CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ XÂY DỰNG CÁC KĐTM PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
2.2 Xây dựng nội dung và phương pháp cho các bước nghiên cứu
2.2.2 Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu thực hiện cho bước 2
Nội dung bước 2 xây dựng các cơ sở lý luận về phát triển các KĐTM trong cấu trúc tổng thể đô thị thành phố. Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển đô thị KĐTM tại Tp.HCM, những thách thức hiện nay về phát triển đô thị, nhu cầu về nhà ở, tình hình phát triển các khu dân cư, định hướng quy hoạch chung xây dựng Tp.HCM về phát triển đô thị, nguồn tài nguyên, điều kiện đất đai, tiềm năng phát triển, sự tác động của biến đổi khí hậu, khung pháp lý của Việt Nam về quy hoạch phát triển KĐTM… Phân tích, đánh giá này nhằm nhận định rõ nhu cầu phát triển các KĐTM, mối quan hệ của KĐTM trong định hướng phát triển của Tp.HCM.
Cơ sở khoa học cho Bước 2 tập trung vào các vấn đề:
2.2.2.1 Nhận xét về thực trạng phát triển các KĐTM tại Tp.HCM
Phần tổng quan về thực trạng phát triển KĐTM ở chương 1 cho thấy một bức tranh tổng quát về phát triển KĐTM và những thách thức về mặt PTBV trong bản thân của KĐTM và những tác động ảnh hưởng của nó đến cấu trúc phát triển chung thành phố.
2.2.2.2 Đánh giá vai trò của các KĐTM trong phát triển thành phố - Góp phần giải quyết nhu cầu nhà ở.
Thực trạng về nhu cầu nhà ở tại thành phố là rất lớn, sự tăng dân số nhanh chóng ở Tp.HCM đang làm tăng nhu cầu nhà ở, sự thiếu hụt nguồn cung về nhà ở khiến cho môi trường sống bị xuống cấp, cụ thể làm giảm diện tích đối với không gian ở. Do đó, phát triển nhà ở có vai trò quan trọng trong thực hiện mục tiêu phát triển đô thị bền vững. Đặc biệt theo định hướng quy hoạch chung xây dựng Tp.HCM đến 2025, dân số đô thị tăng đến 10 triện dân.[31]
- Góp phần nâng cao tính cạnh tranh của đô thị
Thông qua các hoạt động của thị trường bất động sản, một KĐTM được quy hoạch, đầu tư, quản lý và vận hành tốt góp phần thúc đẩy thị trường BĐS đi lên.
Cùng với dự báo trong tương lai của các chuyên gia về đầu tư kinh doanh BĐS trên thế giới thông qua Triển lãm bất động sản quốc tế Châu Á 2011 thì thị trường BĐS ở VN, đặc biệt ở những thành phố lớn như Tp.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng,… sẽ có xu hướng tăng trưởng nhanh và tốt bởi những yếu tố thuận lợi về tính ổn định chính trị, nhu cầu về nhà ở, tính thanh khoản, tỉ giá đồng tiền ổn định, lãi suất và lạm phát sẽ giảm… Theo ông William Young (Giám đốc Dự án Cấp cao MIPIM ASIA) cho hay “Nhìn nhận các đánh giá của nhà đầu tư châu Á, tôi thấy họ quan tâm rất nhiều đến thị trường Việt Nam. Do đó, cần giúp họ hiểu thêm hiện trạng của thị trường này.” Hay theo các nhà nghiên cứu của CBRE (tập đoàn kinh doanh dịch vụ bất động sản lớn nhất thế giới - 2009) đánh giá “đằng sau những khó khăn do chính sách thắt chặt tiền tệ, thị trường vẫn được hỗ trợ mạnh mẽ từ việc đầu tư cơ sở hạ tầng của Chính phủ. Tại thị trường BĐS Việt Nam đã và đang xuất hiện tỷ lệ lợi
nhuận cao, có thể đứng hàng cao nhất ở châu Á. Khó khăn hiện tại sẽ không có chỗ cho các nhà đầu tư ngắn hạn, nhỏ lẻ mà sẽ là cuộc thay thế dần của các đại gia, các "vận động viên chạy marathon"”
- Góp phần vào thị trường lao động và bài toán giải quyết việc làm
Thông qua việc hình thành và phát triển các KĐTM, tạo ra hàng loạt các nhu cầu việc làm trong đô thị. Hơn nữa việc nhìn nhận chức năng của một KĐTM phải là một khu chức năng đa năng kết hợp các hoạt động của đô thị như các trung tâm thương mại dịch vụ, kết hợp các chức năng khác nữa như Khu Đại học, khu y tế kỹ thuật cao, khu sản xuất sạch… góp phần tạo nên đáng kể việc làm góp phần tăng trưởng kinh tế đô thị.
