 3,687 < 0,001 (*)
(*) khác biệt có ý nghĩa thống kê
Bảng 3.34 cho thấy: tại trường đối chứng so sánh hai đợt điều tra trước và sau cho thấy có sự gia tăng có ý nghĩa thống kê thời gian hoạt động tĩnh tại: học bài, xem truyền hình, chơi trò chơi điện tử, tô màu, vẽ tranh, học đàn, thời gian hoạt động tĩnh tại chung (trung bình từ 140 phút/ngày lên 185 phút/ngày).
Bảng 3.35. So sánh thời gian hoạt động tĩnh tại trung bình ở trường can thiệp qua điều tra trước và sau can thiệp (nT=110 và nS=110)
Hoạt động Trung bình
(Trước can thiệp) (phút/ngày)
Ẍ ± SD
Trung bình (Sau can thiệp)
(phút/ngày) Ẍ ± SD
t p
Học bài 51,2 4,8 51,0 3,8 0,04 0,966
Xem truyền hình 70,7 5,6 63,5 5,7 0,89 0,372
Chơi trò chơi điện tử 48,2 6,7 44,2 7,7 0,39 0,697
Tô màu 37,2 3,1 32,3 2,9 1,10 0,271
Chung 213,4 24,1 199,2 18,2 0,47 0,637
Tại trường có can thiệp, thời gian hoạt động tĩnh tại của trẻ sau can thiệp có giảm so với trước can thiệp (trung bình từ 213 phút/ngày còn 199 phút/ngày). Tuy nhiên, chưa thấy có khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa thời gian hoạt động tĩnh tại của trẻ trước và sau can thiệp.