Các chỉ tiêu nội bộ đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng nai đến năm 2020 (Trang 41 - 47)

1. DẪN ĐẦU CHI PHÍ 2. KHÁC BIỆT HÓA

1.2.2 Đặc điểm hoạt động và cạnh tranh của NHTM

1.2.3.2 Các chỉ tiêu nội bộ đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM

Các chỉ tiêu dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM là: tiềm lực tài chính, công nghệ ngân hàng, chất lượng nguồn nhân lực, năng lực quản lý và cơ cấu tổ chức, công nghệ thông tin, hoạt động marketing

Tiềm lực tài chính: Sức mạnh của một ngân hàng được thể hiện qua tiềm lực tài chính của ngân hàng đó trong một thời điểm nhất định. Tiềm lực tài chính được thể

hiện qua các chỉ tiêu: vốn và mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản hiện có của ngân hàng, mức độ sinh lời

+ Mức độ an toàn vốn và khả năng huy động vốn của ngân hàng: Tiềm lực về vốn được thể hiển qua quy mô vốn chủ sở hữu và hệ số an toàn vốn(Capital Adequacy Ratio – CAR). Theo ủy ban giám sát ngân hàng Basel thì hệ số an toàn vốn dược tính bằng công thức sau:

Vốn tự có CAR(%) =

Tài sản có rủi ro Trong đó:

Vốn tự có gồm vốn điều lệ và quỹ

Tài sản có rủi ro gồm các tài sản nội bảng và tài sản ngoại bảng được điều chỉnh theo hệ số rủi ro tương ứng

Tiềm lực về vốn mà ngân hàng sở hữu sẽ phản ánh sức mạnh tài chính của ngân hàng và khả năng ngân hàng chỗng đỡ lại rủi ro. Nguồn vốn tự có của ngân hàng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng ngườn vốn của hoạt động kinh doanh nhưng nó lại là nguồn vốn rất quan trọng từ đó nó thể hiện quy mô của ngân hàng đồng thời là cơ sở để thu hút các nguồn vốn khác.

+ Chất lƣợng tài sản hiện có của ngân hàng: Chất lượng tài sản hiên có của ngân hàng phản ánh khả năng tài chính, khả năng sinh lời, năng lực quản lý của ngân hàng và được thể hiện qua các chỉ tiêu như: tỷ lệ nợ xấu, khả năng thu hồi các khoản nợ xấu, mức độ lập dự phòng, rủi ro tín dụng tiềm ẩn và mức độ tập trung của các danh mục tín dụng. Tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng cao sẽ phát sinh những khoản thanh lý và sự sụt giảm thu nhập do các khoản nợ không còn đem lại lợi nhuận cho ngân hàng nữa. Lập quỹ dự phòng rủi ro và phân loại tài sản là một điều cần thiết cho việc bú đắp những khoản nợ xấu của ngân hàng, nếu quỹ dự phòng của ngân hàng không có khả năng bù đắp rủi ro thì lúc đó ngân hàng sẽ phải sử dụng lợi nhuận và vốn tự có đệ bù đắp vào.

+ Mức sinh lợi: Phản ánh kết quả hoạt động và kết quả cạng tranh của ngân hàng. Chỉ tiêu mức sinh lợi được phân tích qua các chỉ tiêu như: tốt độ tăng trưởng lợi nhuận, giá trị của lợi nhuận sau thuế, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản có ROA, cơ cấu của lợi nhuận…

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE (Return On Equity): chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng 1 động vốn tự có. NHNN yêu cầu các ngân hàng TM duy trì tỷ lệ ROE ở mức > 10%.

ROA (Return On Asset ) là chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh doanh tính trên 1 đồng tài sản. ROA lớn thì hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tốt, ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý và có sự điều động linh hoạt giữa các mục tiêu trên tài sản có trước những biến động của nền kinh tế. Nếu ROA quá lớn sẽ dẫn đến rủi ro, có thể dự báo trước sự thàng công hoặc thất bại của ngân hàng thông việc so sánh ROA giữa các kỳ hạch toán và đối chiếu với sự di chuyển của các loại tài sản hiện có của ngân hàng.

