Chương 1. CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HƢNG YÊN TRONG PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TỪ NĂM
1.2. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên trong phát huy
1.2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ (1997-2005)
1.2.2.1. Chỉ đạo xây dựng và kiện toàn bộ máy tổ chức của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh – tạo tiền đề cho việc phát huy vai trò của phụ nữ
Tháng 1 năm 1997 tỉnh Hưng Yên tái lập. Đại hội lần thứ XIV của tỉnh Hưng Yên đã đề ra chủ trương, nhiệm vụ công tác phụ nữ tới năm 2000 là:
“Hội phụ nữ cần triển khai sâu rộng 5 chương trình và 2 phong trào “phụ nữ tích cực học tập, lao động sang tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình” [42, tr. 26].
Quán triệt chủ trương của Đảng và nhằm xây dựng Đảng bộ vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, sau khi tái lập tỉnh, công cuộc đổi mới của tỉnh tiếp tục được quan tâm phát triển và giành được nhiều thành tựu quan trọng. Tình hình kinh tế chính trị, xã hội phát triển bước đầu ổn định. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể nhờ như vậy mà hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh cũng như các ban ngành đoàn thể khác có nhiều thuận lợi.
Đại hội Phụ nữ tỉnh Hưng Yên lần thứ XI tiếp thu những tư tưởng chỉ đạo quan trọng của Đảng bộ tỉnh mà đề ra mục tiêu của phong trào phụ nữ tỉnh từ năm 1997 tới 2001 bám sát mục tiêu và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh là
“đoàn kết rộng rãi các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh, khai thác mọi tiềm năng sức sáng tạo, tự lực tự cường, góp phần xây dựng các mục tiêu kinh tế - văn hóa xã hội của Tỉnh và Đảng bộ Hưng Yên đề ra. Xây dựng người phụ nữ Hưng Yên có sức khỏe, có kiến thức, năng động, sáng tạo, có lòng nhân hậu, biết làm giầu từ thế mạnh của quê hương Hưng Yên. Quan tâm đến lợi ích xã hội và cộng đồng. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh; phát huy vai trò đại diện chăm lo bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của phụ nữ. Cải thiện một bước đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ” [29, tr. 5].
Bước vào giai đoạn 2001-2005 là giai đoạn đất nước bước sang thiên niên kỉ mới đồng thời cũng là giai đoạn mà đất nước diễn ra những sự kiện trọng đại như Đại hội Đảng toàn quốc lần IX thành công. Đối với Hưng Yên, đây là năm đầu tiên thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và thực hiện chương trình kinh tế 5 năm 2001-2005. Tiếp tục phát động tổ chức thực hiện hai phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp phụ nữ đó là phong trào “phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo nuôi dậy con tốt xây dựng gia đình hạnh phúc” và “phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, cần kiệm xây dựng đất nước”. Vận động chị em đăng kí thực hiện hai phong trào thi đua của Hội đã được triển khai sâu rộng tới các tầng lớp phụ nữ. Theo báo cáo tới tháng 11 năm 2001 đã có 125.420 hội viên được quán triệt 5 tiêu chuẩn thi đua đạt 85%, số hội viên đăng kí thực hiện là 86.580 hội viên và 56.849 phụ nữ từ 18 đến 55 tuổi đạt 70% [14, tr.7]
Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh đã tổ chức Hội nghị BCH (mở rộng) lần thứ 9 tháng 12 năm 2000. Đánh giá kết quả hoạt động và phong trào phụ nữ tỉnh Hưng Yên năm 2000. Xây dựng chương trình công tác năm 2001 và tiến tới việc thực hiện sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh tạo tiền đề cho Đại hội phụ nữ các cấp đạt những thành công tốt đẹp. Ban Thường vụ Tỉnh ủy có Thông báo số 45/ TB-TV ngày 02/04/2001 về Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tại hội nghị giao ban với các đồng chí trưởng ban Đảng, Bí thư các huyện-thị ủy Đảng ủy trực thuộc tỉnh có nội dung về đại hội các đoàn thể tạo ra những bước nhận thức tiến bộ về quá trình xây dựng tổ chức, chất lượng của BCH các cấp được nâng lên một cách rõ rệt, từ tuổi bình quân trẻ hơn nhiệm kì trước cho tới trình độ chuyên môn lí luận cao hơn trước, Đồng thời, Tỉnh ủy Hưng Yên cũng đề ra Kế hoạch số 39-KH/TU về “Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ giai đoạn 2002-2005 “Từng bước chuẩn hóa cán bộ đương chức và dự nguồn các chức danh cán bộ. Lựa chọn những cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ có triển
vọng để đào tạo, bồi dưỡng nhằm chẩn bị đội ngũ cán bộ lãnh đạo tỉnh giai đoạn 2006-2010; đồng thời chuẩn bị cho những năm sau”[72, tr.428].
