Tổng quan về phát triển các KĐTM trên thế giới theo hướng bền vững

Một phần của tài liệu Phát triển các khu đô thị mới tại thành phố hồ chí minh theo hướng bền vững (Trang 30 - 34)

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG VÀ

1.3 Tổng quan về phát triển các KĐTM trên thế giới theo hướng bền vững

QH các KĐTM khuyến khích sự đa dạng, phát triển toàn diện - tạo nên sự khác biệt và phong phú của KĐTM, làm nên cá tính của đô thị và làm cho mọi người sống gần gũi và tương tác lẫn nhau; Đưa thiên nhiên gần gũi với con người, tôn trọng thiên nhiên, hòa quyện thiên nhiên vào đô thị để giúp đô thị được “mềm hóa” các khía cạnh “thô cứng” của một khung cảnh đô thị đầy dẫy hàng loạt các cao ốc; Tối ưu hóa không gian công cộng, phát huy triệt để tiềm năng của không gian

công cộng bằng cách kết hợp hiệu quả giữa các hoạt động thương mại và giải trí để mang lại sự hài lòng cho người dân; Ứng dụng giao thông xanh và kiến trúc xanh, ứng dụng chiến lược năng lượng thấp trong các tòa nhà, đồng thời phát triển hệ thống giao thông công cộng hiệu quả; Tạo cảm giác an toàn, ứng dụng thiết kế đô thị tiện lợi, dễ dàng tiếp cận và an ninh đô thị để người dân có cảm giác bình an và không phải lo lắng ngay cả khi “đi sớm về hôm”; Tạo nên khu dân cư có mức sống giá cả phải chăng để người dân có thể có niềm tin về một cuộc sống của thành phố sống tốt. Các khu dân cư trong KĐTM của Singapore luôn có sự kết hợp của phát triển công cộng và tư nhân với đầy đủ các cơ sở vật chất giá cả phải chăng; Kết hợp chặt chẽ giữa các đối tác, tất cả các bên liên quan cần phải hợp lực cùng nhau để tìm ra giải pháp sao cho không có những hậu quả đáng tiếc làm giảm chất lượng cuộc sống của các bên liên quan. Tại Singapore, hàng loạt KĐTM được xây dựng rất đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật từ những năm 1980, nhiều hệ thống được xây dựng trước theo định hướng phát triển đáp ứng nhu cầu của tương lai. Chính sách của Chính phủ Singapore nhằm cung cấp nhà ở cho mọi gia đình, tạo điều kiện cho họ làm chủ sở hữu căn nhà đó, thông qua Cơ quan phát triển nhà ở. [ Hình 1-1]

+ Ti Hàn Quc, trong những năm 1980, chính phủ ban hành “Luật đẩy mạnh phát triển đất đai phục vụ cho nhà ở” để cung cấp đất đai cho mục đích nhà ở nhanh chóng trên quy mô rộng. Nhiều dự án phát triển KĐTM được thực hiện theo Luật này. Tại đô thị Seoul, các KĐTM bao gồm Bundang, Ilsan và Sanbon được xây dựng từ cuối những năm 1980 đến đầu những năm 1990 và các KĐTM Dongtan, Seongnam Pangyo, Suwon Y-eui, Osan, Asan đã được xây dựng liên tiếp trong những năm 2000 [ Hình 1 – 2]. Năm 2005, Bộ xây dựng và giao thông Hàn Quốc đã tiến hành một bước quyết định để giải quyết các vấn đề còn tồn tại bằng “Tiêu chuẩn quy hoạch cho KĐTM bền vững”. Tiêu chuẩn này bao gồm các tiêu chuẩn quy hoạch đảm bảo tính bền vững về kinh tế; tính bền vững về mặt văn hóa, xã hội;

tính bền vững về môi trường; quản lý và tạo dựng cảnh quan; phòng chống tội phạm và thảm họa.[15]

+ Ti Trung Quc, các KĐTM phát triển nhanh chóng do nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và nhu cầu về nhà ở của nhân dân tăng cao. Cùng với chủ trương phát triển, Trung quốc thực hiện ba phương thức cung cấp nhà ở: Nhà ở có tiêu chuẩn cao và khá cao được xây dựng phục vụ mục đích kinh doanh, bán cho các đối tượng có thu nhập cao; Nhà ở thích hợp xây dựng phù hợp với điều kiện kinh tế của các gia đình có thu nhập vừa và thấp; Nhà cho thuê với giá rẻ, xây dựng phục vụ cho các đối tượng nghèo với mức tiêu chuẩn khá thấp do Nhà nước quản lý. Cùng với xu hướng phát triển bền vững, Trung Quốc tập trung phát triển các đô thị mới, KĐTM theo xu hướng sinh thái như: Thành phố Đông Tân (Thành phố sinh thái Đông Tân - nằm ở đảo Chongming, ở gần Thượng Hải, dự án gồm 8600 ha nằm lân cận vùng đất ẩm thấp - mục tiêu trở thành thành phố sinh thái đầu tiên của thế giới);

KĐT Khoa học công nghệ - Thung lũng Montougou (Khu đô thị tự trị nằm cách Bắc Kinh 60km về phía tây. Trải rộng 28 km2, khu đô thị bao gồm các công ty và viện nghiên cứu môi trường, một không gian trung tâm và khu dân cư, dự kiến trở thành một khu đô thị sinh thái cho 50.000 cư dân); hay Quy hoạch khu vực tổ chức World Expo 2010 Shanghai China với chủ đề "Thành phố tốt hơn, Cuộc sống tốt hơn",... [ Hình 1 – 3]