Nguồn nhân lực

Trong một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như NHTM thì yếu tố con người có vai trò quan trọng trong việc thể hiện chất lượng của dịch vụ. Vì vậy đòi hỏi rất cao đối với đội ngũ nhân viên ngân hàng, từ đó giúp ngân hàng chiếm giữ thị phần cũng như tăng hiệu quả kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực của các NHTM phải được xem xét trên cả hai khía cạnh số lượng và chất lượng lao động.

* Về số lượng lao động: Để có thể mở rộng mạng lưới nhằm tăng thị phần và phục vụ tốt khách hàng, các NHTM nhất định phải có lực lượng lao động đủ về số lượng. Tuy nhiên cũng cần so sánh chỉ tiêu này trong mối tương quan với hệ thống mạng lưới và hiệu quả kinh doanh để nhìn nhận năng suất lao động của người lao động trong ngân hàng.

* Về chất lượng lao động: Chất lượng nguồn nhân lực trong ngân hàng thể hiện qua các tiêu chí:

+ Trình độ văn hóa của đội ngũ lao động: bao gồm trình độ học vấn và các kỹ năng hỗ trợ như ngoại ngữ, tin học, khả năng giao tiếp, thuyết trình, ra quyết định, giải quyết vấn đề, ... Tiêu chí này khá quan trọng vì nó là nền tảng thể hiện khả năng của người lao động trong ngân hàng có thể học hỏi, nắm bắt công việc để thực hiện tốt kỹ năng nghiệp vụ.

+ Kỹ năng quản trị đối với nhà điều hành; trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng thực hiện nghiệp vụ đối với nhân viên: đây là tiêu chí quan trọng quyết định đến chất lượng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng. NHTM cần một đội ngũ những nhà điều hành giỏi để giúp bộ máy vận hành hiệu quả và một đội ngũ nhân viên

với kỹ năng nghiệp vụ cao, có khả năng tư vấn cho khách hàng để tạo được long tin với khách hàng và ấn tượng tốt về ngân hàng. Đây là những yếu tố then chốt giúp ngân hàng cạnh tranh giành khách hàng.

Năng lực quản trị, kiểm soát và điều hành của nhà lãnh đạo trong ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu quả, an toàn trong hoạt động ngân hàng. Tầm nhìn của nhà lãnh đạo là yếu tố then chốt để ngân hàng có một chiến lược kinh doanh đúng đắn trong dài hạn. Thông thường đánh giá năng lực quản trị, kiểm soát, điều hành của một ngân hàng người ta xem xét đánh giá các chuẩn mực và các chiến lược mà ngân hàng xây dựng cho hoạt động của mình. Hiệu quả hoạt động cao, có sự tăng trưởng theo thời gian và khả năng vượt qua những bất trắc là bằng chứng cho năng lực quản trị cao của ngân hàng.

Như vậy, chất lượng nguồn nhân lực có vai trò quan trọng và quyết định đối với năng lực cạnh tranh của một NHTM. Chất lượng nguồn nhân lực là kết quả của sự cạnh tranh trong quá khứ đồng thời lại chính là năng năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong tương lai. Có một đội ngũ cán bộ thừa hành và nhân viên giỏi, có khả năng sáng tạo và thực thi chiến lược sẽ giúp ngân hàng hoạt động ổn định và bền vững.Có thể khẳng định nguồn nhân lực đủ về số lượng và đầy về chất lượng là một biểu hiện năng lực cạnh tranh cao của NHTM.

Công nghệ thông tin

Công nghệ giữ một vai trò quan trọng trong lĩnh vực ngân hàng và nó là một trong những nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng. Sự phát triển của khoa học công nghệ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm và có sự tác động đến khả năng tăng trưởng của nhiều ngành. Công nghệ thông tin sẽ cung cấp các trang thiết bị, máy móc và các phần mềm ứng dụng cho các cơ quan kiểm toán và các ngân hàng.

