Hạn chế, khó khăn trong quá trình lãnh đạo xây dựng nông thôn mới ở huyện Khoái Châu

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện khoái châu () lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 99 - 135)

Chương 3: THÀNH TỰU VÀ KINH NGHIỆM LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN KHOÁI CHÂU

3.1. Thành tựu xây dựng nông thôn mới ở huyện Khoái Châu

3.1.2. Hạn chế, khó khăn trong quá trình lãnh đạo xây dựng nông thôn mới ở huyện Khoái Châu

Trong thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở huyện Khoái Châu đã thu được rất nhiều những thành quả to lớn trên tất cảc các mặt từ nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đến diện mạo, xã hội nông thôn theo chiều hướng tích cực. Tuy vậy, quá trình xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ và nhân dân Khoái Châu vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn do những nguyên nhân cả về chủ quan và khách quan.

Một là, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhiều năm còn thấp; nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế không đạt kế hoạch; tỷ trọng nghành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế còn khá cao. Thực hiện dồn thửa đổi ruộng, xây dựng cánh đồng mẫu lớn còn khó khăn; chưa xây dựng được thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá

92

theo kế hoạch; xây dựng NTM còn khó khăn. Thu hút dự án CN, TTCN- thương mại dịch vụ vào địa bàn chậm, tỷ trọng CN, TTCN, thương mại dịch vụ trong cơ cấu kinh tế chung còn thấp. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội thiếu đồng bộ; thực hiện xây dựng khu Bô Thời, Dân Tiến không đạt kế hoạch đề ra. Công tác giải phóng mặt bằng, thực hiện một số dự án, công trình còn chậm. Quản lý đất đai, tài nguyên còn nhiều bất cập; tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thấp; tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước ở một số nơi chưa được xử lý; vi phạm hành làng giao thông, thuỷ lợi, lưới điện vẫn tiếp diễn.

Hai là, văn hoá- xã hội còn nhiều vấn đề bất cập. Tình trạng dạy thêm, học thêm, thu góp trái quy định vẫn diễn ra; tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia còn thấp. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang chuyển biến còn chậm; cơ sở vật chất và các thiết chế văn hoá, thể thao còn hạn chế; nhiều di tích lịch sử- văn hoá xuống cấp chưa được trùng tu, tôn tạo kịp thời. Chất lượng truyền thanh từ huyện đến cơ sở còn hạn chế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế từ huyện đến cơ sở còn nhiều khó khăn; hiệu quả hoạt động của các trạm y tế xã còn thấp. Tỷ lệ sinh con thứ ba và mất cân bằng giới tính khi sinh còn ở mức cao. Tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông còn diễn biến phức tạp; thực hiện các chế độ, chính sách đối với người có công và đối tượng hưởng bảo trợ xã hội có lúc, có nơi chưa chặt chẽ.

Ba là, công tác an ninh, quốc phòng và cải cách tư pháp: Tội phạm về trật tự xã hội có chiều hướng gia tăng; vi phạm trật tự an toàn giao thông vẫn tiếp diễn; an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp.

Công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ có lúc, có nơi còn khó khăn, một số cơ sở không hoàn thành chỉ tiêu được giao. Công tác điều tra, truy tố, xét xử một số vụ chất lượng còn hạn chế, kéo dài; còn án tồn, án cải sửa…

93

Bốn là, hoạt động của chính quyền , Mặt trâ ̣n Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân: Chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND ở một số xã, thị trấn chưa cao; năng lực, trách nhiệm một số đại biểu HĐND còn yếu. Hiệu lực, hiệu quả điều hành của UBND trên một số lĩnh vực còn hạn chế; công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết đơn thư có việc chưa triệt để; khiếu kiện còn phức tạp, kéo dài. Cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí ở một số cơ quan đơn vị còn hình thức. Việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mă ̣t trâ ̣n Tổ quốc , các đoàn thể chưa rõ nét; công tác tuyên truyển, vận động có lúc còn thụ động; sự phối hợp giữa các ngành với Mă ̣t trâ ̣n Tổ quốc và các đoàn thể trong việc triển khai, chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các chương trình, đề án ở một số nơi chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao.

