Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên bộ phận xúc tiến thương mại

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC xây DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY cổ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU và THƯƠNG mại SÔNG HƯƠNG (Trang 48 - 54)

3.2 Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao công tác xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty

3.2.5 Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên bộ phận xúc tiến thương mại

- Tiến hành sắp xếp bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý và lao động hiện có.

Cần phát hiện người có năng lực, bố trí họ vào những công việc phù hợp với từng mảng của chính sách xuc tiến, trình độ và năng lực sở trường. Bổ sung những cán bộ, lao động đủ tiêu chuẩn, có triển vọng phát triển, đồng thời thay thế những cán bộ, nhân viên không đủ năng lực, không đủ tiêu chuẩn, vi phạm pháp luật, đạo đức.

Đây là giải pháp quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ hiện có mà chưa cần đến việc đào tạo bồi dưỡng.

- Tạo sự gắn bó về quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với công ty bằng các chính sách như: đầu tư cho đào tạo, bảo đảm công ăn việc làm ổn định cho người lao động kể cả khi có biến động, xây dựng chế độ tiền lương và thưởng theo hướng khuyến khích người lao động có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của công ty nói chung và cho hoạt động xúc tiến nói riêng. Đa dạng hoá các kỹ năng và đảm bảo khả năng thích ứng của người lao động khi tiếp cận thực tế cần có sự điều chỉnh lao động trong nội bộ doanh nghiệp. Biện pháp này sẽ giúp các công ty có thể dễ dàng điều chỉnh lao động khi có những biến động, giảm được chi phí để tuyển dụng hay luân chuyển đội ngũ hoạt động xúc tiến.

- Áp dụng cơ chế bổ sung và đào thải nhân lực để duy trì đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên tinh thông nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhanh nhạy của chính sách xúc tiến trên thị trường.

KẾT LUẬN

Qua phân tích về thực trạng công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại sông Hương qua một số chỉ tiêu về khái niệm, nội dung, chỉ tiêu đánh giá, nhân tố ảnh hưởng em nhận thấy công ty còn nhiều khó khăn về chính sách giá bán, chính sách quảng cáo, chính sách hỗ trợ xúc tiến nhưng công ty đã có nhiều giải pháp khắc phục thực trạng để phát triển không ngừng, đảm bảo giữ chữ tín cho khách hàng, tăng thị phần trên thị trường, thực hiện kinh doanh có hiệu quả và đặc biệt là xây dựng nên thương hiệu mạnh cho công ty. Đó là những cố gắng nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ nhân viên công ty để luôn phấn đấu để trở thành lá cờ đầu trong toàn ngành góp phần khẳng định vị thế thương hiệu “Sông Hương Safety”.

Qua thời gian thực tập đã giúp em có được một cái nhìn tổng quát và cụ thể về hoạt động kinh doanh của công ty đặc biệt là công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp”.

Và cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại sông Hương đã giúp đỡ em tận tình trong thời gian thực tập tai Công ty, thầy Th.S Đỗ Minh Thụy đã hướng dẫn và giúp em hoàn thành tốt bài báo cáo này.

Em xin chân thành cảm ơn !

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Quốc Thịnh (2005), Giáo trình Thương hiệu với nhà quản lý, NXB Lao động – Xã hội.

