2.4. Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
2.4.1. Kết quả công tác đào tạo
2.4.1.1. Số lượng các khóa học được tổ chức Trong năm 2013 Công ty tổ chức:
60
- 2 khóa học GPs cho nhân viên Công ty vào tháng 3 và tháng 9 - 1 khóa học an toàn lao động vào tháng 7
- 1 khóa học phòng chống cháy nổ vào tháng 6
- 1 phó tổng Giám đốc (GD sản xuất) tham gia khóa học CEO tại Công Ty Đào Tạo Tư Vấn Thương Mại Vân Nguyên.
- Mời giảng viên Đại học Ngoại Thương về giảng dậy cho phòng Kinh doanh - Marketing.
Năm 2014 Công ty đã tổ chức:
- 2 khóa học GPs cho nhân viên Công ty vào tháng 3 và tháng 9 - 1 khóa học an toàn lao động vào tháng 7
- 1 khóa học phòng chống cháy nổ vào tháng 6 - 1 khóa học Tiếng Anh vào tháng 3
- 1 khóa học đảm bảo môi trường sản xuất xanh-sạch-đẹp vào tháng 3
- Thuê đội ngũ chuyên gia Singapore - CIS International Pte Ltd về tư vấn, triển khai ISO cho Công ty trong vòng 3 năm 2014-2016
Năm 2015 Công ty tổ chức:
- 2 khóa học GPs cho nhân viên Công ty vào tháng 3 và tháng 9 - 1 khóa học an toàn lao động vào tháng 7
- 1 khóa học phòng chống cháy nổ vào tháng 6 - 1 khóa học Tiếng Anh vào tháng 3
- Cử phó TGD & Trưởng phòng Tài chính - Kế toán tham gia khóa học CFO tại Công Ty Đào Tạo Tư Vấn Thương Mại Vân Nguyên
- 1 Khóa học tìm hiểu pháp chế quy định ngành dược thay đổi 2015 vào tháng 1
- Cử 2 nhân viên kinh doanh tham gia khóa học Kinh doanh - Marketing tại Công Ty Đào Tạo Tư Vấn Thương Mại Vân Nguyên.
- Toàn bộ đội ngũ nhân viên phòng Đảm bảo chất lượng làm việc với chuyên gia tư vấn ISO của Singapore.
61
Điều này chứng tỏ Công ty đã rất chú trọng đến việc tổ chức các lớp học và dựa vào nhu cầu của người lao động để bố trí họ tham gia các lớp do Công ty tổ chức và các lớp học ngoài công ty.
2.4.1.2. Các lĩnh vực được đào tạo
Hằng năm Công ty đều tổ chức khóa học về phòng chống cháy nổ và an toàn lao động với 100% người lao động đều tham gia. Công ty cũng tổ chức lớp ngoại ngữ (Tiếng Anh) vào tháng 3 hàng năm nhằm nâng cao khả năng ngoại ngữ cho nhân viên, phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế thế giới của nước ta, đáp ứng được nhu cầu trao đổi doanh nghiệp nước ngoài.
Dựa vào nhu cầu đào tạo của người lao động, Công ty sẽ tổ chức các lớp học khi có đủ 30 ngưởi trở lên. Hằng năm, Công ty đều mở thêm các lớp, các khóa học đáp ứng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và nền kinh tế thị trường. Các lĩnh vực mà Công ty đào tạo và cử đi đào tạo gồm:
5 “Tiêu chuẩn thực hành tốt” - GPs ban hành bởi WHO:
GMP (Good Manufacturing Pratice) – Tiêu chuẩn áp dụng quản lý sản xuất thuốc, kiểm soát các điều kiện về hạ tầng, con người & quá trình sản xuất để đạt những tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh cung cấp cho người tiêu dùng loại bỏ những nguy cơ nhiễm chéo và lẫn lộn.
GLP (Good Laboratory Practice ) – Tiêu chuẩn áp dụng kiểm nghiệm thuốc, thể hiện những yếu tố thích hợp nhằm đảm bảo độ tin cậy cần thiết đáp ứng được các yêu cầu chất lượng.
GSP (Good Storage Practices) - Tiêu chuẩn áp dụng bảo quản và vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm ở tất cả các giai đoạn sản xuất, bảo quản, tồn trữ, vận chuyển và phân phối thuốc để đảm bảo cho thành phẩm thuốc có chất lượng đã định khi đến tay người tiêu dùng.
