Chủ trương của Đảng bộ huyện Khoái Châu về xây dựng nông thôn mới …

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện khoái châu () lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 50 - 56)

Chương 2: ĐẢNG BỘ HUYỆN KHOÁI CHÂU LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2014

2.1. Quan điểm của Đảng và chủ trương của Đảng bộ huyện Khoái Châu về xây dựng nông thôn mới

2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ huyện Khoái Châu về xây dựng nông thôn mới …

Nông nghiệp, nông thôn luôn là lĩnh vực được huyện Khoái Châu coi trọng hàng đầu, nâng cao đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần cua rngười nông dân cũng là mục tiêu xuyên suốt trong các chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của huyện. Căn cứ vào Nghị quyết của Trung ương về nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ huyện Khoái Châu cũng đề ra những chủ trương, chương trình xây dựng NTM cụ thể cho huyện mình. Theo đó, xây dựng nông thôn mới nhằm đạt được 4 mục tiêu cơ bản sau:

43

Một là, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn; Nâng cao dân trí, đào tạo nông dân có trình độ sản xuất cao, có nhận thức chính trị đúng đắn, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.

Hai là, xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng hiện đại. Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất. Sản phẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh cao.

Ba là, xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và hiện đại, nhất là đường giao thông, thuỷ lợi, trường học, trạm y tế, khu dân cư,...; xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, văn minh, giàu đẹp, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; an ninh trật tự được giữ vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Bốn là, hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường, xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông

Cùng với những mục tiêu trên là những đặc trưng của nông thôn mới:

Nông thôn mới trước tiên nó phải là nông thôn, không phải là thị tứ, thị trấn, thị xã, thành phố và khác với nông thôn truyền thống hiện nay. Có thể khái quát thành 5 đặc trưng lớn sau :

Một là, kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao.

Hai là, nông thôn phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ.

Ba là, dân trí được nâng cao, bản sắc văn hoá dân tộc được giữ gìn và phát huy.

Bốn là, an ninh tốt, quản lý dân chủ.

Năm là, chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao.

44

Về tiêu chí xây dựng NTM, theo quyết định số 491/ QĐ - TTg, ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ thì Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới gồm 19 tiêu chí và chia thành 5 nhóm. Căn cứ vào Bộ tiêu chí đó, Đảng bộ huyện Khoái Châu cũng Ban hành Bộ tiêu chí xây dựng NTM của huyện Khoái Châu gồm 19 tiêu chí sau: Tiêu chí quy hoạch và thực hiện quy hoạch ; Tiêu chí giao thông ; Tiêu chí thuỷ lợi ; Tiêu chí điện ; Tiêu chí trường học ; Tiêu chí cơ sở vật chất văn hoá ; Tiêu chí chợ nông thôn ; Tiêu chí bưu điện ; Tiêu chí nhà ở dân cư ; Tiêu chí thu nhập ; Tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo ; Tiêu chí cơ cấu lao động ; Tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất ; Tiêu chí giáo dục ; Tiêu chí y tế ; Tiêu chí văn hoá ; Tiêu chí môi trường ; Tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh ; Tiêu chí an ninh - trật tự xã hội.

Những tiêu chí trên được chia thành 5 nhóm như sau: Nhóm tiêu chí về quy hoạch, về hạ tầng kinh tế - xã hội, về kinh tế và tổ chức sản xuất, về văn hoá - xã hội - môi trường và về hệ thống chính trị.

Bộ tiêu chí nông thôn mới này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó là

cụ thể bộ mặt của xã nông thôn mới thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Bộ tiêu chí cũng là căn cứ để xây dựng nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, là thước đo để các xã lập kế hoạch phấn đấu đạt 19 tiêu chí nông thôn mới. Bên cạnh đó, bộ tiêu chí còn là căn cứ để chỉ đạo và

đánh giá kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới của các địa phương trong từng thời kỳ, đánh giá công nhận xã, huyện, tỉnh đạt nông thôn mới; đánh giá trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Chức năng của NTM: Nông thôn mới mặc dù có nhiều điểm khác với nông thôn truyền thống hiện nay nhưng thực chất nó vẫn phải là nông thôn chứ không phải là thị tứ, thị trấn,... Vì vậy, chức năng của nông thôn mới

45

ngoài một số chức năng mới vẫn phải giữ lại những chức năng vốn có của nông thôn truyền thống.

Nông thôn mới phải có chức năng vốn có của nông thôn là sản xuất nông nghiệp. Nông thôn mới phải là nơi sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp có năng suất, chất lượng cao theo hướng sản xuất hàng hoá, không phải là tự cung tự cấp, phát huy được bản sắc địa phương. Đồng thời với việc này là

phát triển sản xuất ngành nghề, trước hết là ngành nghề truyền thống của địa phương. Sản phẩm ngành nghề vừa chứa đựng yếu tố văn hoá vật thể và phi vật thể của từng làng quê Việt Nam, vừa tạo việc làm, tăng thu nhập cho cư dân nông thôn...

Ngoài chức năng sản xuất nông nghiệp trên thì nông thôn mới còn có chức năng giữ gìn văn hoá truyền thống dân tộc. Bản sắc văn hoá làng quê cũng là một phần căn bản của bản sắc từng dân tộc, giữ gìn nó là giữ gìn văn hoá truyền thống đa dạng của các dân tộc, của từng quốc gia. Làng quê nông thôn Việt Nam khác rất nhiều so với làng quê nông thôn các nước láng giềng.

Ngay cả ở Việt Nam, làng quê dân tộc Thái cũng khác với làng quê của các dân tộc Mông, Ê-đê, Ba-na, Kinh... Nếu quá trình xây dựng nông thôn mới làm phá vỡ chức năng này là đi ngược lại với lòng dân và làm xoá nhoà

truyền thống văn hoá muôn đời của người Việt.

