1. DẪN ĐẦU CHI PHÍ 2. KHÁC BIỆT HÓA
1.3 Các công cụ chủ yếu để nghiên cứu năng lực cạnh tranh và lựa chọn giải pháp
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức của BIDV Đồng Nai
(Nguồn: Phòng Tổ Chức Hành Chính) Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của BIDV Đồng Nai
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng Quan Hệ
Khách Hàng
Phòng Quản Lý
Rủi Ro
Phòng Thanh Toán quốc Tế
Phòng Dịch Vụ và Quản Lý Kho
Quỹ
Phòng Quản Trị Tín Dụng
Phòng Tài Chính Kế
Toán Phòng Tổ
Chức Hành Chính Tổ Điện
Toán
Phòng Kế Hoạch
Tổng Hợp Phòng Dịch Vụ
Khách Hàng
PGD Tam Hiệp PGD
Thanh Bình PGD
Biên Hùng
PGD Tân Hòa
PGD Đồng Khởi
PGD Long Khánh
2.1.2.2 Chức năng của các phòng ban:
Ban giám đốc: gồm giám đốc và hai phó giám đốc có trách nhiệm trực tiếp điều hành hoạt động của chi nhánh theo ủy quyền của Tổng giám đốc BIDV. Ban giám đốc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện đúng chức năng của các phòng ban; ký duyệt các hợp đồng tín dụng; đề ra chính sách đào tạo, khen thưởng, kỷ luật đối với các cán bộ nhân viên của chi nhánh; xây dựng chiến lược hoạt động, phát triển kinh doanh.
Phòng quan hệ khách hàng:
Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng: Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển khách hàng, tiếp thị, triển khai, phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng và bán sản phẩm cho khách hàng. Chịu trách nhiệm thiết lập, phát triển và duy trì mối quan hệ với khách hàng của chi nhánh.Giải đáp những thắc mắc cho khách hàng về quy trình sử dụng các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh
Công tác tín dụng: Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng; theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng, phân loại, rà soát phát hiện rủi ro, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ xác nhận, đề xuất miễn/giảm lãi và chuyển Phòng quản lý rủi ro xử lý tiếp theo quy định. Tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu, tiếp nhận hồ sơ vay vốn. Đôn đôc khách hàng trả nợ, lãi, gốc khi tất toán hợp đồng.
Phòng quản lý rủi ro: Tham mưu, đề xuất chính sách, biện pháp nâng cao và phát triển hoạt động tín dụng; quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh; duy trì việc áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng. Kiểm tra việc đề xuất giới hạn tín dụng của các phòng liên quan và đề xuất xử lý nếu có vi phạm. Đảm bảo mọi khoản tín dụng được cấp ra tuân thủ đúng quy định quản lý rủi ro và trong mức chập nhận rủi ro của BIDV và chi nhánh. Thực hiện công tác quản lý rủi ro tác nghiệp, kiểm soát nội bộ và phòng chống rửa tiền.
Phòng quản trị tín dụng: trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của chi nhánh. Thực hiện tính toán và trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của Phòng quan hệ khách hàng theo đúng quy định của BIDV và chi nhánh; gửi kết quả cho Phòng quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Phòng thanh toán quốc tế: trực tiếp thực hiện các giao dịch tài trợ thương mại với khách hàng. Đồng thời phối hợp với các phòng liên quan trực tiếp tiếp thị, tiếp cận khách hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ về tài trợ thương mại. Theo dõi,
đánh giá việc sử dụng các sản phẩm tài trợ thương mại, đề xuất cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Tiếp thu, tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng, trước hết là các nghiệp vụ liên quan đến đối ngoại. Tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng và đề xuất cách giải quyết và tư vấn cho khách hàng về các giao dịch đối ngoại, hợp đồng thương mại…
Phòng dịch vụ khách hàng: trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng. Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phá sinh theo quy định của nhà nước và BIDV; phát hiện, báo cáo và xử lý các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp.