GDP (Good Distribution Practices) - Tiêu chuẩn áp dụng phân phối thuốc, bảo đảm chất lượng thuốc được duy trì qua việc kiểm soát đầy đủ tất cả các hoạt động liên quan đến quá trình phân phối thuốc.
62
GPP (Good Pharmacy Practices) - Thực hành tốt quản lý nhà thuốc, gồm các nguyên tắc cơ bản về chuyên môn và đạo đức bảo đảm việc sử dụng thuốc được chất lượng, hiệu quả và an toàn.
Tiếng Anh.
CEO, CFO.
Dược sỹ cao cấp, trung cấp, cử nhân kinh tế Dược.
Kinh doanh & Marketing.
ISO.
2.4.1.3. Kinh phí đào tạo qua các năm
Bảng 2.9: Kinh phí đào tạo tại Pharbaco giai đoạn 2013-2015 Năm
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
Tổng kinh phí đào tạo dự trù (trđ) 200 250 270
Tổng kinh phí đào tạo thực tế (trđ) 185 275 250
Tổng số lao động (người) 522 543 525
Số lớp học/năm Công ty tổ chức 6 7 9
Kinh phí đào tạo bình quân 1 người (=Tổng khi phí đào tạo thực tế/Tổng số lao động) (trđ/người/năm)
0,354 0,506 0,476
Nguồn: Phòng Tổng hợp - hành chính
63
Hình 2.10: Biến động chi phí đào tạo qua các năm 2013 – 2015
Nguồn: Phòng Tổng hợp - hành chính Như vậy, tổng kinh phí đào tạo của Công ty năm 2014 cao hơn năm 2013 do số nhân viên trong Công ty tăng cao, cần thêm kinh phí đào tạo. Kinh phí đào tạo cho 1 cán bộ nhân viên năm 2014 cao hơn năm 2013. Điều đó cho thấy Công ty đã đầu tư hơn cho đào tạo cán bộ nhân viên của mình. Sang năm 2015 số lượng nhân viên và kinh phí đào tạo đều giảm so với năm 2014, nguyên nhân bởi 2015 Công ty chỉ còn gia công thuốc cho khách hàng, không trúng thầu thuốc và cung cấp trực tiếp đến các bệnh viện như năm 2014
Kinh phí đào tạo bình quân nhân viên năm 2015 cao hơn năm 2013 mặc dù tổng số lao động tương đương bởi Công ty đang triển khai tư vấn đào tạo ISO với chuyên gia Singapore. Điều đó cho thấy Công ty đã đầu tư hơn cho đào tạo cán bộ nhân viên của mình.
Nhìn vào bảng trên ta còn thấy, việc tính chi phí của Công ty vẫn chưa đầy đủ, đó là do khi tính chi phí đào tạo đã không đưa chi phí cơ hội vào.Việc tính chi phí đào tạo nên tính thêm cả chi phí cơ hội để xác định thời điểm đào tạo, hình thức đào tạo cho phù hợp và không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
185
275
250
0 50 100 150 200 250 300
2013 2014 2015
tổng kinh phí đào tạo
64
Mặt khác, nguồn kinh phí đào tạo của Công ty chủ yếu huy động từ 2 nguồn:
- Nguồn 1: Do Công ty tự bỏ ra. Nguồn này được trích từ quỹ đào tạo – phát triển mà hàng năm Công ty trích 10% lợi nhuận cho quỹ này.
- Nguồn 2: Người lao động tự nguyện bỏ tiền ra học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của mình để tạo cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp.
Tình hình sử dụng quỹ tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương I được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.10: Nguồn hình thành và tình hình sử dụng quỹ đào tạo & phát triển Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1. Từ lợi nhuận Công ty Trđ 141,5 1323,9 146,1
2. Từ nguồn khác Trđ 50 40 150
Tổng quỹ ĐTPT - 191,5 1363,9 296,1
3. Kinh phí sử dụng từ quỹ ĐTPT Trđ 185 275 250
4. Tình hình sử dụng quỹ % 96,61 20,16 84,43
Nguồn: phòng Kế toán – tài chính Ta thấy tình hình sử dụng quỹ đào tạo – phát triển của Công ty là khá cao, hàng năm đều trên dưới 200 triệu cho thấy nhu cầu đào tạo của công ty là rất lớn. Đây có thể coi là thuận lợi ban đầu vì đáp ứng được phần lớn nhu cầu đào tạo và phát triển của người lao động trong Công ty.
