Phân tích thực trạng duy trì nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần sung hyun vina đến năm 2020 (Trang 50 - 55)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

2.2 Phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Sung

2.2.4 Phân tích thực trạng duy trì nguồn nhân lực

Với công tác đánh giá hoàn thành công việc, hiện tại Công ty Cổ phần Sung Hyun Vina đang thực hiện đánh giá, xếp loại lao động hàng tháng theo quy chế đánh giá xếp loại lao động A,B,C,D. Theo đó, sau mỗi tháng lãnh đạo các phòng, ban và phân xưởng tổ chức họp đánh giá xếp loại lao động cho từng nhân viên của đơn vị mình dựa trên các tiêu chí trong quy chế đánh giá, xếp loại của công ty thông qua biên bản họp, sau đó chuyển đến phòng nhân sự của Công ty. Nhìn chung công tác đánh giá hiện nay tại công ty còn nhiều bất cập như việc đánh giá chưa thể hiện được tính khách quan, chưa thể hiện được tính công bằng, chưa xây dựng phương pháp đánh giá phù hợp với mỗi phòng ban, bộ phận, còn một số nhược điểm trong phương pháp đánh giá hiện nay tại Công ty Cổ phần Sung Hyun Vina như: Các tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại chưa đánh giá được sự khác biệt giữa người làm tốt và không tốt, chưa giúp cho nhân viên thấy được những thiếu sót trong quá trình thực hiện công việc để cải tiến mà chỉ tập trung xác định, đánh giá nhân viên nếu có sai phạm đến nội quy, quy định làm việc của công ty.

Phương pháp đánh giá trên chỉ tác động đến vấn đề thu nhập của nhân viên, chưa tạo được niềm tin cho nhân viên xem việc đánh giá, xếp loại là sự tích lũy thành tích cho việc thăng tiến trong công việc. Do đó không tạo được động lực khuyến khích cho nhân viên phấn đấu hoàn thành tốt công việc. Tuy nhiên việc triển khai đánh giá trên cũng mang tính chất hình thức, thủ tục, chưa thể hiện được phong trào thi đua trong làm việc.

Để bổ sung cho nội dung này tác giả đã tiến hành khảo sát phỏng vấn 105 người lao động đang làm việc tại công ty cho kết quả như sau:

Bảng 2.10: Ý kiến đánh giá về đánh giá trong công việc

Nội dung câu hỏi Mức độ hài lòng

1 2 3 4 5 Anh chị hài lòng với chính sách đánh giá công việc của

công ty 1 3 21 75 5

Anh chị hiểu rõ chính sách đánh giá thực hiện công việc 3 2 24 72 4 Đánh giá thực hiện công việc của công ty công bằng 4 37 60 4

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả tháng 3/2014) Nhận xét: Qua bảng 2.10 ta nhận thấy như sau:

Khi được hỏi việc "Anh chị hài lòng với chính sách đánh giá công việc của công ty” thì có 5 người hoàn toàn hài lòng chiếm 4.8%, hài lòng có 75 người chiếm 71.4%, tạm hài lòng có 21 người chiếm 20.0 %, không hài lòng có 3 người chiếm 2.9% và hoàn toàn không hài lòng có 1 người chiếm 1.0%.

Khi được hỏi việc "Anh chị hiểu rõ chính sách đánh giá thực hiện công việc

thì có 4 người hoàn toàn hài lòng chiếm 3.8%, hài lòng có 72 người chiếm 68.6%, tạm hài lòng có 24 người chiếm 22.9%, không hài lòng có 2 người chiếm 1.9% và hoàn toàn không hài lòng có 3 người chiếm 2.9%.

Khi được hỏi việcĐánh giá thực hiện công việc của công ty công bằngthì có 4 người hoàn toàn hài lòng chiếm 3.8%, hài lòng có 60 người chiếm 57.1%, tạm hài lòng có 37 người chiếm 35.2% và không hài lòng có 4 người chiếm 3.8%.

2.2.4.2 Trả công lao động

a) Tiền lương: Chính sách tiền lương nhằm duy trì, động viên, kích thích lực lượng lao động trong doanh nghiệp. Do đó, chính sách tiền lương có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nếu một doanh nghiệp có chính sách tiền lượng hợp lý thì doanh nghiệp giữ được chân người giỏi và thu hút được những lao động có trình độ cao gia nhập vào doanh nghiệp, ngược lại họ sẽ nghỉ việc tìm công việc phù hợp với những gì họ đã bỏ ra.