Trước đây, thu nhập của các ngân hàng là do hoạt động tín dụng mang lại nhưng ngày nay do ứng dụng công nghệ thông tin nên các dịch vụ của ngân hàng ngày càng đa dạng và phong phú. Do đó, thu nhập từ các dich vụ ngày càng tăng và trở thành một nguồn thu nhập chính của ngân hàng. Công nghệ ngân hàng bao gồm: hệ thống thanh toán điện tử, hệ thống các ngân hàng bán lẻ,các máy rút tiền tự động ATM (Automatic Teller Machine), hệ thống báo cáo rủi ro...

Việc nâng cấp và đổi mới công nghệ của các ngân hàng là một trong những chỉ tiêu phản ánh năng lực công nghệ của ngân hàng. Với tốc độ phát triển nhanh của ngành công ngệ thông tin và ngành công nghệ ngân hàng thì các ngân hàng không phải chú ý đến khả năng công nghệ hiện đại của mình mà còn chú ý nâng cấp đến năng lực công nghệ của mình trong tương lai. Do đó, năng lực công nghệ của ngân hàng thể hiện ở cả hai mặt số lượng, chất lượng của công nghệ hiện đại và khả năng đổi mới ứng dụng các công nghệ ở tương lai.

Bên cạnh đó, hệ thống thông tin nội bộ cũng là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Chiến lược, tầm nhìn của ngân hàng phải được thấu hiểu từ cấp lãnh đạo cho đến nhân viên thấp nhất. Vì vậy đòi hỏi hệ thồng thông tin nội bộ của ngân hàng phải luôn được thông suốt, chính xác và đầy đủ, đảm bảo tất cả mọi thành viên trong ngân hàng thấu hiểu một cách toàn vẹn. Hệt thống thông tin nội bộ tốt sẽ giúp ngân hàng lưu trữ thông tin dài lâu và giảm rất nhiều chi phí liên quan đến quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Hoạt động marketing

Marketing ngày nay là khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất hàng hóa, nó có ý nghĩa quyết định đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngân hàng cũng giống như các doanh nghiệp kinh doanh khác trên thị trường, hoạt động ngân hàng cũng cần phải có vốn, có mua – bán, có lợi nhuận, … nhưng hoạt động chủ yếu của ngân hàng là kinh doanh tiền tệ và cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Do đó, hoạt động marketing của ngân hàng là một tiến trình mà trong đó ngân hàng hướng mọi nỗ lực vào việc thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng một cách chủ động, từ đó thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của ngân hàng.

Hoạt động marketing của ngân hàng thể hiện qua các lĩnh vực sau:

+ Sản phẩm dịch vụ cung cấp trên thị trường:

Một sản phẩm được xem là có chất lượng thì sản phẩm đó phải đảm bảo được các đặc điểm về độ bền, độ an toàn, độ tin cậy, tính kỹ thuật (chức năng, công dụng), tính thẩm mỹ, tính hiệu dụng, tính kinh tế của sản phẩm. Điều khách hàng quan tâm đến đầu tiên khi quyết định chọn một sản phẩm chính là chất lượng sản phẩm và chất lượng sản phẩm tốt sẽ là công cụ quảng cáo hiệu quả nhất cho doanh nghiệp mà không phải mất tiền. Do đó, chất lượng sản phẩm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Các ngân hàng cần đặt khách hàng nên hàng đầu vì khách hàng chính là thước đo của sản phẩm. Các ngân hàng cần phải biết khách hàng mình là ai, nhu cầu của họ là gì để có thể tạo ra những sản phẩm dịch vụ hữu dụng, tin cậy từ đó ngân hàng sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và tạo ra được lợi thế cạnh tranh hơn so với các ngân hàng khác.

+ Giá cà sản phẩm, dịch vụ

Gía cả trong hoạt động ngân hàng chính là khoản phí mà khách hàng phải trả cho ngân hàng khi sử dụng các dịch vụ do ngân hàng cung cấp. Nó được biểu thị dưới dạng các khoản lãi suất tiền gửi, tiền vay, các khoản chi phí nghiệp vụ ngân hàng. Đây là nhân tố xác định thu nhập của ngân hàng trên cơ sở đánh giá chi phí mà NH bỏ ra.