- Góp phần vào giải quyết thực trạng ùn tắt giao thông cho Thành phố Ngoài những yếu tố về năng lực mạng lưới đường, tình trạng phát triển giao thông cộng cộng và sử dụng phương tiền giao thông cá nhân, văn hóa trong giao thông đô thị… Với thực trạng phát triển các khu dân cư, KĐTM trong thời gian qua theo đánh giá thực trạng ở chương 1 cho thấy áp lực về giải quyết các dịch vụ đô thị, các nhu cầu cơ bản, nhu cầu vui chơi giải trí, việc làm… đều tập trung vào các khu vực phát triển hiện hữu, khu trung tâm các Quận, Huyện, khu vực trung tâm thành phố… đồng thời với sự đầu tư tập trung vào khu vực trung tâm thành phố dẫn đến nhu cầu lưu thông và lưu lượng giao thông quá lớn, tình trạng trên các tuyến đường của thành phố lúc nào cũng đông đúc và ùn tắt giao thông xảy ra thường xuyên trong các giờ cao điểm. Phát triển các KĐTM hướng đến phát triển bền vững trên cơ sở phân tích lựa chọn mô hình phát triển phù hợp với từng điều kiện cụ thể của khu vực, đáp ứng tốt các nhu cầu cơ bản cho cộng đồng dân cư, áp dụng các mô hình phát triển tập trung, sử dụng đất hỗn hợp đa chức năng, kết hơp mô hình phát triển giao thông công cộng, hiệu quả trong tổ chức không gian thu hút bộ hành… sẽ góp một phần đáng kể giảm bớt áp lực giao thông trên các tuyến đường.
- Góp phần giải quyết một phần các vấn nạn về ngập lụt trong đô thị
Việc phân tích lựa chọn vị trí phát triển các KĐTM trong cấu trúc đô thị tổng thể của thành phố gắn liền với bối cảnh môi trường tự nhiên của khu vực. Do đó bài toán quy hoạch, giải pháp quy hoạch và tổ chức không gian trong KĐTM cần quan tâm đến môi trường tự nhiên, lựa chọn giải pháp quy hoạch, kỹ thuật,… phù hợp trong cụ thể từng khu vực và bối cảnh chung của toàn thành phố. Đặc biệt, đối với thách thức toàn cầu về biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng và thực trạng địa hình của thành phố.
- Góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường chung
Thông qua việc hình thành các KĐTM với việc áp dụng các yếu tố mới như công nghệ, tiện ích công cộng hiện đại, tạo ra các khu trung tâm thương mại hiện đại, các khu dân cư phù hợp với cơ cấu dân cư khác nhau, mạng lưới không gian xanh và cảnh quan đô thị, giao thông đô thị hiện đại thân thiện môi trường,… sẽ góp phần làm giảm áp lực đô thị hóa lên khu đô thị cũ, góp phần chia sẽ về các chỉ tiêu về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, chỉ tiêu cây xanh,… cho đô thị cũ và đồng thời các khu đô thị cũ sẽ có cơ hội chỉnh trang, bảo vệ được những giá trị văn hóa lịch sử. Bài toán này cần phải được sự quan tâm của chính quyền thành phố thông qua các chính sách hỗ trợ, đầu tư, thuế và công cụ về sử dụng đất…
2.2.2.3 Phân tích những yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển các KĐTM tại Tp.HCM
- Chủ trương của nhà nước về phát triển KT - XH và xu hướng đô thị hóa Việc xây dựng các KĐTM là quá trình từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị cả nước, có cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và kỹ thật hiện đại, môi trường đô thị trong sạch, được phân bố và phát triển hợp lý trên địa bàn cả nước, đảm bảo cho mỗi đô thị theo vị trí và chức năng của mình, phát huy được đầy đủ các thế mạnh góp phần thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc.
