Quan điểm về phát triển bền vững của các tổ chức thế giới

Một phần của tài liệu Phát triển các khu đô thị mới tại thành phố hồ chí minh theo hướng bền vững (Trang 20 - 23)

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG VÀ

1.1 Khái niệm về phát triển bền vững và tầm quan trọng của PTBV

1.1.3 Quan điểm về phát triển bền vững của các tổ chức thế giới

Hiện nay, con số tổ chức quốc tế quan tâm đến PTBV đang ngày càng gia tăng, bao gồm: Cao ủy Châu Âu (European Union), Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) và Ngân hàng thế giới (World Bank) (Lafferty và Meadowcroft, 2000). Chính quyền quốc gia, cơ quan chính phủ các cấp và nhiều nhóm hoạt động trong lĩnh vực dân sự cũng như kinh tế đã có những cam kết thực hiện đối với các mục tiêu này. Báo cáo Brundtland đã xác nhận việc thúc đẩy PTBV là một nhiệm vụ đa ngành, xuyên suốt nhiều lĩnh vực chính sách như phát triển kinh tế, thương mại, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch đô thị, bảo vệ môi trường, chính sách năng lượng, nông nghiệp và công nghiệp.

Cao ủy Liên hiệp quốc đóng vai trò chủ đạo trong việc kết nối với mô hình PTBV và đã tổ chức nhiều Hội nghị Thế giới như Hội nghị 1992 ở Rio de Jainero (thường được biết với tên gọi Rio Earth Summit), và gần đây là Hội nghị Thế giới về PTBV tổ chức năm 2002 tại Johannesburg (WSSD). Bản tuyên cáo Rio đã thiết lập các thể chế, nguyên tắc và đề xuất các biện pháp giải quyết các vấn đề liên quan đến đạo đức như công bằng giới, công bằng xã hội và công bằng giữa các thế hệ.

Nó cũng chi tiết hóa những nguyên tắc quản trị cần thiết cho việc thực hiện PTBV ở quy mô toàn xã hội, quy mô cơ quan và thể chế chính trị,… chính điều này đã làm rõ nghĩa của PTBV. Những hội nghị này dẫn đến sự hình thành các hiệp ước môi trường như: Khung Hiệp định về Thay đổi khí hậu toàn cầu của LHQ; Nghị định

thư Kyoto và Hiệp ước về Tính Đa dạng sinh học và các tổ chức như Tổ chức Môi trường và Phát triển của Phụ nữ, Hội đồng Thương mại Quốc tế về PTBV,…

Nhìn nhận PTBV là một khái niệm động với ba cực: kinh tế, xã hội và sinh thái (Ekins 2000), PTBV không phải là trạng thái cuối cùng, cũng không phải là sự thiết lập một cấu trúc tĩnh hay xác định những giá trị cố định của đời sống kinh tế, xã hội và chính trị [60]. Do đó, việc sử dụng cụm từ “thúc đẩy PTBV” thay vì “đạt được PTBV”. Việc thúc đẩy PTBV là một tiến trình liên tục, trong đó, mục tiêu sẽ thay đổi theo thời gian, không gian, địa điểm và trong những bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội khác nhau. Hiểu PTBV theo cách động này có thể giúp chúng ta nhận ra những viễn cảnh mới cho xã hội. Sự thúc đẩy PTBV là dự đoán những phương án tương lai và thông qua việc thay đổi hệ giá trị và thái độ, cải tiến chính sách, chuyển hóa xã hội, tái cấu trúc nền kinh tế để đảm bảo một tương lai bền vững. Dĩ nhiên, các mục tiêu này sẽ rất khác nhau trong những xã hội khác nhau (theo thời gian và không gian) nhưng chúng cùng chia sẻ một số điểm chung. Một trong số đó là hệ sinh thái khỏe mạnh.

Ngoài ra, PTBV còn được định nghĩa bởi các tổ chức quốc tế như: Chương trình môi trường của Liên hiệp quốc (UNEP). “PTBV là quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân loại trong phạm vi đáp ứng được của các hệ sinh thái”;

Ngân hàng thế giới (World Bank). “PTBV chính là sự duy trì và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người về mặt xã hội, kinh tế, môi trường trong giới hạn khả năng chịu tải của các hệ sinh thái dịch vụ và cơ sở tài nguyên của môi trường, nghĩa là vẫn đảm bảo tính bền vững của môi trường”; Viện nghiên cứu về môi trường và phát triển (International Institute for environmental and development – IIED). “Phát triển bền vững là một quá trình dàn xếp, thoả hiệp giữa các hệ thống kinh tế, tự nhiên và xã hội”, tức là PTBV phải đảm bảo 3 mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường hài hòa với nhau[10]…

Từ những khái niệm trên có thể thấy rằng, về bản chất PTBV là một quá trình biến đổi mạnh mẽ trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường nhằm tạo ra sự tối ưu nhất trong tăng trưởng để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của con người mà không làm tổn hại đến hệ các sinh thái và môi trường trong hiện

tại cũng như trong tương lai. Tổng quát hơn, phát triển bền vững chính là một quá trình liên tục cân bằng và hoà nhập các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Nó đảm bảo sự trường tồn của nhân loại. Chính vì vậy, phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu chiến lược cho toàn cầu, cho từng quốc gia, từng khu vực cũng như cho từng đô thị. Các quốc gia có hoàn cảnh kinh tế, văn hóa, chính trị xã hội khác nhau sẽ sử dụng các chỉ số khác nhau để thể hiện các yêu cầu PTBV của mình.

Tuy nhiên, yêu cầu xuyên suốt trong xây dựng chỉ số PTBV là tìm đến các tiêu chí, tiêu chuẩn tạo sự phát triển cân bằng giữa con người và vật thể gồm con người và tạo hóa, con người và con người, con người và môi trường.

- Chương trình nghị sự quốc gia về PTBV và đường lối chỉ đạo xây dựng chỉ tiêu PTBV của Việt Nam.

Luật Bảo Vệ Môi Trường 2005 của nước ta nhìn nhận: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”. Bên cạnh đó, Việt Nam hưởng ứng chiến lược phát triển bền vững bằng hàng loạt các sự kiện lớn, thể hiện rõ trong chương trình nghị sự quốc gia về định hướng, thể hiện bằng hàng loạt hệ thống các quan điểm cụ thể: “Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng để đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”

“Phát triển KTXH gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học”

Trong khuôn khổ dự án hỗ trợ xây dựng Agenda 21 của Việt Nam triển khai tại Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư trong giai đoạn 2005-2007, bộ chỉ tiêu PTBV đã được xây dựng. Về nguyên tắc xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV của Việt nam là sự kết hợp của ba bộ chỉ tiêu: (i) Bộ 58 chỉ tiêu do Liên Hợp Quốc khuyến nghị; (ii) Bộ chỉ tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010; (iii) Bộ chỉ tiêu trong Chiến

lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo[24]. Bộ chỉ tiêu tập trung 4 nhóm chỉ số thuộc 4 lĩnh vực: (i) Lĩnh vực kinh tế: gồm 14 chỉ tiêu; (ii) Lĩnh vực xã hội: gồm 23 chỉ tiêu; (iii) Lĩnh vực tài nguyên – môi trường: gồm 13 chỉ tiêu; (iv) Lĩnh vực thể chế (thực hiện PTBV): gồm 5 chỉ tiêu. [9]

Một phần của tài liệu Phát triển các khu đô thị mới tại thành phố hồ chí minh theo hướng bền vững (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)