Nghiên cứu thị trường : là nắm bắt được sự thay đổi của các nhu cầu,những yếu tố nào tác động và ảnh hưởng đến thay đổi nhu cầu hiện tại và tương lai, có những nhu cầu nào khác sẽ xuất hiện và mong ước cũng như niềm tin về thương hiệu trong tương lai biến đổi như thế nào.
Nghiên cứu thị trường sẽ quan tâm đến xu hướng vận động cuả yếu tố tiêu dùng, yếu tố của đối thủ cạnh tranh, của biến đổi về khoa học công nghệ trong nội bộ ngành cũng như trong các ngành có sản phẩm thay thế.
Nghiên cứu khách hàng: nghiên cứu xu hướng phát triển của nhu cầu, đặc điểm của khách hàng, xu hướng phát triển của ngành.
Xác định mục tiêu của thương hiệu: muốn thương hiệu đứng ở đâu trong tâm trí người tiêu dùng.
Lựa chọn mô hình thương hiệu phù hợp:
Lựa chọn một mô hình để xây dựng thương hiệu sao cho phù hợp với đặc điểm thị trường và điều kiện của doanh nghiệp. Nó đòi hỏi phải có tính khoa học, tính thực tiễn và hứa hẹn một tiềm năng phát triển trong tương lai.
Có thể chia các mô hình xây dựng thương hiệu thành 3 nhóm cơ bản : mô hình thương hiệu gia đình, mô hình thương hiệu cá biệt, mô hình đa thương hiệu.
Mỗi mô hình có ưu nhược điểm khác nhau và phù hợp với từng doanh nghiệp cụ thể.
Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu: tên, logo, slogan, nhạc hiệu, bao bì, chính sách sản phẩm....
Trong hệ thống nhận diện thương hiệu của một doanh nghiệp logo là một dấu hiệu làm nổi bật thương hiệu, là yếu tố tạo dấu ấn riêng của doanh nghiệp, mang tính khái quát cao. Hình ảnh logo luôn là hình ảnh đầu tiên nhắc đến thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm. Chỉ với những logo trên một sản phẩm cùng loại, người tiêu dùng đã có thể phân biệt thương hiệu của từng nhà sản xuất. Điều này cũng có nghĩa là logo ấy đã quá quen thuộc và thương hiệu đã được khẳng định.
Logo còn được coi là hình ảnh hữu hiệu trong việc giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng qua các phương tiện thông tin đại chúng. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Bên cạnh đó để phân biệt với thương hiệu cạnh tranh doanh nghiệp sử dụng các dấu hiệu nhận dạng thương hiệu mà phổ biến nhất là logo và tên thương hiệu.
Slogan là một từ hoặc cụm từ được sử dụng trong chiến dịch quảng cáo với mục đích là để nhấn mạnh một thông điệp mà công ty mong muốn mọi người ghi nhớ, giúp người tiêu dùng hình dung thương hiệu và sản phẩm nhanh chóng hơn, dễ dàng hơn. Có thể nói Slogan là phần cô đọng nhất của thương hiệu, gắn liền với thương hiệu, góp phần không nhỏ hình thành nên bản sắc của thương hiệu. Bên cạnh thiết kế logo, sáng tạo slogan cũng là một công việc rất quan trọng đối với thương hiệu trong chiến dịch quảng cáo và tiếp cận khách hàng.
Slogan đáp ứng được các tiêu chí : dễ nhớ, dễ thuộc, có tính mô tả, giàu hình dung, linh hoạt, không bị giới hạn bởi biên giới địa lý hay nền văn hóa, áp dụng được cho các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp…sẽ in sâu vào trí nhớ của khách hàng thông điệp của doanh nghiệp.
- Bảo vệ thương hiệu và chống xâm phạm :
Bảo vệ thương hiệu bao gồm 2 phần: một là bảo hộ nhãn hiệu và các yếu tố cấu thành thương hiệu; hai là xây dựng hệ thống rào cản cần thiết ngăn chặn khả năng tấn công của các thương hiệu cạnh tranh khác. Mọi tổ chức và cá nhân kinh doanh đều có quyền nộp đơn để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm. Đơn yêu cầu được nộp cho Cục sở hữu trí tuệ ( thuộc Bộ khoa học và công nghệ).
Ngăn chặn tất cả các xâm phạm từ bên ngoài (sự xâm phạm của hàng giả, hàng nhái, sự tạo nhầm lẫn cố tình hay hữu ý,hiện tượng gây khó hiểu của các thương hiệu gần giống) và sự sa sút từ bên trong thương hiệu (giảm uy tín do chất lượng hàng hóa suy giảm, không duy trì được quan hệ tốt với khách hàng làm giảm lòng tin của khách hàng với hàng hóa và doanh nghiệp).
- Định vị thương hiệu:
Ngày nay, có nhiều quan điểm về định vị vì định vị được coi là công cụ giúp doanh nghiệp thành công trong việc biết mình sẽ làm gì và đối tượng của mình là các nhu cầu nào, giúp doanh nghiệp đi sâu vào tâm trí tối giản hóa trong thời đại bùng nổ thông tin. Không có công ty nào có thể giỏi tất cả các lĩnh vực, vì thế họ cần phải sắp xếp các thứ tự ưu tiên do nguồn tài chính giới hạn và giải quyết định xem nên tập trung nguồn tài chính vào đâu. Đồng thời việc lựa chọn chuyên môn vào lĩnh vực này có thể sẽ làm giảm khả năng thành công trong lĩnh vực khác.
- Quảng bá thương hiệu:
Để chiến lược quảng bá thương hiệu đạt hiệu quả cao nhất điều tất yếu là phải nghiên cứu tâm lý, đặc tính của nhóm khách hàng mục tiêu, các phương tiện truyền thông hỗ trợ, chính sách của đối thủ cạnh tranh trong đó có việc hiểu biết quy trình nhận thức thương hiệu của một khách hàng là yếu tố tiên quyết.
- Khai thác tài sản thương hiệu:
Thương hiệu luôn là tài sản vô hình và có giá của doanh nghiệp. Thực tế đã chứng minh giá của thương hiệu khi chuyển nhượng đã cao hơn rất nhiều so với tổng tài sản hữu hình mà doanh nghiệp đang sở hữu.