Chương 1: TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI HUYỆN KHOÁI CHÂU TRƯỚC NĂM 2008
1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hoá- xã hội của huyện Khoái Châu ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nông thôn mới
1.2.2. Đảng bộ huyện Khoái Châu lãnh đạo thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn (2000- 2008)
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước đồng thời thấm nhuần tư tưởng chỉ đạo của Đảng, Huyện uỷ Khoái Châu và Ban Thường vụ Huyện uỷ đã chỉ đạo các cấp các ngành bắt tay vào công cuộc phát triển kinh tế- xã hội đặc biệt là thực hiện công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Thực hiện chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam, cũng như xuất phát từ tình hình thực tế của huyện, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Khoái Châu lần thứ XXI nhiệm kỳ 2000- 2005 đã được tổ chức (từ ngày 31/10/2000 đến ngày 2/11/2000) đề ra những mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp trong giai đoạn mới 2000- 2005.
Từ khi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đề ra nội dung cơ bản của CNH, HĐH là: “Phát triển toàn diện nông- lâm- ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông- lâm- thuỷ sản, đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá” . Thực hiện những chủ trương của Đảng đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế của huyện, Ban Thường vụ Huyện uỷ Khoái Châu đã xác định nông nghiệp là nghành kinh tế quan trọng trong xây dựng NTM. Đại hội Đảng bộ huyện Khoái Châu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2000- 2005 đã đề ra nhiệm vụ: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy mọi nguồn lực, tiếp tục
27
chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng huyện Khoái Châu giàu mạnh, văn minh”[ 40, tr. 220- 221].
Đại hội đã đề ra mục tiêu: Giữ vững ổn định chính trị, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy mọi nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao và vững chắc. Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 5 năm đạt 11,45%, đến năm 2005 cơ cấu kinh tế hình thành với tỷ trọng giá trị nông nghiệp: 40,01%- xây dựng, tiểu thủ công nghiệp: 21,6%- thương nghiệp, dịch vụ: 36,39%. Tiếp tục chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, phấn đấu đến năm 2005 giái trị thu trên 1 ha canh tác đạt 37 triệu đồng (nhịp độ tăng bình quân trong 5 năm là 3,6%). Phấn đấu năng suất lúa năm 2005 đạt 12,5 tấn/ha [40, tr 221]. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, nông nghiệp, nông thôn Khoái Châu đã đạt được những thành tựu quan trọng và khá toàn diện.
Về kinh tế
Sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực kinh tế khá năng động và có nhiều khởi sắc của huyện Khoái Châu. Ngay sau khi tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ huyện khoá XXI, nhiệm kỳ 2000- 2005, Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã ra quyết định thành lập 10 tiểu ban xây dựng các chương trình đề án phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001- 2005. Về sản xuất nông nghiệp, Đảng bộ huyện xây dựng Đề án chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo 3 vùng sản xuất, đồng thời tích cực chỉ đạo chuyển giao khoa học kỹ thuật , thực hiện một nền sản xuất hàng hoá có giá trị cao, mang lại hiệu quả tốt, đẩy mạnh công tác khuyến nông và thông tin tuyên truyền, chú trọng việc trợ giá các giống mới,… Cụ thể là huyện đã định hình rõ 3 vùng sản xuất nông nghiệp là: Vùng nửa lúa, nửa màu dọc kênh Đông và kênh Tây; Vùng ngoài
28
bãi sông Hồng; Vùng lúa ven đường 39 và một số xã phía nam huyện. Có thể nói đây là định hướng phát triển nông nghiệp hết sức đúng đắn và sáng tạo của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Khoái Châu trong giai đoạn đẩy nhanh, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Trong 5 năm (từ 2000- 2005) giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện liên tục tăng theo hướng năm sau cao hơn năm trước. Năm 2001 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 352 tỷ 753 triệu, đến năm 2005 giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện đạt ở mức 425 tỷ 902 triệu đồng [40, tr. 225]. Các vùng sản xuất nông nghiệp của huyện cho kết quả hết sức khả quan.
Chăn nuôi được phát triển theo hướng công nghiệp, bên cạnh đó huyện cũng chú trọng phát triển đàn gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản. Năm 2001 tổng số đàn lợn là 68.600 con, đàn bò 4.466 con trong đó bò, bê lai Sind chiếm 67%, đàn gia cầm ước khoảng 920.000 con. Năm 2005, tổng đàn gia cầm là
741.664 con, tổng số đàn lợn tăng lên 79.000 con, bò bê 4.392 con [40, tr.
