Kết quả bước đầu thực hiện xây dựng nông thôn mới ở huyện Khoái Châu

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện khoái châu () lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 61 - 78)

Chương 2: ĐẢNG BỘ HUYỆN KHOÁI CHÂU LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2014

2.3. Kết quả bước đầu thực hiện xây dựng nông thôn mới ở huyện Khoái Châu

Khái niệm NTM đã được đề cấp tới từ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VII (1991) song phải tới ngày 16/4/2009 khi Quyết định 491/QĐ- TTg được ban hành nhằm giải thích và đưa ra các tiêu chí của một NTM thì nhân dân trên địa bàn huyện mới bắt tay vào xây dựng NTM. Trong những năm đầu tiến hành xây dựng NTM, mặc dù những kết quả đạt được chưa đầy đủ và toàn diện như trong mục tiêu quốc gia nhưng những thành tựu mag huyện đạt được đã mang lại bộ mặt mới cho nông thôn, góp phần phát triển kinh tế- xã hội chung của huyện nhà.

Về kinh tế : Sản xuất bền vững, theo hướng sản xuất hàng hoá

54

Với chủ trương phát triển nông nghiệp bền vững, toàn diện, theo hướng sản xuất hàng hoá, có năng suất, chất lượng cao, Huyện uỷ Ban Thường vụ huyện uỷ Khoái Châu đã quan tâm chỉ đạo, tạo mọi điều kiện cho nhân dân sản xuất để đạt được những mục tiêu đã đề ra, góp phần thực hiện thành công mô hình xây dựng NTM.

Sản xuất nông nghiệp: Nhằm đẩy mạnh quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tích cực, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh có sẵn, trong những năm qua, các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong huyện đã cụ thể hoá, vận dụng linh hoạt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà

nước vào điều kiện thực tế của ngành nông nghiệp địa phương. Huyện đã xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng CNH, HĐH.

Nhờ những chủ trương, chính sách trên, trong những năm gần đây sản xuất nông nghiệp của huyện phát triển mạnh và khá toàn diện theo thế mạnh của 3 vùng, giá trị sản xuất tăng trưởng bình quân 3,8%, cơ cấu trồng trọt đạt 56%, chăn nuôi thuỷ sản đạt 44%. Trong những năm qua, năng suất lúa của huyện đạt trên 12,5 tấn/1ha, liên tục dẫn đầu toàn tỉnh, lúa chất lượng gạo ngon đạt 65%; cây màu, cây ăn quả cho năng suất và thu nhập cao. Các sản phẩm như cam Đông Tảo, nhãn chín muộn, bưởi, chuối được nhiều người tiêu dùng biết đến [40, tr.255].

Vùng nửa lúa, nửa màu dọc kênh Đông và kênh Tây là vùng có phong trào chuyển đổi cơ cấu kinh tế khá trong huyện cả lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Vùng này có cây trồng rất phong phú, đa dạng, nhân dân năng động trong phát triển kinh tế nông nghiệp và xúc tiến thị trường. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng diễn ra nhanh, mạnh, diện tích lúa chuyển sang màu, cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao. Giá trị thu nhập 1ha canh tác đến năm 2010 đạt bình quân 125 triệu/ha/năm, cao hơn gấp 3 lần so với năm 2005

55

(năm 2005 chỉ đạt 43 triệu đồng/ha), đến năm 2014 đạt 155 triệu /ha/năm [40, tr.255].

Vùng ngoài bãi sông Hồng trong những năm qua do không có lũ lớn nên sản xuất nông nghiệp phát triển, diện tích chuyên lúa chỉ còn khoảng 120 ha còn lại chủ yếu là cây ăn quả và cây màu gồm nhiều giống mới như lạc L18, L13, ngô giống mới, đỗ tương ĐT 96, ĐT 2000,… Giá trị thu nhập 1ha canh tác bình quân năm 2010 đạt 95 triệu đồng/ha (năm 2005 là 39 triệu đồng/ha) [39, tr.256].

Vùng lúa ven đường 39 và một số xã phía nam huyện đã đưa các giống lúa lai có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt vào sản xuất; từng bước mở rộng diện tích cây vụ đông; những diện tích trũng cấy lúa thu nhập thấp đã cơ bản chuyển đổi sang đào ao nuôi trồng thuỷ sản theo mô hình VAC. Trong 5 năm từ năm 2005 đến 2010, các xã đã vận động nhân dân chuyển đổi ruộng trũng sang đào ao phát triển kinh tế trang trại, chăn nuôi gia súc, gia cầm và

phát triển cây vụ đông. Giá trị thu nhập cho 1 ha canh tác năm 2010 đạt trên 70 triệu/ha/năm [40, tr.256].

