Chương 1. CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HƢNG YÊN TRONG PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TỪ NĂM
1.1. Các yếu tố tác động, quyết định đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên trong việc phát huy vai trò của phụ nữ
1.1.3. Tình hình phụ nữ tỉnh Hưng Yên trước năm 1997
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hưng Yên được thành lập vào tháng 1 năm 1947, dưới sự lãnh đạo của Hội, phong trào phụ nữ của tỉnh đã đạt được nhiều thành tích quan trọng góp phần vào việc tuyên truyền, động viên và ủng hộ cho kháng chiến tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đem lại hòa bình cho đất nước.
Đất nước hòa bình bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, phụ nữ tỉnh Hưng Yên dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh và trực tiếp là Hội Liên hiệp phụ nữ Hưng Yên đã phát huy truyền thống tốt đẹp của mình, khắc phục những khó khăn, cùng nhân dân trong tỉnh thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội. Nhưng một thời kỳ dài hoạt động với bộ máy hành chính là tỉnh Hải Hưng cũ, Hội Liên Hiệp phụ nữ hoạt động với sự phân tán và rộng, đội ngũ cán bộ then chốt còn hạn chế, làm cho hiệu xuất hoạt động phát huy vai trò của hội còn chưa hiệu quả. Và yêu cầu cần có một cơ chế hoạt động mới cũng được đáp ứng phù hợp với hoàn cảnh khi mà việc tách tỉnh được diễn ra vào năm 1997.
Ngày 1-1-1997 Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh được thành lập cùng với sự kiện tái lập tỉnh Hưng Yên sau gần 3 thập kỷ hợp nhất với tỉnh Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng (từ tháng 3 năm 1968 đến tháng 1 năm 1997). Tỉnh Hưng Yên được tái lập các tầng lớp phụ nữ nói riêng phải đối diện với những khó khăn ban đầu về cơ sở vật chất, trụ sở làm việc và các điều kiện phục vụ cho công tác và đời sống. Song với truyền thống và tinh thần trách nhiệm cao
của mình, các cấp cán bộ và nhân viên trong cơ quan Tỉnh Hội đã đoàn kết thống nhất, khắc phục những khó khăn tham mưu với Ban chấp hành lâm thời Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, kịp thời triển khai ngay các công tác Hội, củng cố tổ chức và nắm tình hình phong trào cơ sở. Tỉnh Hội đã bám sát Nghị quyết của Tỉnh ủy, sự chỉ đạo của Trung ương Hội, tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện “2 cuộc vận động và 5 chương trình trọng tâm” của Hội nhằm phát huy vai trò quan trọng của các tầng lớp phụ nữ:
- Chương trình nâng cao kiến thức, trình độ và năng lực cho phụ nữ - Chương trình hỗ trợ phụ nữ tạo việc làm, tăng thu nhập
- Chương trình chăm sóc sức khỏe phụ nữ, trẻ em, thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng tiến bộ, hạnh phúc
- Chương trình xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, góp phần chăm lo đào tạo cán bộ hội, cán bộ nữ
- Chương trình nghiên cứu và giám sát
Và hai cuộc vận động “phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”.
Những chương trình phát triển kinh tế này của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã được đưa ra trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và được Hội phụ nữ cụ thể hóa đưa xuống cơ sở nhằm phù hợp với thực tiễn của các tầng lớp phụ nữ của địa phương và những hoạt động này luôn phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan để lồng ghép công tác của Hội với các phong trào phụ nữ của địa phương cụ thể.
Những chương trình hành động của tỉnh hội phụ nữ đưa ra luôn bám sát vào các mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh trong các giai đoạn nhằm phát huy tối đa vai trò của phụ nữ trong thời kì phát triển kinh tế-xã hội.
