Chỉ đạo phát huy vai trò của phụ nữ trong hoạt động kinh tế

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hưng yên lãnh đạo phát huy vai trò của phụ nữ từ năm 1997 đến năm 2014 (Trang 60 - 67)

Chương 2. ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN LÃNH ĐẠO PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2014

2.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên

2.2.2. Chỉ đạo phát huy vai trò của phụ nữ trong hoạt động kinh tế

Trung ương HLHPN Việt Nam, Ban Chấp hành HLHPN tỉnh đã tập chung vào lãnh đạo và chỉ đạo các Hội thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua

“Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, và cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, theo tinh thần của Kế hoạch số 30 – KH/TU của Tỉnh ủy Hưng Yên cùng các nhiệm vụ của Hội, góp phần vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh của Tỉnh.

Phụ nữ Hưng Yên đóng góp tích cực vào các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh “Khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ phụ nữ nghèo, phụ nữ cao tuổi, phụ nữ đơn than phát triển kinh tế”[72, tr.177]

Nhiều hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế được triển khai, những hoạt động giúp đỡ nhau như điển hình năm 2012 có 8.446 phụ nữ giúp cho 16.380 phụ nữ với tổng giá trị tiền là 17.031,581 triệu đồng và 3.171 ngày công lao động [20. tr.6]

Vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững,"Xây dựng mô hình, chuyển giao, hướng dẫn áp dụng KH&CN và kỹ thuật tiến bộ cho phụ nữ"

Bảng 3. Kết quả hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế

1. Hoạt động giúp nhau:

Năm Số phụ nữ giúp (lƣợt)

Số người được giúp (lƣợt)

Tổng giá trị (ngàn đồng)

2001 4.169 7.836 4.946.902

2002 12.013 11.621 9.995.057

2003 13.991 28.169 11.033.381

2004 12.880 25.201 13.083.945

2005 11.819 21.622 16.399.987

2006 9.970 18.800 14.692.476

Đến cuối

nhiệm kỳ 64.824 113.249 70.151.748

2. Hoạt động vay vốn

Năm

Số cơ sở Hội có hoạt động vay vốn

Trong đó Số hộ phụ

nữ đƣợc vay vốn

Số hộ sử dụng vốn vay hiệu quả

Số vốn tăng trong năm (triệu đồng)

Tổng số dƣ vốn thực hiện trong năm (Triệu đồng)

Trong đó vốn

NHCSXH

(Triệu đồng) Số hộ Tỷ lệ (%)

Ban

đầu 152 79.877 69.940 52.136

2002 155 16.31. 96.190 80.947 50.228 41.186 82

2003 157 11.691 107.881 89.944 54.581 45.302 83

2004 161 29.842 137.723 112.364 60.610 52.124 86

2005 161 22.234 159.957 137.888 43.981 38.703 88

2006 161 15.899 175.856 155.014 41.612 37.034 89

Nguồn: Tỉnh ủy Hưng Yên (2006): Báo cáo của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hưng Yên tại Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh lần thứ XIII nhiệm kỳ 2006-2011, tr.22.

Các cấp Hội đã xây dựng 19 mô hình, điển hình là: mô hình Hợp tác xã dịch vụ trồng nấm của Hội LHPN xã Lệ Xá có 28 hộ tham gia với diện tích 9.000m2; Mô hình nuôi gà an toàn sinh học có 3 hộ tham gia với quy mô 1.000 con gà giống Lương Phượng ở xã Thụy Lôi huyện Tiên Lữ; Mô hình ứng dụng trồng nấm có 3 hộ tham gia với quy mô 1.000m2 ở xã Lệ Xá huyện Tiên Lữ;

Mô hình gà giống Đông Tảo với quy mô hơn 4.000 con ở các xã Phan Sào Nam, Đoàn Đào, Tiên Tiến huyện Phù Cừ; Mô hình “Nhân giống lúa chất lượng”

(Giống lúa thuần chất lượng cao RVT) với diện tích 20 ha tại 2 xã: Bắc Sơn, Quảng Lãng, huyện Ân Thi, có 150 hội viên phụ nữ tham gia thực hiện mô hình.

Mô hình trồng lúa chất lượng cao GS9 ở xã Tân Quang, huyện Văn Lâm có 50 hộ tham gia với diện tích 10 mẫu; Mô hình 10 mẫu lúa Hương Cốm ở xã Nhật Quang,

61ha lúa PF1 ở xã Đình Cao huyện Phù Cừ. Ngoài các mô hình của Hội phụ nữ, các cấp Hội đã tích cực vận động hội viên phụ nữ tham gia các mô hình sản xuất hàng hóa do các huyện, xã chỉ đạo [20, tr 13].