Công ty đã nhận thức được vần đề trên, hiện công ty xây dựng chính sách tiền lương phù hợp và dựa theo qui định nhà nước về chế độ lương, thưởng, phúc lợi cho nhân viên. Trong đó công ty còn linh hoạt trong việc xây dựng chính sách

lương, thưởng, phúc lợi phù hợp với mặt bằng chung của từng khu vực nhằm mục đích đảm bảo đời sống về vật chất cũng như tinh thần cho người lao động.

Thông qua hình thức trả lương cho nhân viên công ty sẽ kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành công việc, tỷ lệ chuyên cần…từ đó công ty sẽ điều chỉnh lương cho từng vị trí khi xét lương định kỳ theo qui định của công ty và qui định của pháp luật hiện hành.

Bảng 2.11: Thống kê mức tiền lương bình quân của công ty năm 2011-2013 Đơn vị tính: Đồng

Stt Nội Dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Tiền lương cơ bản 2,442,880 2,776,000 3,169,000

2 Tiền chuyên cần 60,000 60,000 60,000

3 Phụ cấp thâm niên công tác 30,000 30,000 30,000

4 Phụ cấp độc hại 100,000 100,000 100,000

5 Phụ cấp sinh hoạt 200,000 200,000 200,000

Tổng cộng 2,832,880 3,166,000 3,559,000

(Nguồn: Phòng Nhân sự) Nhận xét: Qua bảng 2.11 ta nhận thấy mức tiền lương bình quân của người lao động tại công ty đã tăng. Cụ thể trong năm 2011 là: 2,832,800 đồng, năm 2012 là 3,166,000 đồng và năm 2013 là: 3,559,000 đồng. Cho thấy Ban Lãnh đạo công ty đã quan tâm đến đời sống của người lao động.

Tuy nhiên mức tiền lương bình quân mà người lao động nhận được của công ty hiện nay còn thấp chưa đủ bù đắp được giá cả leo thang và tình hình lạm phát như hiện nay. Công ty cần có chính sách điều chỉnh tiền lương cho phù hợp nhằm giúp người lao động an tâm làm việc và tạo được động lực làm việc cho nhân viên, góp phần cho nhân viên hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Để bổ sung cho nội dung này tác giả đã tiến hành khảo sát phỏng vấn 105 người lao động đang làm việc tại công ty cho kết quả như sau:

Bảng 2.12: Ý kiến đánh giá về lương, thưởng và chính sách đãi ngộ

Nội dung câu hỏi Mức độ hài lòng

1 2 3 4 5

Tiền lương anh chị được trả tương xứng với kết quả làm

việc 2 14 15 73 1

Chính sách lương, thưởng của công ty có công bằng 1 8 18 78 Anh/Chị hài lòng với mức lương hiện tại 4 18 83 Thu nhập của anh chị có đủ chi phí sinh hoạt tối thiểu 3 14 32 56 (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả tháng 3/2014) Nhận xét: Qua bảng 2.12 ta nhận thấy như sau:

Khi được hỏi việc "Tiền lương anh chị được trả tương xứng với kết quả làm việc” thì có 1 người hoàn toàn hài lòng chiếm 1.0%, hài lòng có 73 người chiếm 69.5%, tạm hài lòng có 15 người chiếm 14.3 %, không hài lòng có 14 người chiếm 13.3% và hoàn toàn không hài lòng có 2 người chiếm 1.9%.

Khi được hỏi việc "Chính sách lương, thưởng của công ty có công bằngthì hài lòng có 78 người chiếm 74.3%, tạm hài lòng có 18 người chiếm 17.1%, không hài lòng có 8 người chiếm 7.6% và hoàn toàn không hài lòng có 1 người chiếm 1.0%.

Khi được hỏi việc "Anh/Chị hài lòng với mức lương hiện tạithì hài lòng có 83 người chiếm 79.0%, tạm hài lòng có 18 người chiếm 17.1% và không hài lòng có 4 người chiếm 3.8%.

Khi được hỏi việc "Thu nhập của anh chị có đủ chi phí sinh hoạt tối thiểu

thì hài lòng có 56 người chiếm 53.3%, tạm hài lòng có 32 người chiếm 30.5%, không hài lòng có 14 người chiếm 13.3% và hoàn toàn không hài lòng có 3 người chiếm 2.9%.

b) Tiền thưởng, phụ cấp và phúc lợi

Tiền thưởng: là một loại kích thích vật chất có tác dụng tích cực đối với người lao động trong việc phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn. Hàng năm công ty dựa vào kết quả làm việc của nhân viên, Ban giám đốc đánh giá và xét duyệt mức tiền thưởng cho nhân viên theo nhiều mức khác nhau. Hiện mức tiền thưởng áp dụng cho nhân viên của công ty như sau:

+ Từ 06 tháng trở xuống: áp dụng bằng 50% của mức khởi điểm.