Năm là, công tác xây dựng Đảng: Việc tổ chức triển khai học tập các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng ở một số đơn vị, cơ sở hình thức, chất lượng thấp. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu ở một số tổ chức cơ sở đảng chưa cao. Công tác năm bắt tình hình, diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viến có lúc, có nơi còn chưa kịp thời. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ CHí Minh và thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) ở một số nơi chưa tạo ra chuyển biến. Chất lượng sinh hoạt ở một số chi bộ chưa được đổi mới; tự phê bình và phê bình còn hình thức; tính chiến đấu, tính gương mẫu của một bộ phận cán bộ, đảng viên còn thấp, việc chăm lo, giáo dục, rèn luyện đảng viên trẻ còn hạn chế. Xây dựng tổ chức đảng và phát triển đảng viên ở các doanh nghiệp khó khăn. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn cho cán bộ ở một số cơ sở còn nhiều hạn chế. Tinh thần trách nhiệm, năng lực thực hiện nhiệm vụ của một bộ phận cán bộ chủ chốt cấp xã và một số cơ quan, ban, ngành của huyện còn yếu. Thực hiện luân chuyển cán bộ chưa được nhiều. Chất lượng một số cuộc kiểm tra, giám sát và

94

xử lý kỷ luật cán bộ, đảng viên chưa cao, còn kéo dài ; chưa giải quyết tốt những bức xúc từ cơ sở. Một số cấp uỷ và uỷ ban kiểm tra xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát chưa sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, thiếu cương quyết trong thực hiện nhiệm vụ ; chưa chủ động phát hiện, kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm. Công tác dân vận, nắm bắt tình hình và giải quyết các vấn đề phức tạp, nổi cộm ở cơ sở có lúc, có việc chưa kịp thời. Thực hiện quy chế dân chủ, quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị ở một số cơ sở còn chưa hiệu quả.

Nguyên nhân của hạn chế Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM có phạm vi thực hiện rộng, liên quan đến đại đa số dân cư trên địa bàn huyện. Khoái Châu xây dựng NTM trong giai đoạn 2008- 2014 trong điều kiện hoàn cảnh huyện vừa tái lập năm 1999, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho nông nghiệp nông thôn còn nghèo nàn lạc hậu.

Thứ hai, Điểm xuất phát thấp, thiếu vốn để sản xuất, trình độ dân trí còn hạn chế, việc tiếp cận thiết bị máy móc, áp dụng thành tựu khoa học công nghệ mới vào trong sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cấu thị trường.

Những tiêu chí có tính chất quan trọng, quyết định đến sự thay đổi của

“bộ mặt” nông nghiệp, nông thôn và đời sống của người nông dân như: quy hoạch, giao thông, hộ nghèo, môi trường,… rất ít xã đạt được. Có những tiêu chí tỏ ra bất cập, không phù hợp với tình hình thự tế của các vùng nông thôn và cần được Trung ương điều chỉnh bổ sung.

Thứ ba, trong quá trình xây dựng NTM, tiêu chí khó đạt được nhất của huyện Khoái Châu là quy hoạch. Quy hoạch trong xây dựng nông thôn mới bao gồm nhiều bước như quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển hạ

95

tầng kinh tế - xã hội - môi trường,...và nhất là quy hoạch xã nông thôn mới phải gắn với quy hoạch của huyện, gắn với quy hoạc tổng thể của tỉnh. Do vậy, cần tiến hành lập quy hoạch một cách cẩn thận, không thể tuỳ tiện áp dụng quy hoạch mà chưa đi khảo sát, nắm rõ tình hình thực tế của huyện. Để tránh quy hoạch không phù hợp làm chậm tiến độ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới thì điều tiên quyết là các đơn vị tư vấn phải đi tìm hiểu kỹ điều kiện thực tế của mỗi địa phương.

Để công tác quy hoạch có hiệu quả, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới huyện phải tham gia vào quá trình thực hiện quy hoạch, chủ động thảo luận với các đơn vị tư vấn để tìm ra phương án quy hoạch tốt nhất. Bên cạnh đó, phải tổ chức tuyên truyền sâu rộng cho quần chúng nhân dân hiểu về công tác quy hoạch, về các dự án quy hoạch để lấy ý kiến đóng góp của họ cũng như để thực hiện dễ dàng hơn. Nếu người dân ủng hộ thì quy hoạch sẽ nhanh hơn rất nhiều.