Bên cạnh đó, nông thôn mới còn phải có chức năng bảo đảm môi trường sinh thái. Nếu như nền văn minh công nghiệp phá vỡ mối quan hệ hài hoà vốn có giữa con người với thiên nhiên, thì nền sản xuất nông nghiệp lại mang chức năng phục vụ hệ thống sinh thái. Từ vườn cây, ao cá, cánh đồng lúa bát ngát mênh mông, trang trại cà phê, tiêu,..., hệ thống tưới tiêu, hồ đập thuỷ lợi cho đến bờ dậu...làm cho con người gần gũi, gắn bó với thiên nhiên.

Thấm nhuần chủ trương chỉ đạo của Đảng đặc biệt là sau Nghị quyết của Trung ương và của tỉnh Hưng Yên ban hành, Đảng bộ huyện Khoái

46

Châu đã nhận thức được xây dựng nông thôn mới không phải là một dự án xây dựng cơ bản mà đây là một chương trình phát triển tổng hợp về kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội. Mà đây là một chương trình phát triển nông thôn toàn diện, bền vững với mục đích nâng cao nhanh cuộc sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn. Xây dựng nông thôn mới vừa là mục tiêu, yêu cầu của phát triển bền vững, vừa là nhiệm vụ cấp bách, là chủ trương có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Xây dựng nông thôn mới có thể coi là một cuộc vận động cách mạng to lớn và quan trọng nhằm tập trung xác định rõ vai trò của nông nghiệp, nông dân và nông thôn; về các hình thức tổ chức sản xuất và

quan hệ sản xuất phù hợp, có hiệu quả ở nông thôn; mối quan hệ giữa đô thị - nông thôn, công nghiệp - nông nghiệp và giữa trí thức - nông dân để đảm bảo phát triển bền vững.

Đảng bộ huyện Khoái Châu đã có những chủ trương, chương trình hành động cụ thể nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Đảng về xây dựng NTM. Để triển khai quá trình xây dựng NTM ở Khoái Châu, ngoài việc xây dựng và ban hành chủ trương, việc tổ chức thực hiện nhằm đưa các chủ trương đó đi vào cuộc sống là một quá trình bao gồm nhiều khâu, nhiều công đoạn, mắt xích như: thành lập ban chỉ đạo, xây dựng các tiêu chí, tuyên truyền tổ chức học tập, phân công cán bộ chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá xếp loại…

Từ năm 2006- 2014, trên cơ sở những Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh uỷ Hưng Yên, huyện uỷ Khoái Châu đã ban hành một loạt những Nghị quyết về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn một cách cụ thể, chi tiết, đầy đủ và toàn diện. Đến năm 2009, khi tiêu chí nông thôn mới được ban hành thì Đảng bộ huyện cũng tiến hành thành lập Ban chỉ đạo lãnh đạo xây dựng NTM dựa trên cơ sở 19 tiêu chí của Nhà nước.

47

Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, huyện chỉ đạo: Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh, mở rộng diện tích.

Ngoài ra còn có nhiều chính sách về việc triển khai các biện pháp ngăn chặn dịch cúm gia cầm, gia súc… Những chủ trương, chính sách đó của huyện đã góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.

Đối với ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, Huyện uỷ, Ban Thường vụ huyện uỷ tập trung chỉ đạo chặt chẽ, có một số chủ trương nhằm tập trung cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng thu hút các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất.

Trong lĩnh vực văn hoá- xã hội, huyện uỷ Khoái Châu chủ trương “Xây dựng và phát huy nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” và đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”…

Huyện uỷ, Ban Thường vụ huyện uỷ Khoái Châu cũng chỉ đạo tiếp tục thực hiện công tác xoá đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm cho người dân trên địa bàn, thực hiện tốt các cuộc vận động “Vì người nghèo”, “Xây dựng nhà đại đoàn kết”, “Xoá nhà tranh tre, vách đất”,…

Ban Thường vụ huyện uỷ cũng ban hành chỉ thị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ của nhân dân trong tình hình mới đã mang lại cho nhân dân một cuộc sống yên tâm, ngoài phát triển ổn định về kinh tế còn được chăm lo về sức khoẻ và đời sống tình thần. Điều đó mang lại cho nhân dân một sự tin tưởng, phấn khởi, tin tưởng vào Đảng, vào Nhà nước và sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện nhà.

Ban Thường vụ huyện uỷ cũng nêu ra chủ trương, biện pháp, cách thức tiến hành thực hiện Nghị quyết số 26- NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về vấn đề “tam nông” với mục tiêu: Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện, bền vững; phát triển theo hướng

48

sản xuất hàng hoá, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và có sức canh tranh cao. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế nông- lâm- thuỷ sản đạt 4-5%/ năm, đảm bảo an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp kết hợp với phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề ở nông thôn để giải quyết cơ bản việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn. Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội nông thôn theo hướng hiện đại, văn minh. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn,… Đồng thời Ban Thường vụ huyện uỷ cũng đề ra giải pháp thực hiện xây dựng NTM:

Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá và phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ; Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội nông thôn gắn với phát triển đô thị; Tiến hành CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn; Hoàn thiện và bổ sung các cơ chế chính sách huy động nguồn lực phát triển kinh tế nông thôn…

Chủ trương xây dựng NTM của huyện Khoái Châu được triển khai, quán triệt đến các cấp bộ đảng, chính quyền, tổ chức ngành nghề, tổ chức xã hội, hộ gia đình, người nông dân với nhiều hình thức đa dạng và phong phú.

Chủ trương đã đáp ứng được yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người dân trong huyện, vì vậy đã nhận được sự đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia của nhân dân.

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện khoái châu () lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)