1. DẪN ĐẦU CHI PHÍ 2. KHÁC BIỆT HÓA
1.2.2 Đặc điểm hoạt động và cạnh tranh của NHTM
1.2.3.1 Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM
Ngược lại, năng lực cạnh tranh của ngân hàng đó sẽ giảm nếu tính bảo hộ bị dỡ bỏ.
Điều này xuất phát từ thực tế là một ngân hàng không thể tách biệt với môi trường kinh doanh ngành, với nền kinh tế trong nước và thế giới. Vì thế, sẽ rất thiếu sót nếu bỏ qua các chỉ tiêu đánh giá tác động của các yếu tố môi trường đến năng lực cạnh tranh của một ngân hàng.
Tác động của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô + Tác động của môi trường kinh tế
Nội lực của nền kinh tế của một quốc gia được thể hiện qua quy mô và mức độ tăng trưởng của GPD, dự trự ngoại hối…Nếu như nền kinh tế thông qua các chỉ tiêu như chỉ số lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán quốc tế…đạt mức độ ổn định sẽ tạo thuận lợi cho sự phát triển của ngành. Ngược lại, khi môi trường kinh tế bất ổn, khách hàng sẽ giảm quy mô hoạt động kinh doanh và làm giảm tốc độ phát triển của ngành ngân hàng. Mối quan hệ giữa môi trường kinh tế vĩ mô và ngành ngân
hàng thường là mối quan hệ thuận chiều. Các yếu tố trong môi trường kinh tế bao gồm trình độ phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế và trình độ phát triển thương mại điện tử…
Độ mở cửa của nền kinh tế thể hiện qua các rào cản, sự gia tăng nguồn vốn đầu tư trực tiếp, sự gia tăng trong hoạt động xuất nhập khẩu..
Tiềm năng tài chính, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn trong nước cũng như xu thế chuyển hướng hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài vào trong nước.
Các yếu tố này tác động đến khả năng tích lũy và đầu tư của người dân, khả năng thu hút tiền gửi, cấp tín dụng và phát triển các sản phẩm của NHTM, khả năng mở rộng hoặc thu hẹp mạng lưới hoạt động của các ngân hàng…Từ đó làm giảm hay tăng nhu cầu mở rộng tín dụng, triển khai các dịch vụ, mở rộng thị phần của NHTM.
Để đạt được các mục tiêu trên, các NHTM sẽ áp dụng các chiến lược khác nhau để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
Sự biến động của nền kinh tế thế giới sẽ tác động đến lưu lượng vốn của nước ngòai vào Việt Nam thông qua các hình thức đầu tư trực tiếp và gián tiếp. Ngòai ra, chúng ảnh hưởng đến tình hình hoạt động chung của các NHTM, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có tham gia quan hệ thanh toán, mua bán với các doanh nghiệp trong nước cũng như các NHTM trong nước. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM trong nước và ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các NHTM trong nước.
+ Tác động của môi trường chính trị – pháp luật
Môi trường chính trị và pháp luật có thể làm tăng hoặc cũng có thể làm giảm năng lực cạnh tranh của bất kỳ NHTM nào. Là một ngành chịu sự kiểm soát chặt chẽ bởi Chính phủ, các NHTM luôn chịu tác động mạnh mẽ từ môi trường chính trị và pháp luật. Các yếu tố cần xem xét của môi trường này gồm quan điểm của Đảng, tính ổn định của môi trường chính trị, tác động của hệ thống pháp luật.
Với đặc điểm trong hoạt động kinh doanh của NHTM chịu chi phối và ảnh hưởng của rất nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, luật dân sự, luật xây dựng, luật đất đai, luật cạnh tranh, luật các tổ chức tín dụng…Bên cạnh đó, NHTM còn chịu sự quản lý chặt chẽ từ NHNN và được xem là một trung gian để NHNN thực hiện các CSTT của mình. Do vậy, sức mạnh cạnh tranh của các NHTM phụ thuộc rất nhiều vào CSTT, tài chính của chính phủ và NHNN.
Ngòai những hệ thống và văn bản pháp luật trong nước, các NHTM còn phải chịu những qui định, chuẩn mực chung của tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong việc quản trị hoạt động kinh doanh của mình.