226]. Chương trình “Nạc hoá” đàn lợn và “Sind hoá” đàn bò được thực hiện tốt…
Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TU ngày 18/9/2001 của ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Quyết định số 34/QĐ-UB ngày 18/9/2001 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc khuyến khích nhân dân dồn thửa, đổi ruộng đất nông nghiệp. Ban Thường vụ Huyện uỷ Khoái Châu đã xây dựng Nghị quyết số 10- NQ/HU ngày 23/10/2001về chỉ đạo làm điểm dồn điền đổi thửa tại 8 xã trong huyện.
Đến hết năm 2005, sau khi thực hiện dồn thửa đổi ruộng, số thửa trong toàn huyện giảm từ 243.452 thửa giảm xuống còn 113.772 thửa, giảm 53,26%, bình quân 2,56 thửa/ hộ. Đến nay huyện đã khắc phục cơ bản tình trạng ruộng đất manh mún, tạo điều kiện thuận lợi cho mô hình kinh tế trang trại phát triển nhanh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2001, toàn huyện có 28 trang trại
29
gồm 16 trang trại chăn nuôi, 9 trang trại theo mô hình VAC, 3 trang trại thả cá,… Năm 2005 đã có trên 500 trang trại, trong đó có 314 trang trại đạt tiêu chí theo Thông tư liên bộ [40, tr. 229].
Kết quả sản xuất lương thực và phát triển trong nông nghiệp của huyện Khoái Châu trong những năm sau tái lập đã cơ bản giải quyết được tình trạng thiếu lương thực, không những đáp ứng được nhu cầu thường xuyên mà còn góp phần dự trữ lương thực. Ổn định được nhu cầu lương thực là điều kiện quan trọng, là bước đột phá đầu tiên của sự nghiệp phát triển nông nghiệp- nông thôn Khoái Châu. Sự thay đổi về cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp trong thời kì này đã mang lại cho Khoái Châu một diện mạo mới, tạo điều kiện cho nơi đây sự phát triển toàn diện, vững chắc.
Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Thực hiện chủ trương CNH, HĐH đất nước, đặc biệt coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, trong những năm qua công nghiệp Khoái Châu đã tập trung củng cố, tổ chức sản xuất, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao năng lực sản xuất, thúc đẩy nhiều thành phần kinh tế phát triển, đặc biệt là phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp khu vực nông thôn, gắn liền với công nghiệp chế biến nông sản góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và giải quyết việc làm cho nông dân.
Với đặc điểm là huyện lớn của tỉnh, đất đai được hình thành 3 vùng canh tác khác nhau, công nghiệp chưa có, TTCN còn nhỏ bé, chủ yếu là phát triển các ngành nghề trong dân. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành nghị quyết chỉ đạo các xã trước mắt tập trung phát triển TTCN và khôi phục làng nghề truyền thống, đầu tư kinh phí đào tạo nghề trong dân, mở các lớp tập huấn cho lao động được học nghề. Huyện cũng tích cực làm đường công
30
nghiệp để từ đó quy hoạch khu công nghiệp tập trung và khu công nghiệp vệ tinh; tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ đảng viên và
nhân dân về nhiệm vụ phát triển công nghiệp của huyện; đôn đốc các nhà đầu tư triển khai thực hiện các dự án đã được phê duyệt; mời gọi đầu tư công nghiệp tại khu công nghiệp tập trung ở xã Tân Dân và Dân Tiến,..
Năm 2005 đã có 17 dự án được tỉnh phê duyệt, 2 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, sản xuất tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh, các cơ sở sản xuất và các hộ gia đình đã mở rộng quy mô, đa dạng hoá các mặt hàng. Giá trị tổng sản phẩm của TTCN năm 2001 là 93 tỷ 639 triệu đồng, năm 2005 đạt 425 tỷ 902 triệu đồng. Huyện đã khuyến khích mở các lớp tập huấn đào tạo nghề, mở rộng nghành nghề truyền thống, phát triển thêm một số ngành nghề mới cho người lao động. Năm 2005 đã mở được 11 lớp dạy nghề cho 620 lao động, công tác đào tạo nghề đã tăng qua từng năm cả về số lớp và số lao động tham gia [40, tr. 232]. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp , TTCN đã tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, đổi mới nông thôn ở các xã trong phạm vi toàn huyện. Cùng với những cơ chế đúng đắn, phù hợp, rất nhiều làng nghề truyền thống đã được huyện khôi phục và phát triển mạnh, góp phần quan trọng vào sự chuyển dịch cơ cấu, đổi mới nông thôn, thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nơi đây.
