Quan điểm của Đảng về xây dựng nông thôn mới …

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện khoái châu () lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 46 - 50)

Chương 2: ĐẢNG BỘ HUYỆN KHOÁI CHÂU LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2014

2.1. Quan điểm của Đảng và chủ trương của Đảng bộ huyện Khoái Châu về xây dựng nông thôn mới

2.1.1. Quan điểm của Đảng về xây dựng nông thôn mới …

Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề “tam nông”

và CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của nước ta. Người coi đó là con đường tất yếu phải đi để xây dựng đất nước giàu mạnh. Trong bài “Con đường phía trước” đăng trên báo Nhân dân số 2143 ngày 20/1/1969, Người đã viết: Nước ta vốn là nước nông nghiệp lạc hậu, đó là chỗ bắt đầu đi của chúng ta… Đời sống nhân dân chỉ có thể dồi dào khi chúng ta dùng máy móc để sản xuất một cáhc rộng rãi: dùng máy móc cả trong công nghiệp và nông nghiệp, máy sẽ chắp thêm tay cho người, làm cho sức người tăng lên gấp trăm, nghìn lần và giúp người làm việc phi thường,… đó là con đường phải đi của chúng ta.

Trong bài phát biểu tại Đại hội Công đoàn tỉnh Thanh Hoá lần thứ 6 ngày 19/7/1960, Chủ tịch Hồ CHí Minh cũng xác định: Nước ta là một nước nông nghiệp…, muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải lấy nông nghiệp làm gốc. Đặc biệt Người rất quan tâm đến xây dựng NTM và đời sống văn hoá mới ở nông thôn cũng như trong mỗi gia đình người Việt.

Xây dựng NTM thực chất và trước hết là xây dựng những người nông dân mới- người nông dân xã hội chủ nghĩa. Trong việc xây dựng con người mới, Người luôn lấy đạo đức làm gốc. Xây dựng NTM về mặt đạo đức trước hết phải làm cho người dân ai cũng được no cơm, ấm áo, được học hành, chữa bệnh. Đạo đức của người nông dân mới xã hội chủ nghĩa phải được xây dựng

39

trên một nền tảng kinh tế định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy Người nhấn mạnh vai trò quyết định của con người và sự cần thiết phải xây dựng nền đạo đức xã hội chủ nghĩa.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh chúng ta phải xây dựng một chế độ dân chủ. NTM là nông thôn của những người lao động, của những con người không chấp nhận sự lười biếng. NTM cũng là nơi thể hiện đậm đà văn hoá tình nghĩa, tình làng nghĩa xóm.

Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, để xây dựng NTM trước hết vấn đề cơ bản và lâu dài là mỗi người dân phải nêu cao tinh thần làm chủ. Phải thực hành dân chủ, nghĩa là mọi việc đều phải bàn bạc, cán bộ không được quan liêu, tuyệt đối chống tham ô, lãng phí… Người đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng gia đình mới, đặt vấn đề xây dựng gia đình trong nhiệm vụ xây dựng NTM và

đặt nhiệm vụ xây dựng NTM trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Như vậy, đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh thì xây dựng NTM là phát triển trên tất cả các lĩnh vực, từ xây dựng đời sống vật chất cho nhân dân ấm no hạnh phúc, thì phải xây dựng một xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, văn minh, phải xây dựng được những gia đình văn hoá trong đó phụ nữ phải được giải phóng, được hưởng quyền bình đẳng,..Những tư tưởng của Người thực sự sâu sắc, thiết thực và vượt trước thời đại để cho đến hôm nay khi đất nước đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng thì những tư tưởng của Người vẫn còn nguyên vẹn những giá trị to lớn để giúp Đảng và nhân dân ta có được định hướng, con đường đúng đắn để tiến tới xây dựng thành công NTM, để đưa đất nước ta phát triển không ngừng, sánh vai cùng bạn bè năm châu.

Thấm nhuần tư tưởng của Hồ Chí Minh về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là chương trình xây dựng NTM, Đảng ta đã vận dụng sáng tạo vào thực tiễn và đạt được nhiều thành tựu to lớn.