Phòng kế hoạch tổng hợp:
Công tác kế hoạch tổng hợp: tham mưu xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh của chi nhánh; tổ chức thực hiện triến khai kế hoạch kinh doanh và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh.
Công tác nguồn vốn: đề xuất việc thực hiện và điền hành quản lý nguồn vốn;
chính sách, biện pháp và các giải pháp phát triển nguồn vốn, giảm chi phí vốn để góp phần nâng cao lợi nhuận. Đề xuất các giải pháp về lãi, về huy động vốn và điều hành vốn phù hợp với chính sách chung của BIDV và tình hình thực tế tại chi nhánh.
Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ: trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ. Chịu trách nhiệm về việc đề xuất cho Giám đốc chi nhánh về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ; thực hiện đúng quy chế, quy trình quản lý kho; đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, bảo đảm tài sản của chi nhánh và của khách hàng.
Phòng tài chính kế toán: quản lý và thực hiện việc hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp và thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động của chi nhánh (bao gồm các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm)
Phòng hành chính nhân sự: là bộ phận quản lý cán bộ, nhân viên; điều động, bố trí công việc phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng cán bộ nhân viên nhằm mang lại hiệu quả làm việc cao nhất. Tham mưu cho giám đốc các vấn đề như xây dựng nội quy cơ quan, chế độ khen thưởng, kỷ luật, công tác đào tạo. Phân tích, đánh giá các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của chi nhánh; thực hiện công tác hành chính, văn thư; thực hiện công tác xây dựng cơ bản như mua sắm, quản lý, sửa chữa tài sản cố định.
Tổ điện toán: hưỡng dẫn, đào tạo, hỗ trợ, kiểm tra các Phòng, đơn vị trực thuộc chi nhánh, các cán bộ trực tiếp sử dụng để vận hành thành thạo, đúng thẩm quyền, chấp hành quy định và quy trình của BIDV trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Hỗ trợ khách hàng sử dụng các dịch vụ có tiện ích và ứng dụng công nghệ cao.
Các phòng giao dịch trực thuộc: huy động tiền gửi (nội tê, ngoại tệ) từ các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế theo quy định của BIDV. Giới thiệu, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của NH. Hướng dẫn khách hàng xây dựng dự án, phương án vay vốn; tiếp nhận và thẩm định (nếu vượt quyền thì trình NH cấp trên quyết định); tổ chức giải ngân, thu nợ, lãi theo hợp đồng tín dụng đã ký. Quản lý theo dõi các khoản dư nợ, phân loại khách hàng, phân tích nợ xấu để chủ động có phương án xử lý. Mở tài khoản tiền gửi, làm dịch vụ chuyển tiền, thu chi tiền mặt, đảm bảo an toàn quỹ tiền mặt, các chứng từ có giá,…Báo cáo thống kê theo quy định của BIDV và thực hiện các chức năng khác do cấp trên giao.
Nhận xét: nhìn vào cơ cấu tổ chức hoạt động của chi nhánh nhận thấy rằng các phòng ban có mối quan hệ bổ trợ lẫn nhau taọ cho khả năng hoạt động của cá phòng tốt hơn.
Chi nhánh đang sử dụng mô hình tổ chức mới trong hoạt động ngân hàng giúp cho chi nhánh hoạt động tốt hơn và phục vụ khách hàng được tốt nhất, giúp chi nhánh nâng cao thị phần, tăng lợi nhuận.
2.1.3 Kết quả hoạt động của BIDV Đồng Nai thời gian qua
Là một trong số những NHTMCP của Việt Nam, với lợi thế đi đầu, qua 36 năm hình thành và phát triển, đến nay BIDV Đồng Nai đã có vị thế nhất định trong toàn ngành, tốc độ tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước.