Sự phát triển của công nghiệp, TTCN có tác động tới sự phát triển của các ngành dịch vụ như: Thương mại, thông tin liên lạc, giao thông vận tải, tài chính tín dụng,… góp phần vào việc tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, nông nghiệp của huyện.
Đời sống dân cư nông thôn
31
Cùng với việc tập trung phát triển kinh tế, huyện Khoái Châu cũng ra sức nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân và đặc biệt chú ý tới địa bàn nông thôn vì đây là địa bàn rộng lớn, đông đúc và đóng góp vô cùng quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội chung của huyện.
Biểu hiện rõ nhất là bộ mặt xã hội nông thôn ngày càng khởi sắc, điều kiện sinh hoạt của dân cư tăng cao. Năm 2001 có 100% số xã, thị trấn, thôn trong huyện đã có điện lưới quốc gia; đa số các hộ dân đều được sử dụng nước sạch sinh hoạt; 100% số xã có đường ôtô đến trung tâm xã, đa số đường liên thôn, liên xã được nhựa hoá, bê tông hoá. Mạng lưới chợ, đại lý kinh doanh bán buôn, bán lẻ hàng hoá, và nhiều dịch vụ khác phát triển mạnh và
đều khắp trên địa bàn như thị trấn Khoái Châu, xã Đông Kết, Đông Tảo,..
Ngoài ra cùng với kết cấu hạ tầng có sẵn, dưới sự chỉ đạo của các ban, ngành đã được xây dựng bổ sung và sửa chữa như trường học, trạm y tế, phát thanh- truyền hình… cũng thực sự thay đổi bộ mặt nông thôn, cải thiện điều kiện sinh hoạt văn hoá, tinh thần của cư dân nông thôn. Cụ thể một số lĩnh vực như:
- Về giáo dục- đào tạo: Sự nghiệp giáo dục của huyện Khoái Châu phát triển vững chắc và khá toàn diện, ngành giáo dục huyện nhà thường xuyên đạt danh hiệu là đơn vị dẫn đầu của tỉnh. Qui mô trường lớp đã đa dạng hoá, các trường chuyên nghiệp của Trung ương, của tỉnh đóng trên địa bàn được cấp trên đầu tư nâng cấp. Công tác giáo dục- đào tạo trên địa bàn đã góp phần đắc lực vào nâng cao dân trí và đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương.
Huyện đã chỉ đạo tập trung nâng cao tỷ lệ phòng học kiên cố cao tầng ở các cấp học bằng chương trình trái phiếu Chính phủ. Huyện uỷ Khoái Châu
32
còn quan tâm xây dựng trường chuẩn quốc gia, đến nay đã có 21 trường được công nhận trường chuẩn quốc gia (năm 2000 có 01 trường). Thành lập mới 03 trường Trung ho ̣c phổ thông, đến nay toàn huyện có 05 trường Trung ho ̣c phổ
thông. Ngành học Mầm non, trường lớp được quan tâm xây dựng, khắc phục được tình trạng học nhờ, học tạm. Giáo dục mầm non thực hiện tốt, công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ em được nâng lên qua các năm. Năm 2005 đã có 87,4%trẻ em nhà trẻ đạt kênh A (tiêu chí về sức khoẻ, thể chất), 88,2%
trẻ em mẫu giáo đạt kênh A [40, tr. 234-235]. Việc nâng cấp xây mới nhà trẻ, xây dựng trường chuẩn quốc gia được các xã quan tâm hơn.
Trang thiết bị đồ dùng dạy học đã đáp ứng khá tốt yêu cầu dạy và học.
Đến năm 2004, 100% trường Tiểu học, Trung học cơ sở đã được trang bị máy vi tính. Số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn tăng qua từng năm, năm 2005 đã có 68,2% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Chất lượng giáo dục toàn diện vag mũi nhọn được nâng lên. Tỷ lệ các cháu ra nhà trẻ, vào mẫu giáo tăng;
học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở vào Trung học phổ thông đạt 75% [40, tr.
235].
- Về công tác y tế, dân số- gia đình- trẻ em: Mạng lưới y tế của huyện được quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, khuyến khích đi đôi với quản lý chặt chẽ hành nghề y dược tư nhân. Đội ngũ y, bác sỹ, cán bộ y tế tích cực học tập nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Công tác y tế dự phòng thực hiện tốt, trong thời gian qua không có dịch bệnh lớn xảy ra; 100% trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng phòng 8 bệnh nguy hiểm, uống Vitamin A phòng chống bệnh khô mắt. Thanh toán các bệnh xã hội đạt kết quả cao, đã thanh toán bệnh phong, bệnh mắt hột và giải phóng mù loà cho người cao tuổi. Đến hết năm 2005, huyện có 11/25 xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế (đạt 44%).