40

Năm 2001, Ban Kinh tế Trung ương cùng với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các Bộ, ngành và địa phương bắt đầu triển khai xây dựng mô hình điểm: phát triển nông thôn theo hướng CNH- HĐH hợp tác hoá, dân chủ hoá (gọi chung là mô hình NTM cấp xã) tại các vùng sinh thái. Chương trình đã được triển khai ở 14 xã điểm (năm 2004 là 18 xã) với 5 nội dung cơ bản:

phát triển kinh tế hàng hoá với một cơ chế phù hợp khai thác được lợi thế của địa phương, có thị trường tiêu thụ; phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp với nền nông nghiệo hàng hoá đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá; xây dựng khu dân cư văn minh; tăng cường công tác y tế, văn hoá, giáo dục trong nông thôn và

xây dựng đội ngũ cán bộ; tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, phát huy vai trò của cán bộ tổ chức quần chúng, thực hiện tập trung dân chủ. Chương trình đã làm cho cơ sở hạ tầng và bộ mặt nông thôn của các xã điểm có sự thay đổi đáng kể, sản xuất nông nghiệp ngày càng mang lại hiệu quả cao.

Trong giai đoạn 2000- 2005 , Đảng và Nhà nước ta đã rất chú trọng đến xây dựng và phát triển nông thôn theo hướng CNH- HĐH, đồng thời cũng đưa ra những chỉ tiêu bước đầu về xây dựng NTM. Tuy nhiên, do còn nhiều khó khăn vướng mắc nên trên phạm vi cả nước chưa có địa phương nào hoàn thành được việc xây dựng NTM với tất cả các mục tiêu mà chủ trương của các Nghị quyết đưa ra, mà mới chỉ thực hiện được một số kế hoạch bước đầu.

Mục tiêu xây dựng NTM được phát triển một cách nhanh chóng trên phạm vi toàn quốc. Đảng ta đã đưa ra rất nhiều những Nghị quyết, văn bản, thông qua rất nhiều những cuộc họp để bàn bạc cùng tìm ra những hướng đi đúng đắn, thích hợp với tình hình cụ thể của đất nước cũng như bối cảnh của từng địa phương, từng vùng.

Chương trình của Đảng đựơc cụ thể hoá trong Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2000- 2010 của Chính phủ cũng như Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2000- 2005 và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2006- 2010.

41

Ưu tiên phát triển nông thôn cũng được thể chế hoá bằng nhiều cơ chế, chính sách, kế hoạch hàng năm và huy động nguồn lực toàn xã hội để thực hiện mục tiêu phát triển, ưu tiên nguồn lực phát triển nông thôn.

Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ X đã khẳng định vai trò, vị trí của nông nghiệp, nông thôn: “Hiện nay và trong nhiều năm tới đây vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn có tầm chiến lược quan trọng”, “Xây dựng hoàn chỉnh các quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn. Thực hiện chương trình xây dựng NTM nhằm xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống ấm no, văn minh, sạch đẹp, gắn với việc hình thành các khu dân cư đô thị hoá. Phát huy dân chủ, xây dựng nếp sống văn minh, bài trừ các tệ nạn xã hội ở nông thôn” [29, tr.195-196].

Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (khoá X) đã ban hành Nghị quyết số 26- NQ/TW ngày 5/8/2008 “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” đã nêu rõ quan điểm: “Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân và

nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cường vươn lên của nông dân.

Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận, dân chủ, có đời sống văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân” [102, tr. 125- 126 ].

Nghị quyết này được coi như “luồng gió mới”, tạo đà cho sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn trong đó xác định nông dân là chủ thể, xây dựng NTM là căn bản, phát triển toàn diện, HĐH nông nghiệp là then chốt và xác định quan điểm: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế- xã hội bền vững, giữ gìn ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Nông nghiệp và kinh tế nông thôn là bộ

42

phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho công nghiệp và xuất khẩu, tạo việc làm và thu nhập, ổn định đời sống cho đa số nhân dân.

Nông thôn là môi trường sống, nơi bảo tồn và phát triển các giá trị truyền thống văn hoá dân tộc. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đóng vai trò to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phát triển nông nghiệp, nông thôn, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân là nhiệm vụ chiến lược, là

cơ sở góp phần ổn định chính trị xã hội, phát triển đất nước hài hoà và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nghị quyết đã xác định được mục tiêu xây dựng NTM đến năm 2020.

Từ chủ trương này, Chính phủ đã có Quyết định 491/QĐ- TTg ngày 16/4/2009 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM, Quyết định 800/QĐ- TTg ngày 4/6/2010 phê duyệt chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010- 2020.

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện khoái châu () lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)