Trong những năm gần đây, trong lĩnh vực chăn nuôi, ngành đã chú trọng đầu tư theo hướng chăn nuôi công nghiệp, sử dụng các loại giống cho năng suất cao, hình thành một số mô hình chăn nuôi trang trại các loa ̣i gia súc, gia cầm. Đến giữa năm 2010, tổng đàn gia súc gia cầm là 1.038.254 con.

Chương trình “Sind hoá” đàn bò tạo ra đàn bò lai Sind vóc dáng to, khoẻ mạnh, tỷ lệ nạc cao đến nay đã thực hiện xong. Tổng đàn bò năm 2010 là

4.792 con và đang “Sind hoá” ở giai đoạn cao. Đàn lợn cũng đã “Nạc hoá” cơ bản, có ít nhất từ 3/4- 7/8 máu ngoại, tỷ lệ đàn lợn ngoại thuần đã tăng lên chiếm 30- 35% tổng đàn. Năm 2010, tổng đàn lợn là 95.530, sản lượng thịt hơi xuất chuồng là 13.198, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo điều kiện phát triển các trang trại lợn quy mô lớn. Đàn bò sữa tiếp tục được duy trì và mang

56

lại nguồn lợi khá cao cho các hộ nông dân tham gia chăn nuôi bò sữa. Tỷ trọng ngành chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản trong ngành nông nghiệp tăng nhanh từ 36,02% năm 2006 lên 44% vào năm 2010 và lên 46,7% năm 2014 [40, tr. 256-257].

Mô hình kinh tế trang trại phát triển, năm 2010 có khoảng 500 trang trại đủ tiêu chí mới (năm 2005 có 205 trang trại) và đến năm 2014 đã tăng lên là khoảng 600 trang trại. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các trang trại ngày càng đa dạng, doanh thu và lãi ngày càng cao.

Các cấp uỷ Đảng và chính quyền cũng quan tâm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đầu tư nuôi trồng thuỷ sản. Phát huy lợi thế vùng bãi bồi, ao đầm, nhiều địa phương trong huyện đã mạnh dạn đưa vào nuôi thả thuỷ sản. Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc đầu tư nâng cấp hệ thống đê bao vùng bãi ngang, nâng cấp kết cấu hạ tầng, bà con nơi đây có điều kiện đưa vào nuôi thả thuỷ sản. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng này đã đem lại lợi nhuận cao cho người dân nơi đây.

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Những năm qua thực hiện công cuộc đổi mới trong lĩnh vực công nghiệp, TTCN, huyện đã khai thác được tiềm năng thế mạnh của địa phương, mở rộng quan hệ hợp tác trong và ngoài nước đầu tư phát triển công nghiệp, TTCN ở nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Các khu công nghiệp tập trung đã được quy hoạch gồm các xã: Dân Tiến, Tân Dân, An Vĩ, Thị trấn Khoái Châu, Phùng Hưng với tổng diện tích 350 ha. Có 28 dự án đầu tư vào địa bàn huyện, trong đó 19 dự án sản xuất CN- TTCN, 9 dự án kinh doanh, dịch vụ, có 13 dự án đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh góp phần tích cực tăng tỷ trọng CN-TTCN trong cơ cấu kinh tế chung. Tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị thực hiện dự án khoan thăm dò than và khí than để khai thác tiềm năng, lợi thế của huyện

57

Toàn huyện có 2.637 cơ sở sản xuất TTCN, ngành nghề truyển thống, thu hút trên 5.525 lao động, tạo ra nhiều việc làm mới, tăng thu nhập cho nhân dân; mở 75 lớp học nghề cho trên 2.625 lao động. Đến năm 2014 đã có 4 làng nghề được tỉnh công nhận Làng nghề truyền thống là mây tre đan Liên Khê, Bình Kiều, thị trấn Khoái Châu và làng mộc Minh Khai- Đại Tập.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ về giải tán lò gạch thủ công, đồng thời thu hút dự án sản xuất gạch công nghệ tiên tiến theo phương pháp xây dựng lò đứng Tuy-nen, do vậy chất lượng sản phẩm được nâng lên, đảm bảo điều kiện tốt hơn cho môi trường. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 335 tỷ đồng, trong đó công nghiệp tập trung đạt 205 tỷ đồng, TTCN đạt 130 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân đạt trên 20% [40, tr. 258-259].

Thực hiện dồn điền đổi thửa, phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH, HĐH: Trong công cuộc xây dựng NTM, dồn điền đổi thửa được coi là yếu tố quan trọng thực hiện thành công mục tiêu chương trình, có ý nghĩa đột phá nhằm khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún, quy hoạch vùng sản xuất; nâng cấp hệ thống giao thông thuỷ lợi nội đồng, áp dụng các biện pháp sản xuất mới năng suất, hiệu quả hơn.