Hiệu quả của chương trình xây dựng nông thôn mới phụ thuộc rất nhiều vào công tác quy hoạch. Nếu quy hoạch không hợp lý, khi thực hiện sẽ gây khó khăn cho người dân và cả chính quyền. Vì vậy quy hoạch phải luôn đi trước một bước, tạo tiền đề để xây dựng thành công xã nông thôn mới.

Nguyên nhân chủ quan

Trong công tác chỉ đạo thực hiện:

Khi Nghi quyết 26- NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn được ban hành, Đảng bộ và UBND huyện Khoái Châu đã bắt tay ngay vào triển khai thực hiện, nhưng còn lúng túng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các nội dung về NTM.

Công tác khảo sát, đánh giá thực trạng, đào tạo, tập huấn, lập quy hoạch, xây dựng đề án xây dựng NTM ở các xã triển khai còn chậm so với tiến độ yêu cầu.

96

Công tác tuyên truyền về xây dựng NTM ở các cấp, các ngành chưa sâu rộng, kịp thời nên chưa thu hút được sự tham gia đông đảo, nhiệt tình của nhân dân.

Công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong xây dựng NTM còn thiếu chủ động, việc hướng dẫn triển khai thực hiện các nội dung xây dựng NTM còn chậm.

Trên lĩnh vực văn hoá xã hội của huyện còn nhiều bất cập. Hệ thống chính trị ở cơ sở hoạt động thiếu năng động, đội ngũ cán bộ cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH và xây dựng NTM trong giai đoạn hiện nay.

Hạn chế có tính chi phối đến tổ chức chỉ đạo và hành động cụ thể của mọi người là chưa nhận thức đầy đủ bản chất cuộc vận động xây dựng NTM do Đảng khởi xướng, do đó ở một số cấp chỉ đạo hời hợt, nửa vời, có tính phong trào. Thiếu cụ thể hoá bằng cơ chế, chính sách và giải pháp đồng bộ. Chưa đầu tư đúng mức cả trí tuệ và nguồn lực để phát triển sản xuất, xây dựng đời sống tinh thần và an sinh xã hội vốn là bản chất, mục tiêu của cuộc vận động, thường quan tâm nhiều hơn việc xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng.

Trên một số lĩnh vực, chưa tạo được sự gắn kết giữa các chương trình dự án và các nhà đầu tư với chủ sở hữu là người dân và cơ sở, do đó chưa nâng cao ý thức và trách nhiệm làm chủ của người dân đối với các dự án triển khai tại địa phương.

Người dân chưa nhận thức được vai trò của mình trong xây dựng NTM:

Trong xây dựng NTM, người dân có vai trò hết sức quan trọng, họ là chủ thể của quá trình thực hiện, “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”. Tuy nhiên không phải cá nhân nào cũng nhận thức được điều đó, bên cạnh số đông người dân ủng hộ chương trình xây dựng NTM thì còn một số cá nhân luôn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, coi đây là việc của các cấp lãnh

97

đạo không liên quan tới mình vì vậy trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện của địa phương gặp nhiều trở ngại.

Một khó khăn nữa là những hộ gia đình được công nhận là hộ nghèo nay đã thoát nghèo nhưng vẫn muốn ỷ lại, trông chờ vào nhà nước, không chủ động làm ăn. Vì vậy gây ra những khó khăn trong việc thẩm định, rà soát hộ nghèo, gậy ra tình trạng đầu tư thiếu công bằng, dàn trải.

Với tất cả những khó khăn hạn chế trên nên tại Khoái Châu, tốc độ xây dựng NTM tuy đã có nhiều khởi sắc nhưng vẫn còn nhiều tồn tại không thể khắc phục ngay được, nhất là nguồn vốn để xây dựng còn nhiều khó khăn, nhiều nơi không thể huy động được số vốn trong ở người dân, chủ thể của xây dựng NTM, còn trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước. Chắc chắn chương trình xây dựng NTM ở Khoái Châu sẽ còn những bước đi dài với nhiều khó khăn thách thức cần sự chung tay góp sức của toàn Đảng, toàn dân.

3.2. Một số kinh nghiệm lãnh đạo xây dựng nông thôn mới ở huyện Khoái Châu.

Từ những kết quả đã đạt được, cũng như tồn tại, hạn chế trong quá trình lãnh đạo xây dựng NTM của Đảng bộ huyện Khoái Châu trong những năm qua, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm:

Một là, vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, phát huy thế mạnh của địa phương nhằm đưa ra những chủ trương, giải pháp phù hợp trong quá trình lãnh đạo thực hiện xây dựng NTM.