+ Từ trên 06 tháng đến 01 năm: áp dụng bằng 60% của mức khởi điểm.

+ Từ trên 01 đến 03 năm: áp dụng bằng 60% của mức tối đa.

+ Từ trên 03 năm đến dưới 05 năm: áp dụng bằng 75% của mức tối đa.

+ Từ trên 05 năm công tác trở lên: áp dụng bằng 100% của mức tối đa.

Phụ cấp: là số tiền ngoài tiền lương cơ bản của người lao động, tiền phụ cấp là số tiền để bù đắp những thiệt hại, mất mát và lao động trong điều kiện làm việc phức tạp, độc hại hơn với mức bình thường. Ngoài ra tiền phụ cấp còn là yếu tố kích thích, động viên người lao động tích cực làm việc hơn. Tùy theo điều kiện làm việc và loại công việc mà nhân viên trong công ty có mức hưởng phụ cấp khác nhau như sau:

+ CBCNV kết hôn:

Cho mượn xe phục vụ đám cưới

Việc hỗ trợ cho mượn xe, nhiên liệu, lái xe: các chi phí nhiên liệu, thù lao tài xế do Quỹ chi trả. Trường hợp vượt quá số km (nếu thuộc trường hợp bị hạn chế số km phục vụ) thì cá nhân chi trả phân chênh lệch.

Về Công ty chỉ cho mượn một xe, trường hợp CBCNV mượn nhiều xe thì Phòng Nhân sự linh động xem xét để giải quyết, nếu có thể cho mượn thêm thì cá nhân mượn chịu toàn bộ các chi phí nhiên liệu, lương lái xe, phí cầu đường…

CBCNV mượn xe phải đăng ký cho Phòng nhân sự, trường hợp có nhiều người cùng đăng ký thì ưu tiên giải quyết cho người đăng ký trước.

Trường hợp không có xe theo yêu cầu của CBCNV, xe bận phục vụ cho nhu cầu công việc của Công ty hoặc đã cho CBCNV khác mượn…CBCNV có trách nhiệm tự thuê xe bên ngoài. Để đảm bảo an toàn giao thông các Phòng Nhân sự chủ động bố trí xe cho CBCNV đi dự đám cưới nhưng phải bố trí hợp lý (loại xe, số lượng người đi dự…).

+ Tứ thân phụ mẫu, vợ hoặc chồng, con của CBCNV mất

Trường hợp cha mẹ ruột, cha mẹ vợ hoặc chồng (tứ thân phụ mẫu) mất mà có nhiều con (con ruột, con rể, con dâu) cùng làm trong công ty thì tất cả đều được hưởng trợ cấp tang chế theo quy định tương ứng với ngạch lương đang hưởng.

Trường hợp con mất mà cả cha và mẹ đều làm trong công ty thì cha và mẹ đều được hưởng trợ cấp tang chế theo quy định tương ứng với ngạch lương đang hưởng.

+ Cá nhân bị bệnh nặng, tai nạn, tai nạn lao động

Cá nhân CBCNV bị bệnh, tai nạn, tai nạn lao động nằm viện điều trị trên 3 ngày thì Trưởng phòng ban tổ chức thăm hỏi và tặng quà cho CBCNV bị nằm viện.

+ Phụ cấp độc hại

Tùy theo tính chất công việc và điều kiện làm việc mà công ty có mức phụ cấp độc hại cho người lao động khác nhau. Mức áp dụng phụ cấp độc hại cho từng người lao động áp dụng trong công ty là 6% mức lương cơ bản.

Phúc lợi: là sự quan tâm của doanh nghiệp đối với đời sống vật chất và tình thần của người lao động. Hiện công ty áp dụng chế độ phúc lợi cho tất cả CBCNV trong ty như:

+ Đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên, Đóng bảo hiểm y tế

+ Đóng bảo hiểm thất nghiệp, nghỉ phép, nghỉ lễ, Bữa ăn cho nhân viên, Khám chữa bệnh định kỳ cho nhân viên và Phục vụ y tế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần sung hyun vina đến năm 2020 (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)