Chương 2. ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN LÃNH ĐẠO PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2014
2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên
2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử và những yêu cầu mới đặt ra
Bước vào giai đoạn phát triển mới của đất nước, cùng với những thắng lợi đã đạt được trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nền kinh tế của việt Nam đã vượt qua được thời kì khó khăn và đang đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao và phát triển tương đối đồng đều, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm sau cao hơn năm trước, bình quân trong 5 năm 2001-2005 là 7,51%; cơ cấu kinh tế tiếp tục dịch chuyển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đến năm 2002, tỉ trọng giá trị nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp trong GDP còn 23,6% (tăng 9,5% so với năm 1995), công nghiệp và xây dựng 38,3%, dịch vụ 38,1% [28, tr.31]. Các thành phần kinh tế có xu hướng phát triển, các hoạt động văn hóa, xã hội cũng được cải thiện. Trong tình hình chung của đất nước đang có những diễn biến tốt đó là những yếu tố thuận lợi cho sự phát huy vai trò của phụ nữ, lực lượng chiếm một nửa dân số, Trung ương Đảng chỉ rõ “thực hiện tốt luật pháp và chính sách bình đẳng, bồi dưỡng, đào tạo nghề nghiệp, nâng cao học vấn; có chơ chế và chính sách để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp, các ngành; chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em; tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện thiên chức làm mẹ; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng và tiến bộ, hạnh phúc” [46, tr.652]. Những chủ trương của Trung ương Đảng này đưa ra đó là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, và các mặt trận đoàn thể trong đó Hội LHPN có vai trò và vị trí chủ đạo trong công cuộc xây dựng và phát huy vai trò của phụ nữ. Đồng thời, Luật Bình đẳng giới được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN việt Nam thông qua ngày 21/11/2006,
Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007; tiếp đó là Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Chỉ thị số 10-CT/TTg về triển khai Luật bình đẳng giới. Với sự ra đời của Luật bình đẳng giới đã tạo những yếu tố thuận lợi cho phụ nữ có thể tự tin phát huy vai trò của mình trong tất cả các hoạt động kinh tế cũng như văn hóa xã hội của đất nước
Đứng trước những tình hình mới của đất nước cũng như trong khu vực, những chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng cũng rất chú trọng tới tình hình phụ nữ nhằm phát huy tốt vai trò của họ, điều này được thể hiện trực tiếp qua Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XI đưa ra những chủ trương, giải pháp chủ yếu để phát huy vai trò của phụ nữ trong việc thực hiện khối đại đoàn kết các ban ngành đoàn thể, nâng cao nhận thức về vai trò của phụ nữ và vấn đề bình đẳng giới trong xã hội. “Khẩn trương thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác phụ nữ và công tác cán bộ nữ trong tình hình mới; lồng ghép vấn đề giới trong quá trình xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch chung. Coi trọng các chính sách xã hội, các chính sách về giới để giảm nhẹ lao động nặng nhọc cho phụ nữ. Nâng cao trình độ học vấn và kĩ năng nghề nghiệp cho phụ nữ, tạo điều kiện để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý các cấp” [36, tr 17-18].
Tiếp theo là Đại hội X của Đảng cũng nhấn mạnh: “Phải nâng cao trình độ mọi mặt về đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện bình đẳng giới, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội và các cơ quan lãnh đạo và quản lí các cấp. Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bà mẹ và trẻ em. Bổ sung và hoàn chỉnh các chính sách về bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, thai sản, chế độ đối với lao động nữ. Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, các hành vi bạo lực xâm hại và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ” [40, tr12].
Trong giai đoạn 2006 đến 2014 Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách về cán bộ nữ, về bình đẳng giới nhằm phát huy giá trị và vai trò của phụ nữ. Một số chính sách mới ban hành gần đây đã góp phần hoàn thiện pháp luật, chính sách về bình đẳng giới như: tăng thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ từ 4 tháng lên 6 tháng; có văn bản chỉ đạo tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào vị trí lãnh đạo cấp cao ở các bộ, ngành;
bảo vệ quyền lợi của người giúp việc gia đình… Đặc biệt, năm 2013 đánh dấu sự kiện quan trọng của đất nước khi Hiến pháp được thông qua, trong đó tiếp tục khẳng định: “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt” và nêu rõ “Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới… nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới”.