Điểm đột phá của dồn điền đổi thửa là hình thành các vùng chuyên canh sản xuất tập trung, quy mô lớn, từ đó chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thâm canh bền vững, làm ra khối lượng sản phẩm đa dạng theo hướng sản xuất hàng hoá, đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu dùng và xuất khẩu.

Đi đôi với công tác dồn điền đổi thửa, chính quyền các địa phương cũng đã quan tâm chỉ đạo đưa cơ giới hoá vào các khâu sản xuất, giải phóng sức lao động như: máy gieo mạ, máy thu hoạch lúa, phun thuốc bảo vệ thực vật bằng động cơ… hình thành vùng sản xuất hàng hoá, đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích.

58

Thành công của công tác dồn điền đổi thửa đã góp phần đem lại bộ mặt mới cho nhiều khu vực nông thôn trên địa bàn huyện. Dồn điền đổi thửa đã giải quyết cơ bản được tình trạng manh mún và phân tán ruộng đất cho người nông dân. Từ chỗ phải canh tác trên nhiều thửa ruộng ở các cánh đồng khác nhau thì nay chỉ tập trung sản xuất tại 1-2 thửa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện cơ giới hoá, giảm chi phí sản xuất và tăng hiệu xuất lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng NTM.

Phát triển kinh tế hợp tác xã góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM: Trong xây dựng NTM, Nhà nước chỉ đóng vai trò định hướng, ban hành tiêu chí, đề ra chính sách còn người dan là chủ thể trong bàn bạc, quyết định và tổ chức thực hiện. Vì vậy, Huyện uỷ, Ban Thường vụ huyện uỷ đã nhận định trong quá trình xây dựng NTM hiện nay việc xây dựng mô hình HTX kiểu mới là thực sự cần thiết, là điều kiện đưa nông thôn phát triển theo hướng bền vững. Việc xây dựng NTM gắn với đẩy mạnh kinh tế tập thể mà

nòng cốt là HTX là một chiến lược quan trọng trong quá trình hoàn thành các tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM.

Các HTX đặc biệt là HTX nông nghiệp đã phát huy vai trò trong việc tập hợp, vận động, thay đổi cách nghĩ, cách làm của nông dân, tuyên truyền có hiệu quả việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất và đặc biệt đã thực hiện tốt việc liên doanh, liên kết, đảm bảo đầu ra ổn định cho các loại nông sản của nông dân.

Các HTX dịch vụ nông nghiệp được củng cố, hoạt động cơ bản đáp ứng được các dịch vụ làm đất, cung ứng giống, vật tư nông nghiệp… Đến năm 2010 huyện đã có 31 HTX dịch vụ nông nghiệp, trong đó 25 HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp, 2 HTX và 3 công ty hoạt động kinh doanh dịch vụ điện, 01 HTX nhãn lồng Khoái Châu đã cơ bản đáp ứng được 2 nhiệm vụ

59

chính là điện và nước, ngoài ra còn mở rộng các dịch vụ làm đất, cung ứng giống… hàng năm hoạch toán đều có lãi [40, tr.257].

Việc phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân tại các địa bàn nông thôn cũng phát huy hiệu quả lớn trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn trong sản xuất kinh doanh. Ngoài ra HTX còn giúp người dân có thêm thu nhập chính đáng, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn và đó cũng là một mục tiêu lớn nhất mà các HTX, doanh nghiệp đóng trên địa bàn nông thôn muốn hướng đến.

Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao.

Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân là

nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện Khoái Châu. Quá trình chỉ đạo xây dựng NTM đã mang lại cho người dân nông thôn nơi đây một đời sống vật chất và tình thần cao hơn trước, giúp họ lạc quan tin tưởng vào cuộc sống, vào Đảng để vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.

Với chủ trương “tập trung, huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế- xã hội bền vững, toàn diện” của Huyện uỷ, Ban Thường vụ huyện uỷ, nhân dân Khoái Châu đã hăng hái thi đua lao động sản xuất, phát triển các ngành kinh tế, nâng cao mọi mặt của đời sống. Vì vậy mà sau một thời gian ngắn thực hiện, kinh tế huyện Khoái Châu đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Năm 2011, thu nhập GDP bình quân đầu người là 26 triệu đồng, đến năm 2014 là 33,5 triệu đồng và ước tính đến 2015 đạt 45 triệu đồng. Tại các vùng nông thôn, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên rõ rệt. Huyện đã tập trung chỉ đạo chuyển dần đất nông nghiệp trồng cây giá trị thấp sang nuôi trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế cao như: chuối tiêu hồng, nhãn, rau, nuôi cá rô phi, nhím,… Chính sự chỉ đạo sát sao, thiết thực, sáng tạo của huyện uỷ Khoái Châu mà giờ đây đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt.