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của BIDV Đồng Nai từ 2010 - 2012 Chỉ tiêu 2010
(Triệu đồng)
2011 (Triệu đồng)
2012 (Triệu đồng)
2011 so 2010 2012 so 2011 Tuyệt đối
(Triệu đồng)
Tương đối (%)
Tuyệt đối (Triệu đồng)
Tương đối (%) Tổng thu nhập 508.251 1.413.814 1.575.750 905.563 178,17 161.936 11,45 Tổng chi phí 397.373 1.182.182 1.349.614 784.810 197,49 167.432 14,16 Lợi nhuận ròng 110.878 231.632 226.136 120.754 108,90 -5.496 -2,37
(Nguồn : Báo cáo tổng kết BIDV Đồng Nai 2010 đến 2012)
Nhận xét:
Dựa vào bảng 2.1 ta thấy, các chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh của BIDV Đồng Nai trong giai đoạn 2010 đến 2012 có sự tăng trưởng tương đối cao, đặc biệt là trong năm 2011.
Về tổng thu nhập từ các hoạt động: tổng thu nhập tại chi nhánh năm sau luôn cao hơn năm tước. Cụ thể, năm 2011 đạt 1.413.814 triệu đồng (tăng 905.563 triệu đồng), tốc độ tăng 178,17% so với năm 2010; năm 2012 đạt 1,575,750 triệu đồng (tăng 161.936 triệu đồng), tốc độ tăng 11,45% so với năm 2011. Trong năm 2012, tình hình kinh doanh của chi nhánh tiếp tục gặp khó khăn do sự cạnh tranh khốc liệt trên địa bàn nhưng với sự nỗ lực của toàn thể CBCNV và những chính sách biện pháp kịp thời của ban lãnh đạo như: quảng bá, triển khai kịp thời các chương trình khuyến mại, dự thưởng; phân công công việc một cách cụ thể đến từng cán bộ; thường xuyên phân tích, đánh giá khách hàng để có chính sách ưu đãi, chăm sóc, thực hiện cơ chế thả nổi lãi suất, đẩy mạnh công tác thu hồi nợ …đã làm cho tồng thu của chi nhánh đạt kết quả tốt.
Về chi phí: tổng chi phí của chi nhánh có sự gia tăng về giá trị nhưng tốc độ tăng cũng có sự suy giảm. Cụ thể, năm 2011 tổng chi phí là 1.182.182 triệu đồng (tăng 784.810 triệu đồng), tốc độ tăng 197,49% so với năm 2010; năm 2012 là 1.349.614 triệu đồng (tăng 167.432 triệu đồng), tốc độ tăng 14,16% so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2011 chi nhánh phải tốn thêm chi phí phục vụ cho hoạt động cổ phần của hệ thống, đồng thời chi phí cho việc phòng ngừa rủi ro, chi phí hoạt động cũng tăng.
Về lợi nhuận: có sự tăng trưởng qua các năm nhưng tốc độ tăng không đều. Cụ thể, năm 2011 lợi nhuận của chi nhánh đạt 231.632 triệu đồng, so với năm 2010 tăng 120.754 triệu đồng, tương ứng tăng 108,90% so với năm 2010; nhưng năm 2012 lợi nhuận đạt 226.136 triệu đồng, so với 2011 giảm 5.496 triệu đồng, tương ứng giảm 2,37%. Nguyên nhân là do trong năm 2012 tình hình kinh tế trên đại bàn tiếp tục gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt đã ảnh hưởng đến hoạt động của chi nhánh. Đồng thời, trong năm 2012 chi phí hoạt động của chi nhánh cũng tăng do phải xử lý nợ trong năm 2011 và nợ phát sinh trong năm 2012, chi phí quản lý cũng tăng do công tác cổ phần hóa của hệt thống.
Tóm lại, trong giai đoạn 2010 – 2012 mặc dù gặp nhiều khó khăn do sự ảnh hưởng của nền kinh tế, sự biến động của lãi suất, tình hình cạnh tranh trên địa bàn…
nhưng tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh có sự tăng trưởng liên tục, đảm bảo chỉ tiêu phát triển.