+ Ti Nht Bn, Tổng Công ty phát triển nhà và đô thị thực hiện khắc phục tình trạng thiếu nhà ở tại các trung tâm đồng thời xúc tiến quá trình đổi mới đô thị nhằm tạo ra môi trường đô thị tốt với hình thức đa dạng. Nhà nước Nhật Bản chủ trương đẩy mạnh xây dựng các KĐTM với nhà ở nhiều loại hình với sự phối hợp giữa chính quyền trung ương, địa phương và cộng đồng dân cư trên cơ sở những chương trình dài hạn và toàn diện, tạo cơ hội cho mọi người lựa chọn nhà ở phù hợp với tình trạng và khả năng của mình, như: các khu đô thị có chất lượng tốt hoặc quy mô lớn, có công năng sử dụng hợp lý, có môi trường sống theo tiêu chí phát triển bền vững; nhà ở cho thuê giá rẻ, nhà ở cho người ở xa gia đình, người già yếu, người khuyết tật. Cấu trúc Đô thị phát triển dựa theo sách lược mô hình TOD có chức năng sử dụng hỗn hợp giữa khu ở và khu trung tâm dịch vụ thương mại, công cộng đô thị, nó được thiết kế để tận dụng một cách tối đa các phương tiện giao thông công cộng, ga tàu điện nhằm thúc đẩy sự phát triển của thành phố, đồng thời

vẫn cân bằng được lợi ích của cộng đồng. Khu vực này thường có bán kính từ 400 – 800m để phù hợp với người đi bộ. Càng gần trung tâm mật độ dân cư càng lớn và lợi ích kinh tế càng nhiều.

+ Tại Các Tiểu vương quốc A Rập (UAE): Thành phố Masdar (Thành phố Zero Cacbon) với tổng sức chứa 40.000 người dân trong diện tích xây dựng 6km².

được xây dựng gần khu vực thành phố Abu Dhabi. Masdar được phát triển với tầm nhìn của một trung tâm toàn cầu về năng lượng tái tạo và công nghệ sạch. Mục tiêu quy hoạch Masdar là nhằm thiết lập một thành phố mang tính sinh thái - tự cung, tự cấp nguồn thực phẩm, sản phẩm và dịch vụ của chính mình. [ Hình 1 – 4]

+ Tại Thụy Điển: Được sự hỗ trợ của Chính phủ và sự hợp tác của hơn 100 công ty tham gia, mô hình SymbioCity - mô hình đô thị vận hành theo tiêu chuẩn bền vững với môi trường đã trở thành biểu tượng về nỗ lực của Thụy Điển nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân trong tương lai. Điển hình qua KĐTM Hammarby Sjửstad – Stockholm (Thy Đin) - Khu ĐTM này được xõy dựng tại khu hải cảng cũ nằm hai bên hồ Hammarby Sjo của Stockholm với quy mô 35.000 dân - nổi tiếng là đô thị đầu tiên trên thế giới vận hành theo tiêu chuẩn bền vững với môi trường theo các nguyên tắc chính: xác định mối liên kết giữa chức năng đô thị, quy hoạch cảnh quan, công trình kiến trúc, quản lý chất thải, sử dụng năng lượng, giao thông và cấp nước. Theo Erik Freudenthal, Giám đốc văn phòng môi trường của SymbioCity phát biểu: “Nhìn bề ngoài, khu đô thị này không có gì lạ so với các thành phố khác mới được xây dựng. Nó không được thiết kế như một đô thị hoa lệ, mà như một thành phố tiện nghi đối với cư dân. Chúng tôi muốn làm sạch khu vực này - vốn là một trong những khu ô nhiễm nhất trong thành phố Stockholm do hoạt động công nghiệp gây ra - nhưng đồng thời muốn tìm kiếm một mô hình đô thị vận hành theo tiêu chuẩn bền vững với môi trường." [ Hình 1 – 5]

+ Ti Brazil, Thành phố Curitiba, được xem là thành phố thân thiện với môi trường trên thế giới. Mặt bằng thành phố được bố trí tái tạo trung tâm đô thị, giảm thiểu tắc nghẽn giao thông và hiệu quả năng lượng với cách bố trí chuyển đổi từ mạng lưới giao thông vòng tròn đồng tâm sang mặt bằng giao thông đô thị phát triển theo các tuyến. Những sáng tạo này đã giúp thành phố giảm được 30% năng

lượng tiêu thụ cho giao thông. Sử dụng đất hỗn hợp mật độ cao xây dựng cao dọc theo các trục cấu trúc đô thị, đầu tư cơ sở hạ tầng cho giao thông công cộng. Mật độ bình quân trong đô thị là 600 người/ha, diện tích không gian xanh là 50m2/người.

Chính sách của Thành phố Curitiba về phát triển các KĐTM: Ưu tiên phát triển giao thông công cộng và bộ hành, coi đường xe đạp và khu đi bộ là bộ phận cấu thành hữu cơ của mạng lưới đường sá và hệ thống giao thông công cộng trong các KĐTM. Với chiến lược sử dụng đất phức hợp kết hợp với giao thông công cộng, tầm nhìn dài hạn là xây dựng hệ thống giao thông công cộng tích hợp.

Một phần của tài liệu Phát triển các khu đô thị mới tại thành phố hồ chí minh theo hướng bền vững (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)