60

Diện tích lúa giảm đáng kể, thay vào đó là những loại cây trồng có giá trị cao, thu nhập trên 1ha canh tác năm 2011 là 135 triệu đồng, đến năm 2014 tăng lên là 155 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới còn 3,97% (năm 2014). Tỷ lệ hộ dân được dùng nước sạch hợp vệ sinh là 92,5%. Tỷ lệ kênh mương được kiên cố hoá đạt trên 92%; Đường thôn, ngõ xóm được bê tông hoá, cứng hoá đạt trên 95% [40, tr. 283],.. Những kết quả đạt được trong những năm qua là cơ sở, điều kiện cần thiết để Khoái Châu tiếp tục triển khai xây dựng thành công mô hình NTM theo Chương trình mục tiêu quốc gia.

Công tác xoá đói giảm nghèo ở huyện Khoái Châu cũng được chính quyền hết sức quan tâm. Với mục tiêu “xoá nhà tranh, tre, vách đất” xoá nhà

tạm, giảm tỷ lệ hộ nghèo, Huyện uỷ đã hỗ trợ xây nhà, sửa nhà, tạo công ăn việc làm, tạo điều kiện về vật nuôi, con giống để các hộ nghèo phát triển sản xuất, nâng cao đời sống kinh tế. Bên cạnh đó, UBND huyện còn tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị đủ tư cách pháp nhân tuyển lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và khuyến khích hỗ trợ để người nghèo đi xuất khẩu lao động. Ngoài ra, căn cứ vào nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất của các hộ nghèo, Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp chặt chẽ với UBND các xã, phường tuyên truyền công khai chính sách, thủ tục, điều kiện vay vốn đối với các hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

Nhờ có sự quan tâm của các cấp Đảng, chính quyền mà đời sống bà con nhân dân đã được nâng lên rõ rệt. Kết quả trên đây đã góp phần thực hiện thành công những chủ trương chính sách của Đảng, đồng thời khẳng định sự đúng đắn, sáng tạo của huyện ủy Khoái Châu trong công tác xoá đói giảm nghèo nói riêng và trong công tác chỉ đạo xây dựng NTM nói chung.

Nông thôn có làng xã văn minh, sạch sẽ, hạ tầng hiện đại

Xây dựng NTM không những chỉ là phát triển kinh tế- xã hội vùng nông thôn mà còn là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người nông

61

dân. Vì vậy, huyện đã đề ra mục tiêu là: Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng ngày càng hiện đại; xã hội nông thôn hiện đại, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ.

Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện, nhân dân Khoái Châu đã ra sức chung tay xây dựng một nông thôn văn minh, hiện đại theo đúng mục tiêu mà

Đảng đã đề ra. Bộ mặt nông thôn Khoái Châu giờ đã thay đổi rất nhiều, nhà

cửa khang trang, đường giao thông các xã, thôn sạch đẹp… đâu đâu cũng thấy khẩu hiệu “Chung tay xây dựng nông thôn mới”, “Quyết tâm xây dựng nông thôn mới”,… Để thực hiện thắng lợi các chủ trương đó của huyện uỷ, Đảng bộ cơ sở và nhân dân trong toàn huyện đã cùng nhau góp sức người, sức của xây dựng NTM. Đường ở khắp các thôn xóm được nới rộng và bê tông hoá là

do nhân dân tự nguyện hiến đất, ủng hộ ngày công, xã đầu tư thêm kinh phí vật liệu xây dựng. Huyện đã kiên cố hóa đường giao thông nông thôn, trường học các cấp được xây dựng và nâng cấp, 80% trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia.

Hệ thống công trình thuỷ lợi đảm bảo tưới tiêu cho trên 90% diện tích đất nông nghiệp. 100% các xã có hệ thống lưới điện quốc gia, 100% xã có hệ thống đài truyền thanh, thông tin liên lạc, bưu điện phục vụ nhân dân. Số hộ gia đình được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh đạt 92,5% [40, tr. 263- 264].

Trong lĩnh vực giáo dục, Đảng và chính quyền các cấp đã kêu gọi nhân dân tích cực tham gia phong trào “xã hội hoá giáo dục”, đưa giáo dục trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Vì vậy, giáo dục- đào tạo của huyện trong những năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn. Quy mô trường lớp ổn định, chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn được nâng lên . Tỷ lệ xét tốt nghiệp Trung ho ̣c cơ sở trên 98%, tốt nghiệp Trung ho ̣c phổ thông trên 99%. Số học sinh đỗ vào các trường đại học ngày càng cao. Coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Đội ngũ giáo viên cơ bản được chuẩn hoá, tỷ

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện khoái châu () lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 61 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)