Triển khai thực hiện dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (LIFSAP) về “Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và tăng cường liên kết của phụ nữ tham gia chuỗi giá trị sản phẩm chăn nuôi VietGAHP”: tổ chức 02 lớp tập huấn về nâng cao kỹ năng quản lý điều hành hoạt động nhóm kỹ năng tuyên truyền vận động thay đổi hành vi trong chăn nuôi, giết mổ và bán sản phẩm cho 29 nhóm trưởng nhóm GAHP của 4 xã Dị Chế huyện Tiên Lữ; xã Đình Dù, huyện Văn Lâm; xã Liên Khê, huyện Khoái Châu; xã Tân Tiến, huyện Văn Giang. Tổ chức 11 lớp tập huấn về tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong chăn nuôi GAHP và lan toả hành vi góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi cho 220 phụ nữ trong hộ chăn nuôi GAHP; tổ chức 11 lớp tập huấn về chương trình tín dụng của NHNo, hướng dẫn xây dựng phương án sản xuất kinh doanh làm cơ sở đề xuất vay vốn cho 220 phụ nữ trong hộ chăn nuôi GAHP; tổ chức 03 lớp tập huấn cho nữ tiêu thương về VSATTP và tham quan mô hình chăn nuôi GAHP, quy trình giết mổ tiêu chuẩn cho 90 nữ tiểu thương của 2 xã Liên Khê, huyện Khoái Châu; xã Tân Tiến, huyện Văn Giang; tổ chức 03 hội nghị khách hàng kết nối các nhà cung cấp dịch vụ đầu vào, đầu ra với các hộ chăn nuôi GHAP tại 3 xã có 150 đại biểu dự.

Đẩy mạnh hoạt động giúp phụ nữ nghèo, đặc biệt quan tâm giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ

- Chỉ đạo 100% cơ sở rà soát, nắm vững tình hình, nguyên nhân, nhu cầu, có kế hoạch và có giải pháp hỗ trợ hộ nghèo có sức lao động thoát nghèo.

Trong năm có 7.294 lượt chị giúp 10.079 lượt chị với tổng trị giá tiền là 11.973.561.000đ và 656 ngày công lao động; có 19.989 phụ nữ nghèo được giúp, đạt tỷ lệ 100%, trong đó có 10.883 phụ nữ nghèo làm chủ được giúp đạt

100 % kế hoạch năm. Có 2.360 hộ nghèo do PNLC thoát nghèo. Tổng trị giá giúp đỡ tăng hơn so với năm 2012 là 1.273.561.000 đồng.

- Trong năm 2013 các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ hội viên, phụ nữ, các doanh nghiệp hỗ trợ xây mới và sửa chữa 19 mái ấm tình thương cho hội viên, phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trị giá 301.000.000 đồng (trong đó Hội LHPN tỉnh phối hợp vởi Uỷ ban Mặt trận tổ quốc tỉnh hỗ trợ cho một trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn sửa nhà trị giá 25.000.000 đồng; hỗ trợ mỗi gia đình hội viên, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn đã được Trung ương hỗ trợ thêm 5.000.000đ/nhà). Hội LHPN tỉnh đã vượt chỉ tiêu đăng kí với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh về hỗ trợ xây mới và sửa chữa mái ấm tình thương cho phụ nữ nghèo [20, tr16].

Thực hiện tốt công tác phối hợp dạy nghề và tạo việc làm cho phụ nữ vùng nông nghiệp, nông thôn; phụ nữ nghèo, phụ nữ vùng đô thị hóa; quan tâm hoạt động hỗ trợ tạo việc làm, xây dựng các mô hình sản xuất sau đào tạo nghề.

- Các cấp Hội đã chủ động hơn trong việc tìm đơn vị để phối hợp tư vấn, dạy nghề cho phụ nữ. Tổ chức 30 lớp dạy nghề cho 1.176 chị tập trung vào các nghề như: nghề trồng lúa, nghề chăn nuôi, nghề trồng cây vụ đông, nghề may công nghiệp, mây tre đan, thêu ren... kết thúc lớp học chị em đều được cấp chứng chỉ học nghề. Điển hình như Hội LHPN huyện Ân Thi, Văn Giang đã tổ chức lớp dạy nghề cho hội viên của xã bị thu hồi đất.

Đặc biệt là Hội đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các hoạt động truyền thông, tư vấn, giới thiệu việc làm giúp cho cán bộ, hội viên phụ nữ nhất là hội viên, phụ nữ vùng nông thôn, nơi thu hồi đất nông nghiệp và ở khu vực thành thị nâng cao nhận thức, kiến thức về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm; tạo điều kiện cho phụ nữ chưa có việc làm có cơ hội tìm kiếm việc làm có thu nhập ổn định, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững và nâng cao vị thế

cho người phụ nữ. Kết quả đã tổ chức 4 cuộc tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm trực tiếp tại cộng đồng cho 340 phụ nữ trong độ tuổi lao động, thành viên tổ TK&VV tại 4 xã bị thu hồi đất nông nghiệp; tổ chức 1 cuộc tọa đàm

“Phụ nữ với học nghề và việc làm” có 50 phụ nữ, nữ thanh niên, phụ nữ có con trong độ tuổi từ 18 đến 25 của xã Bảo Khê, thành phố Hưng Yên; tổ chức 2 hội thi hái hoa dân chủ tìm hiểu về nghề nghiệp, việc làm tại 2 xã có đông phụ nữ đi làm ăn xa; tổ chức 3 cuộc tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp cho 300 học sinh THPT đặc biệt là nữ học sinh của 3 trường.