Tuy nhiên, bước đầu khi tái lập tỉnh, những khó khăn và tồn tại mà không chỉ các Ban, Ngành, Đoàn thể khác trong toàn tỉnh gặp phải như cơ sở
vật chất và hạ tầng và vấn đề con người cũng là một vấn đề cần thiết cần giải quyết. Hội phụ nữ tỉnh Hưng Yên cũng đang tồn tại những khó khăn và cần được Đảng bộ tỉnh Hưng Yên nhanh chóng đưa ra những chủ trương chỉ đạo tỉnh Hội để góp phần kiện toàn hơn nữa khả năng phát huy vai trò của phụ nữ trong tỉnh. Những khó khăn về tổ chức và con người gặp phải trong giai đoạn bước đầu khó khăn đó là:
Thứ nhất, là vấn đề trình độ và học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức văn hóa - xã hội của một bộ phận không nhỏ phụ nữ còn thấp. Phụ nữ nông dân ít được đào tạo nghề. Phụ nữ nghèo phần lớn bị mù chữ, và đặc biệt hơn đó chính là trình độ văn hóa của bộ phận nữ thanh niên, nhất là ở nông thôn có xu hướng giảm do chưa nhận thức đươc tầm quan trọng của kiến thức văn hóa dẫn tới tình trạng bỏ học do nhiều nguyên nhân. Đây chính là những trở ngại lớn đối với phụ nữ tỉnh Hưng Yên trong khi bước vào quá trình hội nhập phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thứ hai, là vấn đề lao động và việc làm của phụ nữ trong thời kỳ này là vấn đề gay gắt. Tỷ lệ lao động nữ ở các ngành tương đối cao nhưng do ít được đào tạo, trình độ văn hóa, chuyên môn và tay nghề còn thấp, xu hướng không muốn nhận lao động nữ là phổ biến.
Thứ ba, trong lĩnh vực gia đình và sức khỏe của phụ nữ cũng còn nhiều khó khăn, tồn tại. Chi phí cho học tập, khám chữa bệnh tốn kém so với mức thu nhập chung, các tệ nạn xã hội, hủ tục trong ma chay, cưới xin, tình trạng vi phạm luật hôn nhân và gia đình có chiều hướng gia tăng ảnh hưởng tới cuộc sống gia đình và người phụ nữ.
Thứ tư, hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hưng Yên còn gặp nhiều khó khăn khi tỉnh mới được tái lập, với những nội dung công tác mới và đội ngũ cán bộ làm công tác còn thiếu về số lượng. Vì vậy mà nhiều nội dung tuyên truyền còn gặp nhiều khó khăn.
Để phát huy tốt vai trò của phụ nữ, Tỉnh Hội cũng tổ chức các đợt tuyên truyền giáo dục xuống cơ sở bằng nhiều hình thức đa dạng như: mít tinh, học tập, sinh hoạt tổ nhóm phụ nữ, tọa đàm, giao lưu, sinh hoạt câu lạc bộ phụ nữ… Tổ chức các “Hội thi” từ cơ sở đến tỉnh để bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho phụ nữ và cổ vũ động viên phong trào.
Sau hơn 3 tháng kể từ ngày tái lập tỉnh, Dưới sự quan tâm chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên, ngày 11- 4 - 1997, Đại hội phụ nữ tỉnh Hưng Yên lần thứ XI khai mạc trọng thể tại Thị xã Hưng Yên. Đây là Đại hội mở đầu của các đoàn thể chính trị trong tỉnh nhằm đưa Nghị quyết của Đảng vào thực hiện trong tổ chức của mình. Đại hội đã kiểm điểm 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội phụ nữ tỉnh nhiệm kỳ 1992 - 1997; đề ra mục tiêu và phương hướng nhiệm vụ của phong trào phụ nữ và công tác Hội nhiệm kỳ 1997 - 2001. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh gồm 25 ủy viên, đồng chí Doãn Thị Thanh Hoa được bầu làm chủ tịch Hội; bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ 8 gồm 8 đại biểu chính thức và 1 đại biểu dự khuyết.
Như vậy, Mặc dù khi mới thành lập, tình hình của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hưng Yên về cơ cấu và tổ chức còn gặp phải nhiều khó khăn và trở ngại nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh cùng Trung ương Hội phụ nữ Việt Nam, cùng sự quan tâm và giúp đỡ của các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh. Hội phụ nữ tỉnh Hưng Yên cùng phong trào phát huy vai trò của phụ nữ tỉnh Hưng Yên đã từng bước được kiện toàn về mặt tổ chức dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng yên và của Trung ương Hội phụ nữ Việt Nam. Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hưng Yên đã thành lập và chính thức bước vào hoạt động, từ đây đánh dấu những phong trào, những hoạt động thi đua sôi nổi của Hội nhằm cùng Đảng ủy tỉnh Hưng Yên khắc phục những khó khăn bước đầu sau khi tái lập tỉnh và chung sức
cùng các Ban, Ngành, Đoàn thể thi đua lập thành tích nhằm hoàn thành những mục tiêu lớn về kinh tế - xã hội cùng cả nước, hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Hưng Yên. Đặc biệt là phát huy được vai trò của các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh.