CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN
3.2.2 Lựa chọn các giải pháp
3.2.2.2 Giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại
Công nghệ được xác định là yếu tố nền, yếu tố cơ bản của hoạt động NH hiện đại, là cơ sở để phát triển sản phẩm mới, hiện đại theo xu hướng chung của thị trường, tăng tính cạnh tranh và hỗ trợ quản lý điều hành. Vì vậy, trong giai đoạn tới, chi nhánh cần tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ ngân hàng theo hướng:
- Ứng dụng có trọng tâm vào công nghệ mới hiện để phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, các kênh phân phối mới (ATM, POS, IB MB) trên nền công nghệ ngân hàng hiện đại theo hướng chuẩn hoá sản phẩm dịch vụ, tự động hoá các quy trình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Ứng dụng các chương trình phần mềm phục vụ kinh doanh các dịch vụ bán lẻ: ví điện tử sử dụng công nghệ thẻ chip và thẻ không tiếp xúc, công nghệ OTP áp dụng các sản phẩm Internetbanking, các dịch vụ mới về thẻ…
- Đảm bảo an toàn, bảo mật đảm bảo kinh doanh liên tục, ổn định, đáp ứng và hỗ
trợ yêu cầu tăng trưởng khách hàng, phát triển dịch vụ
- Trang bị hệ thống công nghệ phục vụ quản lý, điều hành, hệ thống thông tin nội bộ, hệ thống chấm điểm, dự báo rủi ro.
3.2.2.3 Giải pháp nâng cao năng lực tài chính và chất lƣợng tài sản
Năng lực tài chính của một NHTM đóng vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ là nguồn lực tài chính đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của NHTM mà còn là khả năng khai thác, quản lý và sử dụng các nguồn lực đó phục vụ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh. Năng lực tài chính của NHTM không những thể hiện sức mạnh tài chính hiện tại của NHTM mà còn thể hiện sức mạnh tài chính tiềm năng, triển vọng và xu hướng phát triển trong tương lai của NHTM đó.
Năng lực tài chính của NHTM càng được đảm bảo thì mức độ rủi ro trong hoạt động ngân hàng càng thấp và năng lực cạnh tranh của NHTM trên thị trường càng cao.
Do vậy, Năng lực tài chính của NHTM phải không ngừng được nâng cao và hoàn thiện và là điều kiện không thể thiếu được bất cứ 1 NHTM nào
BIDV Đồng Nai cần có những giải pháp cụ thể để nâng cao năng lực tài chính trong lâu dài.
Nội dung thực hiện:
Tăng vốn: việc tăng vốn sẽ đảm bảo việc kinh doanh của chi nhánh ngày càng an toàn, phòng tránh những rủi ro. Chi nhánh có thể tiến hành việc tăng vốn từ các hình thức sau:
- Tăng vốn từ lợi nhuận để lại, đây là cách thức cơ bản để tăng vốn. Ưu điểm của biện pháp này là giúp chi nhánh không phụ thuộc vào thị trường vốn cũng như không và không phải chịu chi phí cao do tìm kiếm nguồn lực tài trợ từ bên ngoài và là cách tăng vốn bền vững nhất.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác huy động vốn: chi nhánh phải xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong việc triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh. Cụ thể:
+ Chú trọng khai thác phần vốn tiền gửi nhàn rỗi từ dân cư, đặc biệt là các khách hàng nhỏ lẻ, khách hàng “nhà nghèo” có số dư tiền gửi nhỏ nhưng ổn định, không rủi ro, cho lợi nhuận tố vì không có chi phí huy động vốn.
+ Coi trọng việc tăng số lượng khách hàng hơn là tăng số lượng huy động vốn, tránh tập trung vào một số ít khách hàng, thực tế cho thấy nguồn vốn tiền gửi dù rất nhỏ nhưng số lượng gửi lớn sẽ đảm bảo ổn định nền vốn tốt hơn si61 ít khách hàng huy động lớn
nhưng không ổn định, làm ảnh hưởng đến rủi ro thanh toán.
+ Đa dạng hóa nguồn huy động vốn, ngoài đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, dân cư thì có thể huy động từ các nguồn như: thu Ngân sách, thu Thuế XNK hải quan…
xem đây là nguồn tiền gửi có đầu vào thấp và ổn định lâu dài.
+ Tăng cường công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng để duy trì mối quan hệ với những khách hàng cũ, đồng thời xây dựng mối quan hệ với những khách hàng tiềm năng lớn.
+ Có chính sách động viên, khen thưởng thích hợp để tạo động lực trong công tác huy động vốn.