Luật Nhà ở (2005) có quy định cụ thể tại điều 24 về yêu cầu đối với phát triển nhà ở tại khu vực đô thị: Tuân thủ các quy định về QH phát triển KT-XH, quy
hoạch xây dựng đô thị bảo đảm việc bố trí, tái bố trí dân cư, chỉnh trang đô thị, kiến trúc, cảnh quan, môi trường, các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
- Nhu cầu nhà ở và sự phân bố dân số
Tại hội thảo "Xu hướng phát triển nhà ở và đô thị" diễn ra tại Hà Nội năm 2010, Bộ Xây dựng đưa ra dự báo, đến năm 2040, tỷ lệ đô thị hoá tại Việt Nam đạt 50%; tổng diện tích đô thị sẽ tăng gấp 10 lần hiện tại và gấp 4 lần so với năm 2020.
Cùng với đó, sẽ có thêm khoảng 20 triệu người VN chuyển đến sống tại các thành phố. Như vậy, nếu quá trình đô thị hoá tăng thêm 19,5%, tốc độ tăng của quá trình này so với thời điểm hiện tại đạt 39%, thì tốc độ tăng dân số đô thị trong 30 năm tới sẽ đạt mức trên 43%. Với quá trình ĐTH tăng tốc như vậy, dự kiến đến 2030 dân số Việt Nam đạt khoảng 96 triệu người, trong đó dân số đô thị đạt khoảng 36 triệu người, điều này dẫn đến nhu cầu lớn về nhà ở trong những năm tới. Ước tính, mỗi năm Việt Nam cần xây dựng khoảng 100 triệu m2 sàn nhà ở để đáp ứng nhu cầu của người dân và hiện nhà chung cư cao tầng đang được phát triển nhanh chóng.
Tp.HCM, với tầm nhìn chiến lược sẽ phát triển thành trung tâm công nghiệp dịch vụ tiên tiến của khu vực Đông Nam Á và Đông Á là siêu đô thị chức năng hiện đại với thiết kế đô thị phát huy truyền thống lịch sử văn hóa trên cơ sở vận dụng điều kiện tự nhiên đặc thù của thành phố. Dự báo đến năm 2025, dân số của thành phố khoảng 10 triệu người (trong đó, dân số các quận nội thành là 7,4 triệu người) với diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 100 ngàn héc ta. Theo quy hoạch, bán kính khu vực nội thành của TPHCM là 15 km.[6] Với diện tích này, thành phố có khu vực nội thị rất lớn, phát triển theo hướng đa tâm với trung tâm tổng hợp tại khu vực nội thành cũ và các trung tâm cấp thành phố tại bốn hướng phát triển trên.
Theo nghiên cứu điều chỉnh QHC Tp.HCM [6], Dựa trên kết quả phân tích về mật độ dân số, các quận huyện thành phố được chia thành sáu khu vực Mật độ dân số dự kiến của từng phân vùng được trình bày như sau:
• Phân vùng A: [Các quận 3, 4, 5, 6, 10, 11, Phú Nhuận (khu vực nội thành hiện hữu): Mật độ dân số năm 2007 là 450 – 360 người/ha]. Phân vùng này đã trải
qua quá trình đô thị hóa với mật độ rất cao và mật độ cao này sẽ giảm do một số yếu tố như sự gia tăng các công trình văn phòng và cơ sở thương mại do giá đất tăng, sự gia tăng số lượng các gia đình hạt nhân (một thế hệ) và sự mở rộng khu dân cư theo đầu người. Dự báo mật độ dân số trung bình khu vực này sẽ giảm xuống còn 330 – 380 người/ha từ mức hiện tại là 407 người/ha.
