Nhân tố ảnh hưởng tới công tác xây dựng và phát triển thương hiệu

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC xây DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY cổ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU và THƯƠNG mại SÔNG HƯƠNG (Trang 28 - 31)

a, Các yếu tố bên trong doanh nghiệp - Chất lượng sản phẩm:

Chất lượng sản phẩm tốt và ổn định là một yếu tố cần thiết cho sự tồn tại của sản phẩm và thương hiệu đó trên thị trường. Doanh nghiệp phải tạo ra sản phẩm có thuộc tính hay công dụng mới nhằm tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh thì mới thu hút được khách hàng

- Khâu thiết kế sản phẩm:

Thiết kế sản phẩm phải đánh vào tâm lý khách hàng, thỏa mãn được mong muốn của khách hàng.

Tên, logo, slogan, nhạc hiệu… là những yếu tố sử dụng để tạo ra nhận biết và phân biệt sản phẩm với đối thủ cạnh tranh.

- Chức năng của sản phẩm :

Để có thể thu hút được khách hàng và đứng vững trên thị trường thì sản phẩm cần được bổ sung những chức năng phụ thêm, từ đó sẽ đem lại cho khách hàng một cảm nhận toàn diện về sản phẩm và thương hiệu đó.Trong nhiều cách để cho người tiêu dùng biết đến và có thể hiểu được chức năng, công dụng của sản phẩm thỳ cách tốt nhất và hữu hiệu đó chính là khách hàng giới thiệu sản phẩm của công ty.

- Khả năng chăm sóc khách hàng:

Muốn có một thương hiệu tốt, nhiều người biết đến và tin dùng tổ chức khảo sát ý kiến khách hàng về sản phẩm công ty mình.Đồng thời thực hiện chính sách sau bán hàng một cách khoa học, hợp lý.

- Uy tín của doanh nghiệp trên thị trường:

Khi doanh nghiệp đã có uy tín trên thị trường thì tức là sản phẩm của doanh nghiệp đã được nhiều người tiêu dùng biết đến và sử dụng từ đó họ sẽ giới thiệu hàng hóa của doanh nghiệp cho những người xung quanh, làm cho khách hàng tiềm năng tin vào sản phẩm.

- Khả năng về nguồn nhân lực: chia khách hàng làm 2 loại

Khách hàng bên trong: toàn bộ mọi thành viên, mọi bộ phận tồn tại trong doanh nghiệp

- Khách hàng bên ngoài: bao gồm toàn bộ những đối tượng, những tổ chức trong xã hội có nhu cầu mua sắm, khai thác và sử dụng hình ảnh của doanh nghiệp.

Khi mọi thành viên trong doanh nghiệp đều có nỗ lực thì sản phẩm của công ty sẽ có chất lượng đảm bảo và ổn định.Khả năng của nhân viên trong công ty có ảnh hưởng lớn tới thương hiệu của doanh nghiệp.Nhân viên trong công ty chính là người quảng cáo hình ảnh của doanh nghiệp tới người tiêu dùng hiệu quả nhất, nếu bất cư khi nào nhân viên trong công ty nhận thức rõ được là mình cần giới thiệu về sản phẩm của doanh nghiệp mình đang làm tới mọi người biết đến qua đó góp phần làm cho thương hiệu trở thành thương hiệu mạnh.

- Hình thức quảng bá tới khách hàng:

Quảng bá trên các phương tiện truyền thông: tivi, radio, báo chí…ưu thế của các phương tiện này là tác động mạnh, phạm vi ảnh hưởng rộng lớn, phong phú.

Quảng cáo trực tiếp: dùng thư tín, điện thoại, e-mail… hình thức này đặc biệt hiệu quả về mặt kinh tế.

Quảng cáo tại nơi công cộng, tại địa điểm bán sẽ giúp nhiều người tiêu dùng biết đến sản phẩm của doanh nghiệp.

b, Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp - Xu hướng về tiêu dùng :

Từ người tiêu dùng đến người bình thường: khi người tiêu dùng đã sử dụng sản phẩm của công ty thì họ sẽ giới thiệu sản phẩm đó cho những người xung quanh làm cho mọi người xung quanh tìm tòi và dùng thử sản phẩm đó.

Từ sản phẩm đến trải nghiệm toàn diện : muốn sản phẩm có được thương hiệu mạnh thì sản phẩm đó không những phải thỏa mãn những yêu cầu thiết yếu mà người tiêu dùng tin tưởng sẽ có trong sản phẩm mà phải đáp ứng những ước vọng và khát khao sâu xa của mỗi người. Ứng dụng quan điểm này các trung tâm thương mại được tổ chức vừa là nơi mua sắm vừa là nơi giải trí.Các cửa hàng đầu tư nhiều

hơn vào việc trang trí không gian mua sắm, từ ánh sáng, màu sắc cho đến cách trưng bày, tiếp đón nhằm tạo cho khách hàng cảm giác trọn vẹn, hoàn hảo và sự

thoải mái.

- Đối thủ cạnh tranh:

Thứ nhất:

Doanh nghiệp đang chiếm thị phần lớn, thương hiệu mạnh nhưng trong ngành sản xuất đó đang có một đối thủ có nguy cơ sẽ chiếm dần thị phần của doanh nghiệp và đang tăng cường củng cố thương hiệu qua đó sẽ ảnh hưởng tới thương hiệu của doanh nghiệp hoặc là đối thủ cạnh tranh có những hành động không tốt làm ảnh hưởng tới thương hiệu của doanh nghiệp.

Thứ hai:

Khi doanh nghiệp đang sản xuất sản phẩm mới trên thị trường chưa có đối thủ cạnh tranh trong ngành nhưng có những đối thủ trong ngành khác đang quan tâm tới loại sản phẩm mà doanh nghiệp đang sản xuất. Hiện tại khi chưa có đối thủ cạnh tranh trong ngành thì doanh nghiệp dễ dàng quảng bá thương hiệu từ đó sẽ trở thành thương hiệu mạnh nếu doanh nghiệp cố gắng phát huy lợi thế, nhưng nếu doanh nghiệp không chú ý thì rất có thể đối thủ cạnh tranh trong ngành khác chuyển sang sản xuất loại sản phẩm mà doanh nghiệp đang sản xuất vì vậy thương hiệu của doanh nghiệp có thể giảm sút.

- Phong tục tập quán :

Cũng có ảnh hưởng tới thương hiệu bởi có những khi logo của sản phẩm hay giai điệu của đoạn quảng cáo không phù hợp với truyền thống của địa phương thì cũng sẽ có thể gây phản cảm tới khách hàng.

- Hệ thống pháp luật:

Mỗi quốc gia đều có những điều luật riêng mà hệ thống pháp luật lại có ảnh hưởng tới việc xây dựng và phát triển thương hiệu.Khi hệ thống pháp luật có đưa ra điều lệ cấm hoặc hạn chế việc sản xuất một mặt hàng nào đó thì thương hiệu của doanh nghiệp sẽ không được phát triển mạnh.

VD: Thuốc lá có hại cho sức khỏe vì vậy trên các phương tiện thông tin đại chúng pháp luật Việt Nam quy định không được quảng cáo, trưng bày băng zôn quảng cáo thuốc lá tại những nơi công cộng.

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC xây DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY cổ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU và THƯƠNG mại SÔNG HƯƠNG (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w