Việc tăng vốn tự có là điều cần thiết, tuy nhiên nếu vốn tăng quá nhanh trong khi hoạt động ngân hàng chưa tương ứng, trình độ quản lý của ngân hàng không theo kịp thì số vốn tăng sẽ được sử dụng không hiệu quả. Vì vậy, ngoài việc lựa chọn giải pháp thích hợp để tăng vốn, điều quan trọng là chi nhánh còn phải xác định được mức tăng vốn tự có cần và đủ nhằm vừa đảm bảo được sức mạnh tài chính và năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
Nâng cao chất lượng tín dụng - Xử lý nợ xấu
Tăng cường kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng, đảm bảo aon toàn, hiệu quả và phù hợp tốc độ tăng trưởng huy động vốn và các chỉ tiêu cơ cấu đã xây dựng. Đồng thời khống chế và xử lý tỷ lệ nợ xấu trong phạm vi cho phép
- Đối với công tác tín dụng:
+ Đổi mới danh mục tín dụng theo hướng thị trường bán lẻ, tiếp cận các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cà nhân vay tiêu dung thông qua việc phát triển các sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, tiêu dung của các đối tượng này.
+ Tiến hành theo dõi, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng trong tường tháng để kịp thời nắm bắt thông tin, thực trạng tài chính, khả năng kinh doanh… để có hướng đầu tư , tư vấn kịp thời cho khách hàng, phân loại khách hàng và là cơ sở để thực hiện việc cho vay, thu nợ, dư nợ của từng khách hàng nhằm đảm bảo cân đối vốn, an toàn trong hoạt động kinh doanh.
+ Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, xác định lãi suất cho vay phù hợp dựa trên cơ sở phân loại khách hàng vay vốn nhằm đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
+ Có chính sách khen thưởng, động viên đối với những cán bộ tín dụng làm tốt, đạt
hiệu quả cao để tạo động lực và khuyến khích làm việc hiệu quả.
- Đối với việc xử lý nợ xấu:
+ Khi xác định nợ xấu, chuyển ngay sang bộ phận chuyên trách và có cơ chế theo dõi riêng đối với dư nợ xấu để xử lý, đồng thời có bộ phận chuyên xử lý nợ xấu tại chi nhánh, đảm bảo có tối thiểu một cán bộ am hiểu luật pháp chuyên trách.
+ Thực hiện tốt các biện pháp cơ bản: phát mại tài sản, yêu cầu bên thứ ba trả nợ thay, hay khởi kiện, thuyết phục khách hàng tự nguyện bán tài sản để trả nợ, bán tài sản cầm cố thế chấp các theo quy định của pháp luật, yêu cầu bên bảo lãnh trả nợ thay hoặc tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để khởi kiện khách hàng.
+ Bên cạnh đó, BIDV cần tăng cường hoạt động với các cơ quan ban ngành liên quan trong quá trình xử lý nợ xấu. Trong đó, tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thủ tục phát mãi tài sản, xử lý tài sản là đất đai, bất động sản; khâu thi hành án, hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý của tài sản.
Dự báo kết quả của giải pháp:
- Năng lực tài chính của chi nhánh được nâng cao - Hoạt động huy động vốn mở rộng thị phần
- Tăng thị phần cho vay, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát và giải quyết tốt 3.2.2.4 Giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực
Yếu tố con người ngày nay phải được đặt lên hàng đầu trong chiến lược của BIDV Đồng Nai. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp, có chất lượng cao (nhận thức tầm nhìn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tác phong giao dịch), ổn định sẽ đảm bảo hiệu quả hoạt động và duy trì lợi thế cạnh tranh của ngân hàng.
Nguồn nhân lực vững mạnh gồm một đội ngũ các nhà quản trị giỏi đề ra được chiến lược kinh doanh đúng đắn kết hợp với đội ngũ nhân viên lành nghề, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực là nguồn lực lớn đảm bảo cho quá trình phát triển bền vững nhờ tránh được những sai sót trong kinh doanh, hạn chế rủi ro, thu hút khách hàng và do đó sẽ đạt được hiệu quả trong kinh doanh.
Nội dung thực hiện:
Đối với công tác tuyển dụng
- Xây dựng tiêu chí và cơ chế tuyển dụng, hình thức tuyển dụng hợp lý và rõ ràng đối với từng vị trí cán bộ, ở những lĩnh vực trọng điểm, quy mô lớn nên tuyển cán bộ chuyên ngành (Đặt biệt nên tuyển dụng tất cả các sinh viên giỏi, sinh viên tốt nghiệp thủ khoa
tại các trường Đại học Ngân hàng; Đại học Kinh tế và các trường Đại học khác theo những nhu cầu, mục đích tuyển dụng). Và cũng cần tuyển nhân viên chuyên ngành luật phụ trách công việc liên quan pháp lý nợ xử lý nợ.