Quán triệt những tư tưởng chỉ đạo đó của Đảng bộ tỉnh mà chất lượng của đội ngũ cán bộ Hội LHPN được cải thiện một cách rõ rệt, luôn bám sát theo Kế hoạch chỉ đạo của Tỉnh ủy đó là “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải cụ thể, gắn liền với kế hoạch sử dụng cán bộ (tuổi đời, chuyên môn nghiệp vụ), phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ thực tế tình hình đội ngũ cán bộ và điều kiện cụ thể từng địa phương và đơn vị”[73, tr.428]. Theo tinh thần đó mà quá trình xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững chắc, chất lượng ngày càng nâng cao. Điều này thể hiện qua một số mặt sau:
Về độ tuổi: Cấp cơ sở tuổi của BCH bình quân là 42,2 tuổi trẻ hơn nhiệm kì trước 3,8 tuổi. Các cấp huyện - thị tuổi bình quân của BCH là 41,8 tuổi trẻ hơn nhiệm kì trước 1 tuổi. Cấp tỉnh bình quân của BCH là 43,4 tuổi trẻ hơn nhiệm kì trước là 1,1 tuổi.
Về trình độ chuyên môn lý luận: Cấp cơ sở nhiệm kì năm 2001-2006 không còn ủy viên Ban chấp hành có trình độ học vấn cấp I, trình độ học vấn cấp II là 53%, cấp III là 47% (tăng 16,5% so với khóa trước). Cấp huyện - thị trình độ chuyên môn Sơ - Trung cấp là 26,1% tăng 1,1% so với nhiệm kì trước, trình độ Cao đẳng - Đại học là 29,4% tăng 3,7% so với nhiệm kì trước [12, tr.3].
Về trình độ chính trị: Sơ -Trung cấp là 95,6% tăng 67,6% so với nhiệm kì trước, trình độ cao cấp, cử nhân là 2,2% tăng 2,2% so với nhiệm kì trước [12, tr.3].
Cấp tỉnh nhiệm kì 2001 - 2006: Trình độ chuyên môn: Sơ - Trung cấp là 25,8%, Đại học - Cao đẳng là 67,7% tăng 20,3% so với thời kì trước. Trình độ chính trị: Sơ - Trung cấp là 80,7% , trình độ cao cấp, cử nhân là 9,7% tăng 4,4% sơ với thời kì trước [12, tr.4].
Đại hội phụ nữ các cấp nhiệm kì này phản ánh rõ sự phát triển của phong trào phụ nữ, kết quả hoạt động của hội khẳng định vai trò, vị trí ngày càng cao của tổ chức Hội
Công tác bồi dưỡng đào tạo cán bộ Hội được tiếp tục quan tâm mọi mặt về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như lý luận và lập trường chính trị được chú trọng.
Tỉnh Hội có 1 đồng chí học xong cử nhân chính trị, 1 đồng chí đang học cử nhân chính trị năm thứ nhất, 2 đồng chí học xong đại học chuyên môn, 1 đồng chí nhân viên học trung cấp chuyên môn. Huyện - thị hội có 2 đồng chí chủ tịch đang học cao cấp chính trị, 2 đồng chí phó chủ tịch đang học trung cấp chính trị, 3 đồng chí đang học đại học chuyên môn [12, tr.6].
Cũng theo Kế hoạch số 39-KU/TU của Tỉnh ủy Hưng Yên về Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giai đoạn 2002-2005. Hội LHPN quán triệt tinh thần “Ban Thường vụ các huyện, thị ủy, đảng ủy trực thuộc; các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của cấp mình” [73, tr.432] và “phối hợp với Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh và Trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh, thường xuyên duy trì chủ động tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ trên kê hoạch chung”[73, tr.433].
Theo tinh thần chỉ đạo này, Tỉnh hội phụ nữ cũng kết hợp với trường Chính trị Nguyễn Văn Linh tỉnh mở 1 lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, nghiệp vụ công tác Hội cho các cán bộ tỉnh Hội. Các cán bộ huyện - thị hội và chủ tịch Hội phụ nữ cơ sở với tổng số 184 học viên với các nội dung học tập về nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX. Tính đến tháng 11/2001 đã có 10/10 huyện - thị mở được 18 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác hội cho 1.358 cán bộ hội.