Đặc biệt, thể hiện sâu sắc sự quan tâm của Đảng với vấn đề phụ nữ nó thể hiện qua sự ra đời của Nghị quyết số 11 – NQ/ TW của Bộ Chính Trị “Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã được ban hành ngày 27/4/2007 với mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ được nâng cao trình độ về mọi mặt, có trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa và hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, có việc làm được cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần, tham gia ngày càng nhiều hơn công việc xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực; đóng góp ngày càng lớn hơn cho xã hội và gia đình, phấn đấu để nước ta là một trong các quốc gia có thành tự bình đẳng giới tiến bộ nhất khu vực.
Để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều hơn, chủ động hơn, đóng gớp ngày càng lớn hơn cho sự phát triển của gia đình, cộng đồng, đất nước và thực hiện binh đẳng giới. Đảng đưa ra bốn quan điểm về công tác phụ nữ trong thời kỳ mới:
Phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao địa vị phụ
nữ, thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt Nam trrong thời kỳ mới.
Công tác phụ nữ phải sát hợp với từng đối tượng, vùng miền, phát huy được tinh thần làm chủ, tiềm năng, sức sáng tạo và khả năng đóng góp cao nhất của các tầng lớp phu nữ, góp phần tạo nên sức mạnh địa đoàn kết toàn dân tộc để phát triển đất nước; đồng thời phải chăm lo cho phụ nữ tiến bộ về mọi mặt, quan tâm đầy đủ quyền lợi hợp pháp, chính đáng để cho phụ nữ có điều kiện tốt để phát huy vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người.
Xây dựng, phát triển vững chắc đội nguc cán bộ nữ tương xứng với vai trò to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng trong chiến lược công tác cán bộ của Đảng.
Công tác phụ nữ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và gia đình. Trong đó, hạt nhân lãnh đạo là các cấp ủy đảng, trách nhiệm trực tiếp và chủ yếu là cơ quan quản lý các cấp, vai trò chủ thể là phụ nữ mà nòng cốt là các cấp Hội LHPN Việt Nam
Đảng bộ tỉnh Hưng Yên tiếp thu những chủ trương của Trung ương Đảng và căn cứ vào những điều kiện mới của tỉnh trong giai đoạn 2006-2014, đây là giai đoạn Đảng và nhân dân trong tỉnh đang tích cực triển khai Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và XII Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh và 70 năm thành lập Đảng bộ tỉnh, 15 năm tái lập tỉnh Hưng Yên. Thực hiện công cuộc đổi mới của đất nước, Đảng bộ tỉnh và nhân dân đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực, kinh tế tăng trưởng khá, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao, văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Trước những tình hình mới, các mục tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện, nhận thức xã hội về bình đẳng giới, về vai trò phụ nữ trong sự nghiệp CNH - HĐH có những chuyển biến tích cực;
phụ nữ có ý thức và nhu cầu cao hơn về các quyền cơ bản, nhất là quyền bình đẳng nam - nữ… Đây là những thuận lợi cơ bản làm cho phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội LHPN Hưng Yên ngày càng phát triển phát huy hơn nữa những vai trò cốt yếu của phụ nữ và có nhiều đóng góp xứng đáng vào thành tích chung của tỉnh và phong trào phụ nữ cả nước.
Tuy nhiên, trong quá trình phát huy vai trò của công tác Hội và phong trào phụ nữ tỉnh Hưng Yên còn gặp nhiều khó khăn và thách thức trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển của nền kinh tế thị trường; các tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp; thiên tai khắc nghiệt, dịch bệnh liên tục bùng phát;
phân hóa giàu nghèo tăng; trình độ học vấn, tỷ lệ lao động qua đào tạo của một bộ phận cán bộ, hội viên, phụ nữ còn thấp; vẫn còn một số phụ nữ ở những địa phương có chuyển đổi đất cho xây dựng khu công nghiệp, đô thị, đường giao thông chưa thực hiện bàn giao đất, giải phóng mặt bằng, còn tham gia khiếu kiện đông người vượt cấp. Cá biệt có cơ sở còn khó khăn về tổ chức bộ máy và triển khai hoạt động của Hội. Đây chính là những vấn đề và là những yêu cầu mới đối với phong trào phụ nữ và hoạt động của các cấp Hội trước giai đoạn 2006 - 2014.