Điều kiện văn hoá- xã hội

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện khoái châu () lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 23 - 27)

Chương 1: TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI HUYỆN KHOÁI CHÂU TRƯỚC NĂM 2008

1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hoá- xã hội của huyện Khoái Châu ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nông thôn mới

1.1.3. Điều kiện văn hoá- xã hội

Sau khi tái lập huyện, cơ sở vật chất cho ngành giáo dục được huyện quan tâm đầu tư xây dựng, cải tạo. Đến nay 24/ 25 xã đã xây dựng trường kiên cố, cao tầng, trong đó có 13 xã đã xây dựng trường kiên cố, cao tầng ở bậc tiểu học và trung học cơ sở. Tỉ lệ phòng học kiên cố, cao tầng ở bậc tiểu học và trung học cơ sở đạt xấp xỉ 70%, tăng 27% so với năm 1999. Huyện đã xây dựng thêm trường Trung học phổ thông Nam Khoái Châu và mở thêm phân hiệu Trung học phổ thông phía Bắc huyện.

Sau hơn 4 năm thực hiện Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ 2, sự chăm lo, đầu tư cho từng gia đình và toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục của huyện Khoái Châu có sự chuyển biến mạnh mẽ: chất lượng giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn của huyện được nâng cao, tỷ lệ học sinh thi đỗ đại học năm 2000 là 21,66%... [40, tr. 214].

Hoạt động khoa học- công nghệ và bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Khoái Châu trong những năm qua có nhiều bước đổi mới. Việc nghiên cứu, tiếp thu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống được đẩy mạnh, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, y tế. Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá mức độ gây ô nhiễm môi trường được thực hiện thường xuyên. Vấn đề vệ sinh đô thị, nông thôn được tăng cường, các đơn vị sự nghiệp môi trường ở huyện được thành lập và đi vào hoạt động có hiệu quả.

Các nội dung bảo vệ môi trường được tuyên truyền rộng rãi, bước đầu nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp và nhân dân.

Công tác y tế luôn được huyện quan tâm, chú trọng, huyện đã đầu tư, tu sửa và nâng cấp bệnh viện huyện, xây dựng nhà phẫu thuật, nhà dược, nhà

thường trú và tu sửa 2 khu vực điều trị. Huyện cũng bổ sung trang thiết bị

16

khám bệnh hiện đại như máy X quang, máy siêu âm, máy xét nghiệm sinh hoá,… đến hết năm 2000 đã có 12/25 xã được trang bị thêm thiết bị, dụng cụ y tế, 75% số hộ đã được dùng nước sạch [40, tr. 214].

Các chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân tiếp tục được lồng ghép, thực hiện tốt ở nông thôn, đặc biệt là lĩnh vực trong y tế dự phòng: 100% trẻ em được tiêm chủng đủ vắc-xin phòng 6 bệnh nguy hiểm;

Việc thanh toán các bệnh xã hội đạt kết quả tốt; Chương trình phòng chống mắt hột, giải phóng mù loà được thực hiện có hiệu quả; Không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn huyện; 40% trạm xá đã có bác sĩ; Cuộc vận động dân số, kế hoạch hoá gia đình đã trở thành phong trào tự giác; Phong trào rèn luyện sức khoẻ ở nông thôn có chuyển biến tích cực[40, tr. 214].

Phong trào xây dựng làng văn hoá được các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể của huyện quan tâm đúng mức. Tính đến tháng 10 năm 2000, đã có 20 làng được công nhận là làng văn hoá, 95% số làng đã xây dựng quy ước làng.

Thiết chế văn hoá làng được triển khai xây dựng ở nhiều xã, thị trấn. Phong trào văn nghệ quần chúng phát triển rộng rãi. Huyện đã huy động thêm nhiều nguồn lực cho việc tu bổ cụm di tích lịch sử- văn hoá Chử Đồng Tử- Tiên Dung, xây dựng dự án, triển khai nâng cấp đường giao thông thúc đẩy hình thành khu du lịch, nhằm mở ra một ngành kinh tế mới ở địa phương.

Đài truyền thanh huyện được nâng cấp phủ sóng FM trong toàn huyện và trang bị thêm nhiều thiết bị hiện đại. Đài truyền thanh các xã được lắp đặt thêm đầu thu sóng FM tự động. Công tác báo chí, phát thanh- truyền hình, văn học nghệ thuật có nhiều tiến bộ, đã kịp thời tuyên truyền các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, biểu dương, cổ vũ các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước, đồng thời ngăn ngừa, khắc phục những lệch lạc, nhất là những biểu hiện suy thoái, xa rời tôn chỉ, mục đích.

