Chương 1. CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HƢNG YÊN TRONG PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TỪ NĂM
1.1. Các yếu tố tác động, quyết định đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên trong việc phát huy vai trò của phụ nữ
1.1.2. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát huy vai trò của phụ nữ
Ngay từ đầu khi Đảng mới thành lập. Những nhận thức mới về phụ nữ đã tạo điều kiện cho họ phát huy hết tài năng và đức hạnh của mình góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời năm 1930, với Chính cương văn tắt khẳng định “nam nữ bình quyền” [40, tr.2]. Trong Án nghị quyết của Hội nghị Trung ương tháng 10-1930 nêu rõ: “Lực lượng cách mạng của phụ nữ là một cái lực lượng rất trọng yếu. Nếu quảng đại quần chúng phụ nữ không tham gia vào những cuộc tranh đấu cách mạng thì cách mạng không thắng lợi được. Bởi vậy nên công tác trong quần chúng phụ nữ không phải là một cái nhiệm vụ phụ thuộc của Đảng; công tác ấy chánh là một cái nhiệm vụ lớn và rất trọng yếu” [40, tr.188].
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đại Biểu Toàn Quốc lần thứ VI (15/12/1986) khẳng định: Phụ nữ nói chung và lao động nữ nói riêng, có những đặc điểm cần chú ý. Để phát huy vai trò to
lớn của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng, cần làm cho đường lối vận động phụ nữ của Đảng được thấu suốt trong cả hệ thống chuyên chính vô sản, được cụ thể hóa thành chính sách, luật pháp. Các cơ quan nhà nước, với sự phối hợp của các đoàn thể, cần có những biện pháp thiết thực tạo thêm nhiều việc làm, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nữ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, thực hiện đúng Luật hôn nhân và gia đình. Tạo điều kiện cho phụ nữ kết hợp được nghĩa vụ công dân với chức năng làm mẹ, xây dựng gia đình hạnh phúc [41, tr.450].
Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 11 NQ/TW về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tiếp tục đổi mới công tác phụ nữ, để phụ nữ tham gia đóng góp ngày càng nhiều và có hiệu quả hơn cho sự phát triển của đất nước, gia đình và xã hội. Nghị quyết khẳng định, trong suốt quá trình cách mạng, Ðảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm lãnh đạo công tác phụ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Trong thời kỳ đổi mới, chủ trương của Ðảng về công tác phụ nữ và bình đẳng giới được thể hiện xuyên suốt trong Nghị quyết Ðại hội Ðảng, các nghị quyết và chỉ thị của Trung ương Ðảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác quần chúng, công tác vận động phụ nữ, công tác cán bộ nữ. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện để phụ nữ phát triển và thúc đẩy bình đẳng giới.
Xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ tương xứng với vai trò to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng trong chiến lược công tác cán bộ của Ðảng. Công tác phụ nữ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và từng gia đình. Trong đó, hạt nhân lãnh đạo là các cấp ủy đảng, trách nhiệm trực tiếp và chủ yếu là cơ quan quản lý nhà nước các cấp, vai trò chủ thể là phụ nữ mà nòng cốt là các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Thực tế, ở Việt Nam, phụ nữ chiếm khoảng 51% dân
số và 48% lực lượng lao động, phụ nữ Việt Nam hiện đang có mặt trên hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề, tham gia tích cực vào các hoạt động phát triển kinh tế, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Hiện Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội cao nhất thế giới, 25% nữ đại biểu Quốc hội, 2 nữ Phó Chủ tịch Quốc hội, 1 nữ Phó Chủ tịch nước, 2 nữ bộ trưởng và nhiều nữ thứ trưởng [71, tr.2].
Trong thời kỳ đất nước bước vào CNH-HĐH đổi mới đất nước, Hội LHPN Việt Nam đã đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cũng như nguyện vọng của các tầng lớp phụ nữ. Các cấp hội phụ nữ đã có nhiều phương thức hoạt động, vận động phụ nữ cả nước phát huy tính năng động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, vươn lên thực hiện tốt cả hai chức năng “giỏi việc nước, đảm việc nhà”, nhất là trong lao động sản xuất, giúp nhau xóa đói giảm nghèo với các phong trào “ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”, “phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, cần kiệm xây dựng đất nước”... Đã có hàng triệu lượt phụ nữ nghèo được hướng dẫn kiến thức, kinh nghiệm làm ăn, vay vốn hàng chục nghìn tỷ đồng để xóa đói, giảm nghèo, nhiều chị em vươn lên làm kinh tế giỏi, khẳng định vai trò của mình trong gia đình, xã hội. Hơn bao giờ hết, phụ nữ Việt Nam tiếp tục tỏ rõ năng lực và khẳng định vai trò vị trí của mình. Thực hiện thông điệp “Bình đẳng cho phụ nữ là tiến bộ của tất cả chúng ta”, Việt Nam phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ được nâng cao trình độ về mọi mặt, có trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; có việc làm, được cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần;
tham gia ngày càng nhiều hơn công việc xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực;
đóng góp ngày càng lớn hơn cho xã hội và gia đình. Phấn đấu để Việt Nam là một trong các quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất của khu vực.
Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã thể hiện rất rõ sự quan tâm và chú trọng phát huy những vai trò và tiềm năng của phụ nữ để khai thác tối đa những nguồn lực chất lượng phục vụ công tác quản lý hành chính cũng như quá trình phát triển kinh tế, xã hội, đẩy mạnh sự phát triển của đất nước.