Đối với công tác đào tạo và đào tạo lại
Thường xuyên tổ chức các lớp học tập tại chi nhánh để triển khai văn bản mới, trau dồi kinh nghiệm. Kết hợp việc khuyến khích các cán bộ tự học nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ nhằm đảm bảo công việc giải quyết nhanh nhất và chính xác nhất với chế độ hỗ trợ, khen thưởng hợp lý.
Tăng cường giáo dục cán bộ, đặc biệt là cán bộ giao dịch về đạo đức nghề nghiệp, thái độ tác phong giao dịch với khách hàng; Xây dựng phát triển văn hóa kinh doanh, ý thức văn minh nơi công sở. Cụ thể:
- Các trưởng phòng phải chủ động đào tạo tại chỗ một cách nghiêm túc với các nhân viên không nắm đầy đủ sản phẩm dịch vụ của chi nhánh.
- Thường xuyên động viên các cán bộ trẻ, năng động, nhiệt tình trong công tác tích cực học tập kinh nghiệm và phấn đấu trau dồi kiến thức về Anh văn, Vi tình, văn hóa Đại học và sau Đại học.
- Đăng ký các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ để nâng cao kiến thức pháp luật, chuyên ngành về thẩm định cho vay, định giá tài sản, thẩm định dự án, phong cách giao dịch.
Tạo ra môi trường làm việc và chế độ đãi ngộ hợp lý
- Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, đổi mới để qua đó nhân viên được khuyến khích hăng say làm việc và sáng tạo. Tạo ra nhiều cơ hội học tập, thăng tiến cho tất cả các cán bộ có năng lực.
- Ban lãnh đạo cần quan tâm hơn đến nhân viên, mạnh dạn giao việc, cho họ thấy được tầm quan trọng của họ đối với công việc và ngân hàng. Từ đó, hình thành lòng trung thành, sự tin tưởng và phát triển thành sự cam kết, cộng tác.
- Tổ chức các hoạt động đội, nhóm; các buổi giao lưu,vui chơi, nghỉ dưỡng giữa lãnh đạo với nhân viên. Xây dựng một mối quan hệ tốt giữa nhà quản trị với nhân viên, đặc biệt là nhân viên giỏi và giữa các nhân viên với nhau. Từ đó tạo nên một thứ văn hóa mà tất cả nhân viên ràng buộc với nhau không chỉ với tin thần đồng đội, đồng nghiệp mà như những người thân trong gia đình, xem chi nhánh như là nhà của họ.
Công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ
Kết hợp bổ nhiệm từ bên trong với bổ nhiệm từ bên ngoài. Bổ nhiệm từ bên trong trên cơ sở đánh giá năng lực cán bộ, trên kết quả phân hạng nhân viên theo các cấp độ hằng năm để lựa chọn đúng người, đúng vị trí lãnh đạo. Bổ nhiệm từ bên ngoài là thuê quản lý từ thị trường lao động bên ngoài, để đảm bảo tính năng động và giảm sự biến động khi thị trường lao động thay đổi đột ngột và có sự dịch chuyển cán bộ từ nội bộ ngân hàng sang các định chế tài chính khác.
Phân hạng nhân viên
Hiện BIDV đã áp dụng tiêu thức để đánh giá và phân hạng nhân viên, kể cả định tính và định lượng như: trình độ chuyên môn (chuyên ngành đại học trên đại học cao đẳng); kinh nghiệm nghề nghiệp (số năm tháng làm công tác theo đúng chuyên môn và ngành nghề); các nghiệp vụ bổ trợ khác (trình độ ngoại ngữ, vi tính..). Việc phân hạng nhân viên theo từng cấp độ hàng quý và hằng năm, sẽ là cơ sở để phân chia công việc, trách nhiệm và quyền lợi 1 cách hợp lý; đồng thời sẽ là cơ sở để đánh giá, bổ nhiệm các chức danh quản lý trong tương lai.
Dự kiến kết quả của giải pháp:
- Nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên của chi nhánh, đáp ứng được yêu cầu công việc trong tình hình hiện nay.
- Khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả, tăng năng suất lao động.
- Cùng với chính sách gìn giữ nhân tài sẽ làm cho đội ngũ cán bộ công nhân viên ngày càng chất lượng, yêu mến gắn bó với công việc và làm cho chi nhánh ngày càng lớn mạnh.