• Phân vùng B: [Quận 1 (nội thành hiện hữu): Mật độ dân số năm 2005 là 260 người/ha]. Có nhiều công viên lớn và cơ quan hành chánh sự nghiệp ở khu vực này, và với vai trò là lõi trung tâm thành phố, các chức năng thương mại dịch vụ và hành chính sự nghiệp của quận sẽ tiếp tục tăng. Do đó, mật độ dân số sẽ không tăng mặc dù sẽ có nhiều tòa nhà chung cư cao tầng được xây dựng. Mật độ dân số phân vùng này đến năm 2025 sẽ ở mức 200 – 250 người/ha (257 người/ha năm 2007)
• Phân vùng C: [Các quận 8, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú (nội thành hiện hữu): Mật độ dân số năm 2007 là 180 – 240 người/ha]. Xét xu hướng tăng dân số hiện tại và cấu trúc đô thị thành phố trong tương lai, dự báo khu vực này sẽ tăng dân số với tốc độ đều đặn và mật độ dân số sẽ ở mức 230 – 280 người/ha (209 người/ha năm 2007). Tuy nhiên, mật độ dân số sẽ không đạt đến mức cao như ở phân vùng A do khoảng cách đến trung tâm thành phố khá xa.
• Phân vùng D: [Các quận 2, 7, 12, Thủ Đức, Bình Tân (nội thành phát triển):
Mật độ dân số năm 2007 là 25 – 80 người/ha]. Mặc dù mật độ dân số hiện nay vẫn còn thấp (57 người/ha) nhưng tốc độ tăng dân số trong năm năm qua đã đạt đến mức cực cao (10,4%/năm). Xu hướng này sẽ tiếp tục trong một thời gian do liền kề các khu vực đã được đô thị hóa. Tuy nhiên mật độ dân số phân vùng này sẽ không cao bằng các quận nội thành hiện hữu do điều kiện đất đai kém và thiếu thốn cơ sở hạ tầng. Dự báo mật độ dân số phân vùng này sẽ vào khoảng 120 – 170 người/ha đến năm 2025.
• Phân vùng E: [Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè (ngoại thành) và quận 9 (nội thành phát triển): Mật độ dân số năm 2007 là 5 – 25 người/ha]. Hiện nay, mật độ dân số của phân vùng này rất thấp nhưng trong tương lai, sẽ có
một vài nơi trong khu vực có mật độ cao do ảnh hưởng của các dự án phát triển đô thị đã được quy hoạch, đặc biệt là các dự án quy mô lớn ở Củ Chi và Nhà Bè. Tuy vậy, mật độ dân số trung bình của khu vực vẫn ở mức thấp do cách xa trung tâm thành phố và điều kiện đất xấu ở một số nơi trong khu vực.
Tính đến năm 2007, dân số của phân vùng là 1,14 triệu người, tốc độ gia tăng dân số hàng năm là 4,8%. Tỷ lệ tăng dân số trong vòng 20 năm tới sẽ không giống như hiện tại, do tình hình tăng dân số hiện nay đang diễn ra ở những khu vực có điều kiện đất đai tốt.
• Phân vùng F: [Cần Giờ (ngoại thành): Mật độ dân số năm 2007 là 1 người/ha]. Phân vùng dân số này chỉ bao gồm huyện Cần Giờ. Phần lớn diện tích của huyện Cần Giờ là khu bảo tồn rừng tự nhiên do UNESCO công nhận.
Vì vậy, cần kiểm soát nghiêm ngặt hoạt động phát triển đô thị: dự báo mật độ dân số trong tương lai sẽ tăng từ 0,9 người/ha như hiện nay lên 2,0 – 3,0 người/ha.
Dựa trên dự báo dân số theo phân vùng nêu trên, dân số thành phố đến năm 2025 được trình bày như trong Bảng 2-1.