2. Lê Đăng Lăng ( 2010), Giáo trình Quản trị thương hiệu, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

3. Vũ Trí Dũng (2009), Giáo trình “ Định giá thương hiệu ”, NXB ĐH kinh tế quốc dân, 2009

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...1

CHƯƠNG 1...2

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU...2

VÀ THƯƠNG MẠI SÔNG HƯƠNG...2

1.1 Quá trình ra đời và phát triển của công ty...2

1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty...3

1.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty...3

1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty...8

1.4. Đặc điểm kinh tế-kỹ thuật của công ty...9

1.4.1 Đặc điểm về cơ sở vật chất, kĩ thuật của công ty...9

1.4.2. Đặc điểm về sản phẩm...11

a, Mặt hàng sản xuất chính của Công ty:...11

12 Mũ bảo hộ mũ bảo hiễm xanh...12

.● Bảo Vệ Chân Và Bàn Chân...13

13 Ủng bảo hộ...13

66% nhân viên bị thương khi mang giầy an toàn, thiết bị che chở chân, giầy cao ống và 33% khi mang giầy thường. Trong số những người mang giầy này, 85% bị thương vì vật rơi trúng vào những chỗ mà giầy hay giầy cao ống không bảo vệ được. Để đề phòng các vật rơi hoặc lăn, vật nhọn, kim loại nóng chảy, mặt bằng nóng và ướt, bề mặt trơn trợt, nhân viên phải mang dụng cụ bảo vệ bàn chân, giầy

hay giầy cao cổ và đồ che đùi thích hợp. Giầy an toàn phải cứng và bảo vệ được ngón chân. Giầy phải đạt tiêu chuẩn của ANSI...13

● Bảo Vệ Mắt Và Mặt...13

● Bảo Vệ Tai...14

14 Ốp tai chống ồn...14

● Bảo Vệ Cánh Tay và Bàn Tay...15

15

Gang tay sợi Găng dầu 806...15

Phỏng, cắt, điện giựt, cụt tay và nhiễm hoá chất là những ví dụ về các hiểm họa liên quan đến thương tích cho tay và cánh tay. Hiện nay có nhiều loại bao tay, nệm bọc tay, tay áo và vòng cổ tay để phòng ngừa các hiểm họa này. Những thứ này phải được chọn lựa cho phù hợp với từng công việc.. Cao su được coi như là nguyên liệu tốt nhất làm bao tay và tay áo cản nhiệt và phải đạt tiêu chuẩn của ANSI...15

● Bảo Vệ Phần Bán Thân...15

Quần áo bảo hộ...15

Nhiều hiểm họa có thể gây thương tích cho phần bán thân: độ nóng, tia bắn từ kim loại nóng và chất lỏng nóng, va chạm, vết cắt, chất axít và phóng xạ. Hiện nay có nhiều loại áo quần bảo vệ: áo khoác, áo choàng, yếm che, quần áo liền nhau, và bộ đồ che toàn thân. Quần áo làm bằng chất ngăn lửa len hay lông mặc thoải mái và dễ dàng thích ứng với nhiệt độ khác nhau nơi làm việc. Những loại bảo hộ khác gồm có đồ bằng da, vật liệu được cao su hóa, và áo bảo hộ dùng một lần...15

● Bảo Vệ Hô Hấp...15

Khẩu trang phòng bụi Nhật Bản...15

1.4.3 Đặc điểm về lao động của công ty...17

1.4.4 Thị trường chính của công ty...19

1.4.5 Khách hàng trực tiếp của công ty...19

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ THƯƠNG MẠI...20

SÔNG HƯƠNG...20

2.1 Cơ sở lý luận về công tác xây dựng và phát triển sản phẩm thương hiệu trong

doanh nghiệp...20

2.1.1 Khái niệm và vai trò của thương hiệu...20

2.1.2 Nội dung cơ bản trong xây dựng và phát triển thương hiệu...21

2.1.3 Chỉ tiêu đánh giá thương hiệu...24

2.1.4 Nhân tố ảnh hưởng tới công tác xây dựng và phát triển thương hiệu...28

2.2 Thực trạng công tác xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại sông Hương...31

2.3 Phân tích thực trạng về xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm của công

ty cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại sông Hương...35

2.3.1 Theo chỉ tiêu đánh giá tình hình thực hiện công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của sản phẩm Công ty...35

2.3.2 Theo nhân tố ảnh hưởng công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty...37

2.4 Đánh giá thực trạng công tác xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại sông Hương...38

2.4.1 Thành tựu của công ty trong công tác xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm...38

2.4.2. Hạn chế trong công tác xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm của công ty...41

2.4.3 Nguyên nhân của hạn chế trong công tác xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm của công ty...42

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ THƯƠNG MẠI SÔNG HƯƠNG...45

3.1 Phương hướng công tác xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty...45

KẾT LUẬN...49

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC xây DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY cổ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU và THƯƠNG mại SÔNG HƯƠNG (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w