- Có 2.450 phụ nữ được Hội giới thiệu với các công ty, đơn vị tạo việc làm tại cơ sở, hộ gia đình sản xuất bánh kẹo, chế biến hàng nông sản, cắt may gia công, làm gạch... với mức thu nhập từ 2.000.000đ - 4.500.000đ/tháng góp phần giảm bớt khó khăn, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình.

Hoạt động tín dụng - tiết kiệm phát huy tốt hiệu quả:

Các cấp Hội phụ nữ giải ngân vốn mới 89.533.000.000 đồng, số dư vốn do Hội LHPN tham gia quản lý đến nay là 866,313.58 tỷ đồng cho 45,388 người vay (Trong đó, Vốn hộ nghèo: 271.111.540.000 đồng, vốn nước sạch:

184.750.200.000 đồng, vốn HSSV: 345.657.040.000 đồng, vốn xuất khẩu lao động: 4.946.000.000 đồng, vốn Ngân hàng Nông nghiệp:137.430.000.000 đồng, giải quyết việc làm: 20.488.100.000 đồng, vốn dự án trồng nấm: 500 triệu). Các cấp Hội phối hợp với Ngân hàng CSXH: Tổ chức 4 lớp tập huấn quản lý vốn cho 177 phụ nữ [20, tr22].

Là lực lượng lao động chính trong sản xuất nông nghiệp, mặc dù phải đối phó với nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh song với tinh thần tích cực học tập và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi cây trồng. nhiều hộ gia đình đã có những thu nhập trên 50 triệu đồng, tích cực trồng cây vụ đông, cây có giá trị kinh tế cao, đồng thời đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo phương pháp công

nhiệp, bán công nghiệp và mô hình đa canh, góp phần đưa giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh tăng 3%/ năm.

Đảng bộ tỉnh chỉ đạo tăng cường hỗ trợ phụ nữ nghèo, phát triển kinh tế “khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ phụ nữ nghèo, phụ nữ cao tuổi, phụ nữ đơn than phát triển kinh tế”[73, tr.177]

Hoạt động này được các cấp Hội tập chung chỉ đạo bằng nhiều biện pháp cụ thể, phù hợp như: hỗ trợ vốn vay, giúp đỡ giống, vốn, ngày công lao động, kinh nghiệm sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, phối hợp tổ chức các lớp chuyển giao, hướng dẫn chị em ứng dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiểu quả kinh tế cao. Các phong trào Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ tiếp tục được duy trì ngày càng hiệu quả. Trong 5 năm có 10.747/10747 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ được Hội giúp giảm nghèo, trong đó có 6.448 hộ thoát nghèo.

Hàng năm, Hội còn phối hợp với sở Khoa học và Công nghệ xây dựng và thực hiện đề án Chuyển giao KHCN mới cho phụ nữ. Các cấp Hội đã phối hợp và tổ chức được 3.517 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kĩ thuật, khuyến nông, khuyến ngư…

Các hoạt động dạy nghề cho lao động nữ nông thôn và địa phương dành đất cho khu công nghiệp, đô thị tiếp tục được các cấp Hội quan tâm, Hội phụ nữ đã phối hợp với các ngành có liên quan để tổ chức các lớp dạy nghề phù hợp với yêu cầu của thị trường như nghề may công nghệp, thủ công mỹ nghệ, chế biến hạt sen, long nhãn…Trong 5 năm qua Hội đã tổ chức lớp dạy nghề cho 2.259 người, tạo việc làm tại chỗ cho gần 5 ngàn lao động có thu nhập từ 1,5 đến 3,5 triệu đồng/tháng/người.

Những hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế giảm nghèo bền vững góp phần thực hiện chương trình công tác trọng tâm của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về giải quyết việc làm, giảm hộ nghèo của tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo trong

tỉnh giảm từ 13% năm 2006 xuống còn 3% năm 2010. Góp phần hiệu quả vào việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế xã hội mà Đảng bộ tỉnh đề ra trong giai đoạn 2005-2010.

Trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ phụ nữ chiếm số đông trong các ngành may mặc, thêu ren, giầy da, chế biến nông sản, thực phẩm…5 năm qua chị em đã tích cực học tập và mạnh dạn đầu tư sản xuất ra nhiều sản phẩm có chất lượng, giải quyết việc làm cho lao động nông nhàn, tăng thu nhập cho hội viên phụ nữ.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hưng yên lãnh đạo phát huy vai trò của phụ nữ từ năm 1997 đến năm 2014 (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)