Do vậy, bất kỳ sự thay đổi nào trong hệ thống pháp luật, chuẩn mực quốc tế, cũng như chính sách tiền tệ của NHNN sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của các NHTM.
+ Tác động của môi trường văn hóa – xã hội
Môi trường văn hóa xã hội có tác động mạnh đến hành vi mua sắm của khách hàng. Chính vì thế, môi trường văn hóa xã hội ảnh hưởng nhiều đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Một số yếu tố chính tác động của môi trường văn hóa: thói quen tiêu dùng, cơ cấu tuổi của tầng lớp dân cư, trình độ học vấn, phân bổ dân cư…
+ Tác động của môi trường khoa học công nghệ
Môi trường khoa học công nghệ có tác động mạnh đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng do thế mạnh của các dịch vụ và hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng phụ thuộc nhiều vào mức độ ứng dụng khoa học công nghệ. Những yếu tố chính của môi trường khoa học công nghệ tác động đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng là trình độ phát triển công nghệ thông tin, nguồn nhân lực của ngành công nghệ thông tin và chính sách của Nhà nước.
Tác động của các yếu tố thuộc môi trường vi mô + Mức độ cạnh tranh của ngành ngân hàng.
Mức độ cạnh tranh được đánh giá thông qua số lượng đối thủ trong ngành, thành phần đối thủ cạnh tranh, nhận dạng khả năng của đối thủ, rào cản gây trở ngại cho việc thoát ra.
Sự phát triển của thị trường tài chính và các ngành phụ trợ liên quan với ngành ngân hàng trong nước phát triển mạnh là điều kiện để các ngân hàng phát triển và gia tăng cung vào một ngành có lợi nhuận, từ đó dẫn đến mức độ cạnh tranh cũng gia tăng.
Với đặc điểm hoạt động của các loại hình định chế tài chính có mối liên hệ rất chặt chẽ và có sự bổ trợ lẫn nhau. Sự phát triển của thị trường bảo hiểm và thị trường chứng khoán, một mặt chia sẻ thị phần với ngân hàng, mặt khác buộc các NHTM phải giảm chi phí và đa dạng hóa các dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh.
+ Sức mạnh mặc cả của khách hàng
Người mua trong lĩnh vực ngân hàng là những người sử dụng dịch vụ như gửi tiền, vay vốn, chuyển tiền… Sức mạnh mặc cả của người mua cũng được đánh giá qua mức độ độc quyền trên thị trường.
+ Sức mạnh mặc cả của nhà cung ứng
Sức mạnh mặc cả của nhà cung ứng được đánh giá qua mức độ độc quyền của nhà cung ứng, được phân thành hai nhóm chính:
- Các nhà cung ứng vốn cho hoạt động: nhà cung ứng vốn bao gồm cá nhân, tập thể, công ty, tổ chức xã hội và thậm chí là các tổ chức tín dụng đang cạnh tranh trực tiếp và Ngân hàng nhà nước.
- Các nhà cung ứng cơ sở hạ tầng làm việc: như các nhà cung cấp viễn thông, phần cứng vi tính, phần mềm quản lý, giáo dục đào tạo, kiểm toán.. Đây là những ngành phụ trợ mà sự phát triển của nó sẽ giúp ngân hàng nhanh chóng đa dạng hóa các dịch vụ, tạo lập thương hiệu và uy tín, thu hút nguồn nhân lực cũng như có những kế hoạch đầu tư hiệu quả trong một thị trường tài chính vững mạnh.
+ Mối đe dọa của các sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là những sản phẩm có chức năng gần giống chức năng của sản phẩm mà ngân hàng đang cung cấp. Sản phẩm thay thế có tác động mạnh đến vòng đời sản phẩm đồng thời có ảnh hưởng đến lợi nhuận tiềm ẩn của ngân hàng thông qua việc áp đặt mức giá trần cho các sản phẩm. Mối đe dọa của sản phẩm thay thế được đánh giá qua sự đa dạng của sản phẩm thay thế và mức độ đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.
+ Mối đe dọa xâm nhập
Mối đe dọa xâm nhập được đánh giá thông qua rào cản xâm nhập của ngành như tính hiệu quả kinh tế theo quy mô, thương hiệu, quy mô kênh phân phối mà các ngân hàng đang kinh doanh đã tạo lập, yêu cầu về vốn, chính sách của Chính phủ…