CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN
3.3 Kiến nghị với NHNN, Chính phủ và Hội sở chính
Việt Nam đã dỡ bỏ tất cả các rào cản theo cam kết khi thực hiện gia nhập WTO, nên khả năng đỗ vỡ và áp lực cạnh tranh với các ngân hàng thương mại cũng tăng cao, tính bất ổn của nền kinh tế sẽ gia tăng. Vai trò của NHNN và Chính phủ sẽ giữ vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế, một chính sách kinh tế đúng đắn, một sự phối hợp hài hòa giữa CSTT và CSTC của Chính phủ và NHNN sẽ đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững, đảm bảo cho các định hướng, chiến lược và dự báo của ngành Ngân hàng nói riêng đi đúng quỹ đạo. Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế, đảm bảo cho cuộc cạnh tranh của các TCTD nói riêng được công bằng và cũng góp phần cho sự phát triển của NHĐT&PT Việt Nam NHNN và Chính phủ cần phải:
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các công cụ điều hành chính sách tiền tệ CSTT gián tiếp (nghiệp vụ thị trường mở, tái chiếu khấu, tái cấp vốn..), đồng thời phối hợp chặt chẽ giữa CSTT và chính sách tài khóa (CSTK). Kiểm soát toàn bộ các luồng tiền trong nền kinh tế, đặc biệt là các luồng tiền liên quan đến khu vực ngân sách nhà nước và các định chế tài chính phi ngân hàng.
- Chính phủ cần xem xét lại cơ chế chính sách và tình hình xử lý nợ đọng chuyển sang cho Ngân hàng được CPH kế thừa. Hiện nay, những con nợ lớn nhất của NHTM NN nói chung và của BIDV nói riêng chính là khu vực Doanh nghiệp Nhà nước, các dự án đầu tư phát triển, các dự án cho vay theo chỉ định của Chính phủ mà khả năng thu hồi rất khó khăn do có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, tình hình tài chính thiếu lành mạnh nhưng khoản vay lại chưa đến hạn trả, hoặc thuộc diện giải thể, phá sản nhưng không thể giải thể phá sản.
- Tăng cường vai trò của thanh tra, giám sát của NHNN đối với hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, đảm bảo cho các ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các TCTD.
- Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống luật NHNN và luật các TCTD theo hướng chuyển NHNN thành NHTW thực sự. Nâng cao vị thế độc lập tương đối của NHNN và Chính phủ để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của CSTT, xác lập vai trò và quyền tự chủ của NHNN trong xây dựng, điều hành CSTT.
- Sửa đổi và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế hoạt động của thị trường tiền tệ, hạn chế sự chồng chéo giữa các luật, các qui định về ngân hàng với các luật và qui định khác ở cấp quốc gia và quốc tế.
- Dự báo chính xác tình hình kinh tế trong nước cũng như kinh tế thế giới để can thiệp kịp thời vào thị trường, hạn chế tối thiểu mức độ thiệt hại trước những biến động lớn, khủng hoảng tài chính thế giới…
3.3.2 Đối với Hội sở chính
BIDV Việt Nam là cơ quan quản lý trực tiếp mọi hoạt động của chi nhánh, vì vậy cần phải có sự quan tâm, chỉ đạo và hưỡng dẫn cụ thể mọi hoạt động của chi nhánh.
Hộ sở chính có những chỉ đạo và hưỡng dẫn để hoàn thện cơ chế và chính sách tín dụng, tạo hành lang pháp lý thuận lợi đối với khách hàng và các chủ thể kinh tế một cách cụ thể, kịp thời những chính sách của ngành và Chính phủ.
Về công tác huy động vốn, BIDV cần có những chính sách huy động cụ thể và phù hợp với tình hình thực tế tại từng khu vực. Xây dựng biểu lãi suất huy động linh hoạt để tăng khả năng cạnh tranh với các NHTM khác. Bên cạnh đó, BIDV cũng cẩn khuyến khích các chi nhánh tự xây dựng các chương trình huy động vốn riêng của từng chi nhánh để phát huy sự chủ động của các chi nhánh trong quá trình kinh doanh. Khi các chi nhánh gặp khó khăn thì ngân hàng cần có nhiều biện pháp hỗ trợ khác ngoài biện pháp cấp vốn trực tiếp.
BIDV cần tổ chức nhiều các khóa đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ, kỹ năng làm việc, văn háo doanh nghiệp đến toàn thể cán bộ nhân viên của các chi nhánh. Đặc biệt là những khóa đào tạo dành cho những nhân viên mới làm việc được 1 năm trở xuống.
Ngoài ra, cần phải phát triển mối liên hệ giữa các chi nhánh của BIDV trên cùng khu vực, địa bàn kinh doanh thông qua các hoạt động hỗ trợ, giao lưu giữa các chi nhánh với nhau.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trong chương 3 tác giả đã kết hợp các yếu tố của ma trận SWOT để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV Đồng Nai, qua đó góp phần giúp cho chi nhánh hoạt động ngày càng ổn định, an toàn, mở rộng thị trường và phát triển hơn.
Các giải pháp đề ra của tác giả trong chương 3 có được là do lấy nền tảng từ những cơ sở lý luận trong chương 1 và phân tích thực trạng của BIDV Đồng Nai trong những năm gần đây ở trong chương 2 từ đó có thể thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của chi nhánh để có thể đề ra được các giải pháp nhằm tận dụng những điểm mạnh và cơ hội, khắc phục những khó khăn và nguy cơ để thực hiện các mục tiêu kinh doanh trong thời gian sắp tới đạt hiệu quả cao, làm cho chi nhánh ngày càng phát triển và vững mạnh, được nhiều khách hàng biết tới.