Việc quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng là cơ sở vững chắc, đảm bảo cho các chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ huyện sát với nhiệm vụ chính trị của cả nước, đồng thời phù hợp với thực tiễn của địa phương. Khoái Châu là tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Vì vậy, để có thể khai thác hiệu quả và phát huy thế mạnh,

98

huyện cần chú trọng đầu tư, nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu. Từ đó, xây dựng lên một chiến lược phát triển lâu dài, tạo thương hiệu và tính cạnh tranh cho các mặt hàng của huyện, không những đối với trong nước và cả quốc tế.

Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, yêu cầu này càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Những mục tiêu xây dựng NTM được Đảng bộ huyện đề ra cần phù hợp với đặc điểm chung của huyện, nhưng lại phải cụ thể với từng địa phương, từng vùng trong huyện. Đây là một yếu tố rất quan trọng quyết định đến thành công trong việc thực hiện xây dựng NTM. Bởi nếu xác định đúng mục tiêu, hướng phát triển thì mới phát huy được lợi thế, tạo ra sức bật cho sự phát triển toàn diện của địa phương.

Khoái Châu cần lựa chọn các mô hình phát triển kinh tế, kết hợp giữa nông nghiệp với các ngành kinh tế khác: chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phá thế độc canh cây lúa, chuyển sang phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản, phát triển kinh tế trang trại, hộ gia đình, khôi phục các làng nghề truyền thống… Bên cạnh đó huyện cũng phải chú trọng phát triển toàn diện về mọi mặt văn hoá- xã hội. Tất cả những kết quả này trong những năm qua đã phần nào góp phần làm thay đổi bộ mặt nông nghiệp, nông thôn huyện Khoái Châu.

Hai là, làm tốt công tác vận động, tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới

Để chương trình xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả, Khoái Châu cần tập trung vận động tuyên truyền, phát động sâu rộng cuộc vận động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về chương trình. Xây dựng NTM là chương trình “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, “xây dựng NTM là

nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân” nên để thực hiện thành công chương trình Đảng bộ huyện phải đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền người dân nhằm huy động được sức mạnh của toàn thể nhân dân. Trong công tác này,

99

Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể khác giữ vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động cho đoàn viên, hội viên, người dân nông thôn, cộng đồng doanh nghiệp tích cực tham gia xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, nội dung xây dựng nông thôn mới. Theo đó, định hướng các hoạt động phong trào của các tổ chức vào những mục tiêu cụ thể của chương trình.

Đối với người dân ở địa bàn huyện, việc quán triệt, nâng cao nhận thức xây dựng nông thôn mới chính là nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của bản thân, gia đình và tại địa bàn sinh sống. Làm sao cho chính người dân phát huy được vai trò, trách nhiệm của mình trong triển khai và tổ chức thực hiện Chương trình.

Các công trình, tiêu chí trong xây dựng NTM là vì nhân dân, phục vụ nhân dân. Vì vậy, trong quá trình xây dựng NTM, người dân phải tham gia ngay từ đầu với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Nếu nhân dân cùng tham gia đầu tư xây dựng công trình thì việc giám sát khối lượng, chất lượng thi công, triển khai sẽ chặt chẽ, có hiệu quả hơn. Trong quá trình sử dụng, khai thác các nội dung đầu tư để phục vụ cuộc sống, do người dân vừa là người sử dụng, vừa là chủ đầu tư nên họ sẽ có ý thức giữ gìn, bảo vệ tốt hơn, tạo ra tính bền vững cho kết quả, thành quả xây dựng NTM. Vì vậy, nhân dân phải tham gia nhiệt tình và thể hiện được vai trò làm chủ của mình trong xây dựng NTM. Người dân phải nhận thức rõ được vai trò, trách nhiệm lớn lao của mình, chính mình đổi mới quê hương đất nước mình theo hướng tích cực chứ không phải ai khác, không phụ thuộc vào nhà nước, vào các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư.

Xây dựng NTM là sự nghiệp của người dân, của Đảng bộ cơ sở và

chính quyền địa phương nhưng vai trò, sự hướng dẫn chỉ đạo của Nhà nước vô cùng quan trọng. Nhà nước cần thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện khoái châu () lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 99 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)