Chương trình xây dựng hội viên nòng cốt tăng cả về số lượng và chất lượng so với nhiệm kỳ trước, đã có 77,1% gia đình có phụ nữ từ 18 tuổi trở
nên có hội viện. 100% cơ sở, chi, tổ Hội xây dựng được Quỹ hội để tổ chức các hoạt động của Hội đạt 75,6%, tăng 4,3% so với đầu nhiệm kỳ. Tỷ lệ hội viên thường xuyên tham gia tổ chức Hội đạt từ 85% trở lên, tỷ lệ đóng hội phí đạt 94,2%. Về chất lượng Hội, đầu nhiệm kỳ có 66,25% cơ sở đạt vững mạnh, 33,1% cơ sở đạt khá. Đến tháng 5 năm 2005 số cơ sỏ đạt vững mạnh là 83,2%, cơ sở đạt khá là 16,8%. Phong trào phụ nữ cơ sở có đông các phụ nữ tôn giáo phát triển mạnh, lương giáo đoàn kết [12, tr.18].
1.2.2.2. Chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, công tác qui hoạch - tạo nguồn cán bộ nữ
Công tác củng cố, xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh luôn được chi ủy quan tâm và nhận thức sâu sắc và thực hiện theo đúng tinh thần và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh với những Nghị quyết, Chỉ thị cụ thể như : Chỉ thị 05/CT-TU của Tỉnh ủy và tiếp tục là chỉ thị 03/CT- TU ngày 21-06-2001 của Tỉnh ủy về việc “ Đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng và nâng cao chất lượng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh trong giai đoạn hiện nay”. Được quán triệt tới các toàn thể đảng viên trong chi bộ. Hàng năm chi bộ đều có nghị quyết đăng kí xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh từ đầu năm và được chi ủy bám sát lãnh đạo thực hiện. Các cấp Hội thường xuyên quan tâm công tác bồi dưỡng, giới thiệu cán bộ, Hội viên phụ nữ xuất sắc cho Đảng bồi dưỡng kết nạp. Tính đến 11/2001 đã giới thiệu 327 phụ nữ dự lớp học bồi dưỡng đối tượng Đảng. Trong đó có 3 đồng chí là cán bộ Tỉnh hội, có 297 chị em kết nạp vào Đảng trong đó có 47 cán bộ Hội. Tổng số đảng viên toàn tỉnh tính đến tháng 3/2003: 37.415 đảng viên, trong đó có 8.203 đảng viên là nữ, đạt 21,9% [12, tr.16].
Về công tác qui hoạch, tạo nguồn cán bộ nữ: những năm trước, hầu hết các cấp ủy thực hiện qui hoạch cán bộ nhưng thiếu chủ động trong đó có công tác cán bộ nữ, một số cấp ủy, nhất là cấp cơ sở thiếu sự qui hoạch đồng bộ,
lâu dài nên bị hẫng hụt về cán bộ, đặc biệt là cán bộ nữ, dẫn đến khi tái lập tỉnh đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, trong đó cán bộ nữ rất ít. Một số ngành không có lãnh đạo, có một đồng chí phó Chủ tịch UBND tỉnh là nữ, 3/46 trưởng các ngành, đoàn thể là nữ, hầu hết lãnh đạo các cơ sở ngành, đoàn thể cấp tỉnh đều là cấp phó. Từ 1997 tới năm 2003 Ban thường vụ Tỉnh ủy đã quan tâm, xây dựng qui hoạch tổng thể, tạo nguồn cán bộ để chuẩn bị cho các nhiệm kì kế tiếp nhưng vẫn chưa đồng đều ở các địa phương, cá biệt có những cơ sở không có nguồn để qui hoạch.
Các công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ của Hội phụ nữ ngày càng được nâng cao làm cho trình độ, năng lực của cán bộ nữ ngày càng được nâng lên một cách rõ rệt, đa số các thành viên phụ nữ tham gia quản lý trên các lĩnh vực đều có phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm với công việc được giao.
Cho tới năm 2003 số lượng các cán bộ nữ trên các lĩnh vực đã được nâng lên thể hiện ở số lượng cán bộ phụ nữ có mặt trong các cơ quan công quyền từ cấp ủy cho tới các cấp chính quyền, sở, ban ngành.
Bên cạnh những công tác xây dựng Đảng góp phần củng cố và hoàn thiện bộ máy tổ chức lãnh đạo thì công tác tuyên truyền những đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước cũng được thực hiện kịp thời trong chi bộ, cán bộ cơ quan đã phối hợp tổ chức trong hệ thống hội tiếp tục thực hiện phê bình và tự phê bình thực hiện Nghị quyết TW 6 lần II; Chỉ thị 30/TC-TW của Bộ chính trị, chỉ thị số 11/CT-TV của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Chỉ thị 05 của Tỉnh ủy về dồn thửa đổi ruộng đất nông nghiệp và các Nghị quyết, ý kiến chỉ đạo về các chương trình, công tác phát triển kinh tế, xã hội của Tỉnh đã được quán triệt và tổ chức thực hiện. Những hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức chính trị, bồi dưỡng tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục truyền thống, góp phần vào xây dựng đạo đức và lối sống cách mạng củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng cho các cán bộ, đảng viên của chi bộ.