Bảng 2-1 Dự báo dân số và mật độ dân số theo khu vực (2025)
Phân vùng
Diện tích (km2)
Dân số (nghìn người)
Tăng trưởng dân số (%/năm,
1999 – 2005)
Mật độ dân số (người/ha)
Dân số dự kiến (nghìn
người)
1999 2005 1999 2005
2025 2025
Thấp nhất
Cao nhất
Thấp nhất
Cao nhất A 36 1.520 1.457 -0.7 426 407 330 380 1.240 1.357
B 8 228 200 -2.2 295 259 200 250 157 193
C 98 1.627 2.037 3.8 165 209 230 280 2.283 2.548 D 238 738 1.339 10.4 31 56 120 170 2.667 3.191 E 1.011 860 1.140 4.8 10 14 20 40 2.519 3.347
F 704 59 66 2.0 0.8 0.9 2.0 3.0 160 240
Tổng
cộng 2.095 5.032 6.240 3.7 180 188 - - 9.026 10.793 Nguồn: nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Tp.HCM đến 2025
2.2.2.4 Cơ sở xác định lựa chọn vị trí của KĐTM trong cấu trúc đô thị - Dựa trên định hướng phát triển đô thị
Mô hình phát triển vùng Tp.HCM theo hình thức tập trung - đa cực với vùng trung tâm bán kính 30km và 5 cực phát triển. Vùng trung tâm (bán kính 30km) bao gồm: đô thị hạt nhân Tp.HCM, các đô thị vệ tinh độc lập được xác định bán kính 30km từ trung tâm đô thị hạt nhân Tp.HCM (bao gồm Tp.Biên Hòa, Tp.Thủ Dầu Một), các đô thị vệ tinh phụ thuộc (đô thị mới Nhơn Trạch, đô thị mới Tam Phước (đô thị mới sân bay), và các đô thị mới: Hiệp Phước, Củ Chi, Đức Hòa, Long Thành, Trảng Bom, An Lạc, Nhà Bè; Cần Giờ, Dĩ An – Thuận An và các đô thị vùng phụ cận (bao gồm các đô thị loại 3 - 4 ở phía ngoài vành đai 3 như Dầu Giây, Vĩnh Cửu, Tân Uyên, Mỹ Phước, Hậu Nghĩa, Bến Lức, Cần Giuộc) [Hình 2-1].
Thành phố xác định sẽ gắn kết với vùng đô thị Tp.HCM (gồm Tp.HCM và 7 tỉnh là Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Long An và Tiền Giang với diện tích 30.404 km2.). [Hình 2-2] Đồng thời mở rộng phát triển theo bốn hướng, xây dựng các khu đô thị mới, cụ thể: [Hình 2-3]
+ Hành lang phát triển đô thị về phía Nam, Đông Nam tiến ra biển gắn với khu Nhà Bè, Bình Chánh, Cần Giờ (Tp.HCM), Nhơn Trạch - Long Thành (Đồng Nai). Đây có thể nói là địa bàn có nhiều lợi thế là đất đai rộng nhưng hạ tầng đô thị còn thiếu. Dù còn nhiều tranh luận về xác định là hướng để phát triển nhưng với ưu điểm là hạ tầng tốt (Đô thị Nam Sài Gòn, Quy mô diện tích điều chỉnh là 2.975ha tổng diện tích tự nhiên.), gần trung tâm thành phố, thuận lợi cho cảng biển,… nên vùng đất này phát triển khá nhanh nhờ được nhiều nhà đầu tư chú ý và thu hút khá đông dân cư đến sinh sống. Không phải bây giờ mà hướng này đã được thành phố tính từ rất sớm, điển hình như khu đô thị Phú Mỹ Hưng ( Khu đô thị Kiểu Mẫu theo đánh giá của Bộ xây dựng vào năm 2008, quy mô khoảng 490ha). Riêng Cần Giờ đang có dự án khu đô thị du lịch sinh thái lấn biển với quy mô hơn 850ha. Còn ở Nhà Bè thì dự án khu đô thị - công nghiệp cảng Hiệp Phước cũng đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, khu ĐTM quốc tế GS New City ( khoảng 360ha),… và sẽ trở thành khu vực gắn giữa phát triển du lịch với phát triển đô thị của thành phố. Việc phát triển khu vực này cũng đang kéo các vùng đất khác của Long An phát triển