Chỉ đạo phát huy vai trò của phụ nữ trong công tác tuyên truyền các hoạt động xã hội

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hưng yên lãnh đạo phát huy vai trò của phụ nữ từ năm 1997 đến năm 2014 (Trang 67 - 72)

Chương 2. ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN LÃNH ĐẠO PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2014

2.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên

2.2.3. Chỉ đạo phát huy vai trò của phụ nữ trong công tác tuyên truyền các hoạt động xã hội

Công tác tuyên truyền giáo dục được đẩy mạnh, nâng cao nhận thức và năng lực, trình độ cho phụ nữ. Quán triệt tinh thần của Chỉ thị số 11-CTr/TU của Tỉnh ủy Hưng Yên “Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 11- NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; “tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về giới và ý thức trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân; lên án, đấu tranh với các hành vi phân biệt đối xử, xâm hại, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ, từng bước cải thiên đời sống tinh thần và vật chất của phụ nữ” [75, tr.177].

Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã xây dựng, triển khai và tổ chức thực hiện 2 đề án: “Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật và kiến thức gia đình cho phụ nữ”, “Đa dạng hóa các loại hình tập hợp, thu hút hội viên, vận động các đối tượng nữ thanh niên, phụ nữ cao tuổi tham gia tổ chức Hội”. Hình thức tuyên truyền được các cấp Hội chú trọng và thông qua các câu lạc bộ. Toàn tỉnh hiện có 1.586 câu lạc bộ tăng 254 câu lạc bộ so với nhiệm kỳ đầu.

Hoạt động phối hợp giữa các cấp Hội với các cơ quan thông tin, tuyên truyền được triển khai thường xuyên và có chất lượng, Hội LHPN tỉnh đã phối hợp với Đài phát thanh truyền hình tỉnh hàng quí xây dựng chuyên mục phụ nữ, tuyên truyền về các nội dung và hoạt động của Hội, chú trọng nâng cao chất lượng tuyên truyền, Trong nhiệm kỳ, các cấp Hội đã tự tổ chức và phối hợp với các ngành chức năng tổ chức 8.202 lớp tập huấn, buổi truyền thông kiến thức, các chuyên đề thiết thực phù hợp cho 738.522 lượt hội viên phụ nữ. Tiêu biểu như huyện Phù Cừ, Mỹ Hào, Văn Lâm…

Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ báo viên từ tỉnh tới cơ sở về kiến thức và kỹ năng tuyên truyền; tiếp tục quan tâm và chỉ đạo phong trào xây dựng tủ sách và phát động cán bộ, hội viên phụ nữ học tập qua sách báo, đến nay toàn tỉnh đã có 160/161 cơ sở và trên 600 chi Hội xây dựng được tủ sách với nhiều đầu sách, 100% cơ sở cơ báo phụ nũ, Báo Hưng Yên phục vụ đáp ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”.

Đảng bộ tỉnh chỉ đạo “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật và thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật và các chính sách liên quan đến phụ nữ và bình đẳng giới” [72, tr.177]. Theo đó Hội đã thực hiện các hoạt động tham gia đề xuất, xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ.

Các cấp Hội phụ nữ được tham gia xây dựng và phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện pháp luật chính sách về bình đẳng giới, các tầng lớp phụ nữ được tham gia thực hiện dự án “ Nâng cao nhận thức về quyền của phụ nữ theo pháp luật” ở các địa phương, tiêu biểu như Ân thi, Yên Mỹ, duy trì và nâng cao chất lượng sinh hoạt của các câu lạc bộ phụ nữ với pháp luật.

theo báo cao của Hội LHPN năm 2009, Các tầng lớp phụ nữ năm 2009 đã tổ

chức được 23 cuộc trợ giúp pháp lý tại 23 cơ sở cho 2.007 cá nhân phụ nữ.

Tại các cuộc trợ giúp pháp lý, số lượng hội viên phụ nữ tham gia và các câu hỏi, vấn đề được phụ nữ quan tâm đề nghị được nâng cao. Nội dung tư vấn cũng đã trợ giúp và đáp ứng được nhu cầu của đại đa số các cấp phụ nữ.

Ngoài ra, đã làm tốt công tác tham mưu cho các cấp ủy Đảng trong việc ban hành, quán triệt và thực hiện các Nghị quyết của Đảng. Tích cực tổ chức các lớp tập huấn giới thiệu và tuyên truyền các văn bản pháp luật, chính sách có liên quan đến 100% cán bộ Hội các cấp và hàng ngàn hội viên phụ nữ. Trong nhiệm kỳ Hội LHPN tỉnh đã phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý của Tỉnh tổ chức 108 cuộc trợ giúp pháp lý ở 108 cơ sở cho gần 10 ngàn phụ nữ.