1.2.2.3. Chỉ đạo phát huy vai trò của phụ nữ trên lĩnh vực kinh tế
Trong điều kiện vừa tái lập tỉnh, Hội phụ nữ luôn xác định phải khắc phục những khó khăn, dựa trên tinh thần quán triệt 3 quan điểm và 6 công tác lớn của Đảng về vận động phụ nữ trong Nghị quyết 04/NQ – TW của Bộ chính trị năm 1993, Chỉ thị 37/CT- TW của Ban Bí thư Trung ương về công tác cán bộ nữ trong thời kỳ mới và quyết định số 822/TTG ngày 4/10/1997 về việc phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ. Vì vậy, từ năm 1997 tới 2000, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hưng Yên dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên và tư tưởng chỉ đạo của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần XIV:“Hội phụ nữ cần triển khai sâu rộng 5 chương trình và 2 phong trào “phụ nữ tích cực học tập, lao động sang tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình” [42, tr.26]. Do đó những hoạt động của Hội luôn tập trung và bám sát vào các hoạt động lớn, hướng theo mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh giai đoạn 1997-2000, triển khai thực hiện các phong trào
“phụ nữ tích cực học tập ,lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”.
Qua mục tiêu của Đại hội Phụ nữ tỉnh mà các phong trào và hoạt động thi đua của các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đã diễn ra sôi nổi, từng bước kiện toàn hệ thống tổ chức Hội góp tuyên truyền sâu rộng hơn nữa những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của tỉnh nhà.
Nhằm cụ thể hóa những mục tiêu và phương hướng của Đại hội XI, Tỉnh Hội chỉ đạo tiếp tục thực hiện “5 chương trình trọng tâm” của Hội, với nội dung, biện pháp cụ thể của mỗi chương trình:
- Chương trình nâng cao kiến thức, trình độ và năng lực cho phụ nữ - Chương trình hỗ trợ phụ nữ tạo việc làm, tăng thu nhập
- Chương trình chăm sóc sức khỏe phụ nữ, trẻ em, thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng tiến bộ, hạnh phúc
- Chương trình xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, góp phần chăm lo đào tạo cán bộ hội, cán bộ nữ
- Chương trình nghiên cứu và giám sát.
Chương trình hoạt động “phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”
được Tỉnh Hội xác định cụ thể thành phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, cần kiệm, xây dựng đất nước” và chương trình: “Vận dộng phụ nữ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phụ nữ tạo việc làm tăng thu nhập” là chương trình mũi nhọn thúc đẩy các hoạt động khác của Hội mang lại hiệu quả cao, góp phần quan trọng vào thực hiện có kết quả chương trình xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ, tạo ra thế mạnh cho từng hội viên phụ nữ. Kết quả, toàn tỉnh đã vận động được trên 120 ngàn lượt chị giúp cho trên 190 ngàn lượt hộ với số tiền gần 9 tỷ đồng, trên 1000 tấn thóc, 456 chỉ vàng, trên 90 ngàn con lợn giống, 1.274.432 kg phân bón, trên 45 ngàn ngày công lao động và nhiều cây con trị giá hàng tỷ đồng không lấy lãi [7, tr.5] đã đem lại kết quả về nhiều mặt: giúp cho phụ nữ nghèo có cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho gia đình chị em, tăng sản phẩm cho xã hội, từng bước ổn định cuộc sống. Phong trào này do Trung ương Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam phát động, Hội liên hiệp tỉnh cũng đã thống nhất chủ trương thực hiện những nội dung chính sách phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng bộ tỉnh và tình hình thực tế, đáp ứng tâm tư nguyện vọng của phụ nữ nghèo. Trong 3 năm tư 1997 tới 1999 toàn tỉnh đã vận động được 34.888 chị có điều kiện giúp cho 62.918 chị có hoàn cảnh khó khăn vay số tiền là 3.044.876.000 đồng, lợn giống là 56.535 con, 1 bê giống, 448kg thóc các loại, 362 chỉ vàng, 539.169kg phân hóa học, 6.132kg gạo, 23.627kg ngô, đỗ, 470kg cá giống [7, tr.12].