17

Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người có công thu hút sự tham gia rộng rãi của nhân dân trong huyện. Sau hơn 1 năm tái lập, huyện Khoái Châu đã xây dựng thêm 21 nhà tình nghĩa cho gia đình liệt sỹ, tặng 50 sổ tiết kiệm cho gia đình chính sách, nghĩa trang ở các xã, thị trấn được tu sửa, nâng cấp khang trang. Huyện đã lập xong dự án triển khai xây dựng Đài tưởng niệm liệt sỹ, công trình văn hoá giáo truyền thống tại huyện lỵ. Các hoạt động từ thiện được mở rộng thiết thực, nhân dân tự nguyện giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, nhiệt tình đóng góp cứu trợ kịp thời các vùng bị thiên tai lớn.

Việc thực hiện xã hội hoá các lĩnh vực công tác xã hội tiếp tục có chuyển biến rõ nét. Các nhu cầu ăn, ở, đi lại, điện, nước, học hành,…của nhân dân được đáp ứng ngày càng tốt hơn, vì vậy mà trong những năm gần đây trên địa bàn huyện số hộ giàu đã tăng lên, số hộ nghèo giảm từ 7,8% năm 1996 xuống 5,5% năm 2000 [40, tr. 215]; hầu hết các gia đình đã có phương tiện nghe nhìn phục vụ cuộc sống.

Những thành tựu mà huyện Khoái Châu đã đạt được trên lĩnh vực văn hoá- xã hội có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình thực hiện chính sách tam nông của Đảng và lãnh đạo xây dựng NTM trong giai đoạn tiếp theo, làm cho hiệu quả tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách về xây dựng và phát triển NTM đạt được cao hơn, người dân nhận thức tốt hơn về ý nghĩa việc thực hiện chủ trương này.

Cùng với những kết quả đạt được trên lĩnh vực kinh tế- xã hội, Khoái Châu là một vùng đất giàu truyền thống lịch sử. Công cuộc sản xuất, đấu tranh với thiên tai, giặc dã đã khiến con người nơi đây vừa gan dạ, vừa lạc quan yêu đời, gắn với một nền văn hoá, văn nghệ dân gian dồi dào và đậm đà

bản sắc dân tộc. Với những truyền thống lịch sử, văn hoá lâu đời, người dân nơi đây đã hình thành được một bản lĩnh, một trí tuệ và kết tinh tạo thành sức

18

mạnh tinh thần tiềm ẩn hết sức to lớn không những ở trong lịch sử xa xưa, trong chống giặc ngoại xâm mà còn đối với công cuộc xây dựng và phát triển quê hương đất nước nhất là trong quá trình thực hiện chính sách tam nông và

xây dựng NTM ở Khoái Châu hiện nay. Cũng từ những khó khăn, khắc nghiệt của thiên nhiên người dân Khoái Châu cũng muốn vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no, văn minh, hạnh phúc. Những khát khao đó trở thành hiện thực khi Khoái Châu quyết tâm thực hiện tốt mục tiêu xây dựng NTM của Đảng.

Tất cả những chủ trương, chính sách này ngay lập tức được người dân tin tưởng, ủng hộ và ra sức thực hiện.

Tuy nhiên, Khoái Châu vẫn còn là một huyện nghèo, điểm xuất phát thấp, kinh tế chậm phát triển, cơ cấu kinh tế lạc hậu, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, tốc độ phát triển kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của huyện, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Đời sống văn hoá ở cơ sở chưa đồng đều. Hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thông tin, báo chí chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống; một số tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội khác có chiều hướng phát triển. Trong một số bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân còn mang nặng tư tưởng bảo thủ, trì trệ, tình trạng thiếu việc làm và việc làm hiệu quả thấp còn phổ biến.

Với những điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá- xã hội như trên là một lí do, một động lực mới cho Khoái Châu xây dựng thành công mô hình NTM, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân đặc biệt là cư dân nông thôn, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo hướng CNH, HĐH.

1.2. Đảng bộ huyện Khoái Châu lãnh đạo thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tạo tiền đề xây dựng nông thôn mới (2000- 2008)

19

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện khoái châu () lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)