Các cấp Hội còn tích cực tham mưu với cấp ủy Đảng tổ chức triển khai và xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 11 – NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước”. Chủ động, tích cực tham mưu, giới thiệu, tạo nguồn cán bộ nữ, nhất là tham mưu giới thiệu nguồn nhân sự nữ tham gia các cấp ủy, đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016, tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ nữ ứng cử viên đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp. kết quả là tỷ lệ nữ tham gia các Cấp ủy: cấp tỉnh 12,7%(tăng 0,5%), cấp huyện: 16% (tăng 0,6%), cấp cơ sở: 17,8%( tăng 2%); tỷ lệ nữ đại biểu HĐND các cấp: cấp tỉnh: 22,64%, cấp huyện: 29,82%; cấp cơ sở:

26,07% [20, tr.6]

Ngoài ra Đảng bộ tỉnh còn chú trọng đến công tác đối ngoại nhân dân của Hội như“mở rộng tính liên hiệp, đa dạng hóa các hình thức hoạt động để tập hợp đông đảo các tầng lớp phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội” [72, tr.181]

Các cấp Hội trong tỉnh đã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ hội viên phụ nữ về công tác đối ngoại nhân dân như tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền về chủ trương, chính sách đối ngoại

của Đảng và Nhà nước, thông tin thường xuyên và kịp thời về các hoạt động đối ngoại của Hội, vận động hội viên phụ nữ tích cực hưởng ứng và khuyên góp ủng hộ nhân dân Nhật Bản bị thảm họa động đất, song thần, chủ động khai thác các nguồn hỗ trợ các chương trình, nhiệm vụ công tác Hội và phong trào phụ nữ, chăm lo lợi ích thiết thực của phụ nữ và trẻ em, quản lý, sử dụng có hiệu quả các dự án trên cơ sở đảm bảo tuân thủ pháp luật và đúng cam kết, tiêu biểu như: dự án Tiếp cận tín dụng liên kết và các dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh do Vương quốc Bỉ tài trợ, dự án Truyền thông thay đổi hành vi rửa tay với xà phòng do Ngân hàng thế giới tài trợ…

Các hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế đã góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh và uy tín của các cấp Hội phụ nữ, đóng góp tích cực, hiệu quả vào hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

Tiểu kết Chương 2

Từ năm 2006 cho tới 2014, với nhiều yêu cầu mới đặt ra, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên, phong trào phụ nữ tỉnh nói chung và về tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hưng Yên nói riêng đã có những bước phát triển mới, sâu rộng trong tổ chức và trong nhiều lĩnh vực hoạt động. Những Nghị quyết của Đại hội phụ nữ đã thực sự đi vào cuộc sống. Các tiêu chí cơ bản của các phong trào đã cơ bản được hoàn thành theo đúng những kế hoạc đề ra. Hoạt động của Hội đã có trọng tâm, trọng điểm, đã đi vào chiều sâu. Những nội dung và những phương thức hoạt động đa dạng và phong phú, phù hợp với từng cơ sở, chi Hội mang lại những quyền lợi chính đáng và đáp ứng những yêu cầu, nguyện vọng của số đông phụ nữ trong toàn tỉnh Hưng Yên, tạo nên sức mạnh tổng hợp, thu hút đông đảo phụ nữ tham gia. Đội ngũ cán bộ Hội từng bước trưởng thành, tổ chức Hội ngày càng được củng cố và lớn mạnh, thể hiện vai trò là một thành viên trong hệ thống chính trị của tỉnh Hưng Yên.

Tuy nhiên, do một bộ phận cán bộ, năng lực và trình độ còn hạn chế, việc đổi mới nội dung, hình thức hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn; ở cấp xã, sự phối hợp của chính quyền và các ngành trong việc tổ chức các hoạt động của Hội chưa thực sự đáp ứng kịp thời những vấn đề bức xúc mới nảy sinh của xã hội. Phong trào phụ nữ của các tầng lớp chi hội còn phát triển chưa đồng đều trong tỉnh.

Những mặt hạn chế trên chính là những bài học kinh nghiệm cho Ban chấp hành những khóa sau khắc phục và từng bước kiện toàn hơn nữa để đưa những hoạt động của Hội thực sự là những hành động thiết thực góp phần vào công cuộc chung của toàn tỉnh đẩy mạnh phát triển kinh tế cùng hòa chung vào mục tiêu lớn CNH-HĐH của đất nước.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hưng yên lãnh đạo phát huy vai trò của phụ nữ từ năm 1997 đến năm 2014 (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)