33
Công tác truyền thông vận động lồng ghép dịch vụ kế hoạch hoá gia đình đạt kết quả tốt. Tỷ lệ tăng dân số giảm và ổn định, tỷ lệ sinh con thứ 3 còn 7,54% (giảm 0,24% so với năm 2000). Đã có 21 làng không có người sinh con thứ 3. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 25%, đạt mục tiêu Đại hội đề ra. Tiếp nhận và thực hiện tốt chương trình hồi gia cho trẻ em lang thang, cơ nhỡ [40, tr. 235-236].
- Văn hoá- thông tin, truyền thanh, thể dục thể thao: Phong trào xây dựng làng văn hoá, cơ quan, đơn vị văn hoá được quan tâm đi vào chất lượng. Các thiết chế văn hoá từng bước được tăng cường, 100% số thôn đã xây dựng được quy ước thôn, 65/95 số thôn có nhà văn hoá. Đa số các xã, thị trấn có đội văn nghệ, phong trào văn hoá văn nghệ quần chúng phát triển rộng rãi, hình thức phong phú và đa dạng. Một số loại hình văn hoá văn nghệ dân gian được khôi phục phát triển như hát ca trù, trống quân. Nếp sống văn minh, thực hành tiết kiệm trong việc cưới việc tang có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác giữ gìn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá được coi trọng.
Hàng năm duy trì tốt các lễ hội truyền thống, giữ gìn truyền thống văn hoá của quê hương.
Đài truyền thanh huyện và đài xã, thị trấn được quan tâm bảo dưỡng, sửa chữa nâng cấp thường xuyên, đảm bảo chất lượng tin bài, thực hiện tốt nhiệm vụ đưa tin, tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Hoạt động thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông phát triển tốt, các điểm bưu điện văn hoá xã duy trì hiệu quả, đồng thời đưa phần mền vào khai thác nhiều dịch vụ mới như: thư chuyển tiền, bưu phẩm chuyển phát nhanh EMS, 100% số thôn đã có đường dây máy điện thoại. Số máy điện thoại phát triển nhanh, đến hết năm 2005 toàn huyện có trên 10.000 máy, đạt tỷ lệ 18 người/
máy [40, tr. 236]. Sự phát triển của bưu điện, viễn thông đã cơ bản đáp ứng
34
được yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh- quốc phòng của huyện và nhu cầu sử dụng của nhân dân. Bưu điện- viễn thông càng ngày càng trở thành một lĩnh vực kinh tế góp phần vào tăng trưởng, phát triển nền kinh tế- xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân huyện nhà.
Phong trào thể dục- thể thao được các tầng lớp nhân dân tham gia tích cực. 100% xã, thị trấnquy hoạch được đất và có câu lạc bộ thể dục- thể thao, nhiều xã xây dựng được sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông. Các hoạt động thi đấu thể dục thể thao được tổ chức khá thường xuyên, các môn thi đấu ngày càng đa dạng, thu hút đông đảo các lứa tuổi tham gia.
-Về chính sách xã hội: Ban Chấp hành Đảng bộ huyện xác định làm tốt công tác chăm sóc người có công, các đối tượng chính sách, phong trào đền ơn đáp nghĩa,… góp phần không nhỏ vào việc nâng cao đời sống nhân dân.
Đến năm 2004 huyện đã xoá xong nhà tranh vách đất, không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 12%, hết năm 2005 giảm còn 3% [40, tr. 238].
Công tác xã hội trong thời gian qua cũng được huyện ủy, Ban Chấp hành huyện ủy Khoái Châu đặc biệt quan tâm. Ngay từ khi mới tái lập, huyện đã thành lập Ban chỉ đạo giải quyết việc làm của huyện giai đoạn 2001- 2005 và những năm tiếp theo, trong đó đề ra mục tiêu cụ thể như: giải quyết việc làm tại chỗ hàng năm trên 10.000 lao động; cải tạo đồng ruộng tăng diện tích gieo trồng để tăng thời gian làm việc của mỗi lao động lên 280 ngày công/
năm; phát triển nghành nghề thủ công truyền thống; phát triển lao động dịch vụ nông nghiệp chế biến lương thực thực phẩm; vận động đi xây dựng quê hương mới 1.000 lao động; đi công nhân kỹ thuật, bộ đội, đi học là 1.000 lao động,… Vì vậy, đến nay huyện đã giải quyết khá tốt tình trạng thiếu việc làm theo hướng phát triển nghành nghề TTCN, mở mang dịch vụ, tiếp thị tuyển