Để có được mức giá phù hợp với từng đối tượng khách hàng và đảm bảo lợi nhuận cho khách hàng và ngân hàng phù hợp với đối thủ cạnh tranh thì các ngân hàng phải xây dựng chiến lược về giá cho các sản phẩm dịch vụ của mình.

+ Mạng lưới hoạt động:

Mạng lưới hoạt động là một yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Không phải cứ có mạng lưới hoạt động nhiều, rộng khắp là tạo được danh tiếng và chiếm được nhiều thị phần trên thị trường. Có nhiều chi nhánh, phòng giao dịch kinh doanh thành công nhưng cũng có nhiều chi nhánh, phòng giao dịch lại kinh doanh thất bại. Do đó, các ngân hàng cần phải nghiên cứu, khảo sát, phân khúc thị trường, nắm bắt được nhu cầu thị yếu của khách hàng từ đó mới quyết định nên mở chi nhánh, phòng giao dịch ở đâu để thu được lợi nhuận và kinh doanh thành công nhất.

+ Truyền thông và thương hiệu

Đây là hoạt động quan trọng liên quan đến mối quan hệ xã hội, là hoạt động có tổ chức của ngân hàng với mục đích hình thành những hình ảnh tốt đẹp về ngân hàng trong con mắt của công chúng bằng cách cung cấp các thông tin quan trọng và đáng tin cậy về các hoạt động của ngân hàng thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như: giới thiệu sản phẩm dịch vụ, thông báo các hoạt động của ngân hàng, giới thiệu các chương trình khuyên mãi dự thưởng, tuyên truyền hình thành, củng cố hình ảnh của ngân hàng…đến tất cả các đối tượng khách hàng.

Thương hiệu là một nguồn lực vô hình tạo nên lợi thế cạng tranh cho doanh nghiệp và cho cả ngân hàng. Thương hiệu của ngân hàng được hình thành từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động marketing, sản phẩm và dịch vụ mà ngân hàng cung ứng.

Các ngân hàng cần phải thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình với chất lượng tốt thì ngân hàng đó mới xây dựng được thương hiệu và chinh phục được khách hàng trong và ngoài nước.

+ Con người:

Hoạt động marketing của ngân hàng phức tạp hơn nhiều bởi tính đa dạng, nhảy cảm của hoạt động ngân hàng, đặc biệt là quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng có sự tham gia đồng thời của cả cơ sở vật chất, khách hàng và nhân viên ngân hàng. Nhân viên là yếu tố quan trọng trong quá trình cung ứng, chuyển giao sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Vì vậy cần nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn thể nhân viên ngân hàng theo định hướng phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.

Hiện nay các ngân hàng đều tập trung vào việc đào tạo nâng cao trình độ toàn diện cho nhân viên ngân hàng, đưa ra những chính sách về tiền lương, đãi ngộ khuyến khích nhân viên làm việc tích cực, bố trí công việc hợp lý, từng bước xây dựng phong cách văn hóa riêng của ngân hàng mình- văn hoá kinh doanh ngân hàng.

+Quy trình cung ứng

Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng được thể hiện trong quá trình cung ứng sản phẩm của ngân hàng. Thực tế cho thấy, quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng thường diễn ra đồng thời với quá trình tiêu thụ. Chính điều này đã làm cho sản phẩm dịch vụ ngân hàng không có khả năng lưu trữ. Lý do này đòi hỏi ngân hàng phải có hệ thống, phương pháp phục vụ nhanh với nhiều quầy, địa điểm giao dịch.

+ Cơ sở vật chất

Những yếu tố về cơ sở vật chất đi kèm với dịch vụ làm tăng thêm chất lượng dịch vụ trong con mắt khách hàng có thể là các cơ sở hạ tầng như trụ sở, văn phòng giao dịch, trung tâm dịch vụ khách hàng, trung tâm bảo hành, điểm phục vụ trang trí đẹp mắt, ấn tượng, nổi bật với phong cách chuyên nghiệp. Hoặc các dấu hiệu chứng tỏ uy tín, chất lượng dịch vụ của ngân hàng: quy chế hoạt động, quy trình nghiệp vụ, các chứng nhận khu vực và quốc tế…

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng nai đến năm 2020 (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)