Nguồn kinh phí đào tạo hàng năm của Công ty được dự tính từ ban đầu, dựa trên kế hoạch đào tạo cụ thể hàng năm của Công ty. Trường hợp đào tạo phát triển tốn quá nhiều chi phí như tư vấn đào tạo ISO 2014 - 2016, quỹ đào tạo và phát triển sẽ được bổ sung kinh phí từ nguồn khác. Phòng Tổng hợp – hành chính tập hợp kế hoạch đào tạo hàng năm của các bộ phận cơ sở sau đó dự tính số người học, hình thức đào tạo như thế nào để xác định kế hoạch, kinh phí đào tạo. Với những khóa đào tạo được tổ chức tại doanh nghiệp thì Công ty có thể xác định số khóa học, số học viên,
65
giảng viên trong hay ngoài công ty để từ đó xác định được kinh phí đào tạo cần thiết.
Nếu là giảng viên trong công ty thì việc xác định chi phí là khá dễ dàng vì Công ty sẽ trả tiền giảng dạy của giáo viên kiêm nhiệm theo các quy định của Công ty, ví dụ như ngoài việc được hưởng lương như đang làm việc giáo viên còn được hưởng khoản bồi dưỡng đào tạo cho mỗi người lao động được hướng dẫn.
Đối với những khóa học mà người lao động được cử đi đào tạo ở những cơ sở đào tạo ngoài doanh nghiệp thì Công ty có thể dự tính được kinh phí đào tạo thông qua những lần đào tạo trước. Tuy nhiên những khóa học như thế thường rất khó xác định được kinh phí đào tạo một cách chính xác vì Công ty phải ký kết hợp đồng đào tạo theo từng năm khác nhau nên kinh phí có thể thay đổi theo từng năm. Kinh phí đào tạo chỉ được xác định sau khi ký kết hợp đồng đào tạo với đối tác đào tạo.
Kinh phí đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty ngoài những việc chi trả theo hợp đồng với các cơ sở đào tạo thì còn dành để chi cho người lao động tham gia đào tạo, chi cho trang thiết bị giảng dạy, giáo viên giảng dạy, tiền tài liệu giảng dạy…
Trong đó khoản chi cho người lao động bao gồm tiền lương trả cho ngày lao động bình thường, còn với những người lao động tham gia các khóa đào tạo ngoài doanh nghiệp thì đó là các khoản như chi phí đi lại, tiền ăn ở… Khoản chi cho giáo viên của Công ty cũng có sự phân biệt đối tượng khác nhau, nếu là giáo viên bên ngoài Công ty thì thù lao cho giáo viên phụ thuộc vào hợp đồng ký kết, nếu là giáo viên bên trong Công ty thì khoản chi có sự phân biệt. Nếu giáo viên là giám đốc hay các trưởng bộ phận thì bồi dưỡng cho việc giảng dạy một buổi học là từ 200 đến 500 nghìn đồng, còn nếu giảng viên là những người kỹ thuật viên thì số tiền bồi dưỡng cho một buổi học là 200 nghìn đồng. Điều này là do sự khác nhau về trình độ, khả năng và kinh nghiệm của mỗi vị trí của người lao động làm giáo viên.
Đối với kinh phí dành cho tiền tài liệu giảng dạy cũng có sự khác nhau. Nếu là các khóa học được ký kết hợp đồng với các cơ sở đào tạo bên ngoài thì kinh phí về tài liệu đều do phía thực hiện giảng dạy cung cấp và điều này nằm trong hợp đồng đào tạo nhằm đảm bảo sự chủ động và liên tục trong suốt quá trình đào tạo và để đảm
66
bảo hiệu quả cho toàn khóa học. Còn với những khóa học mà do Công ty tự tổ chức thực hiện thì kinh phí cho tài liệu là do Công ty tự cung cấp cho người học. Ngoài những khoản kinh phí trên thì Công ty còn trích mỗi năm khoảng 2% tổng chi phí đào quan trọng của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong Công ty mình.